intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:21

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

  1. Người ra đề: Trần Thị Hoàng Yến– Tổ : Xã hội Đề kiểm tra giữa HKII –Môn :Lịch sử 9. Năm học 2023-2024 I. MỤC TIÊU: - Qua kiểm tra, giáo viên đánh giá được năng lực học tập của học sinh, khả năng tiếp thu bài và lĩnh hội kiến thức của từng em. Từ đó có biện pháp rèn luyện, đôn đốc học sinh học tập tốt hơn,đồng thời đúc rút kinh nghiệm,điều chỉnh phương pháp dạy học một cách phù hợp. - Học sinh vận dụng các kiến thức vào bài làm. 1. Kiến thức : Học sinh nắm được: - Việt Nam trong những năm 1919-1930 - Việt Nam trong những năm 1930-1939 - Việt Nam trong những năm 1939-1945 - Việt Nam trong những năm 1945-1954 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng phân tích đề, kĩ năng tổng hợp, tái hiện kiến thức, trình bày theo quy định. 3. Thái độ : - Giáo dục học sinh lòng yêu nước,tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc, ra sức học hỏi tích lũy kiến thức phục vụ đất nước sau này . 4. Năng lực, phẩm chất: - Năng lực: tự học, NL tái hiện, so sánh, phân tích, rút ra bài học lịch sử,liên hệ thực tiễn. - Phẩm chất: Sống có trách nhiệm, có tình yêu quê hương đất nước. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Trắc nghiệm(50%) + tự luận(50%) ------------------- I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Cấp độ Tên chủ tư duy Cộng đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TL TN TL TN TL TN TL TN 1.VIỆT - 2 NAM Những 1 TRON hoạt 10% G động NHỮN của G Nguyễn NĂM Ái 1919- Quốc ở 1930 nước Pháp và Trung Quốc (1919-
  2. 1925). - Ý 1 nghĩa những hoạt động. - Đỉnh 1 cao 2.VIỆT phong NAM trào 4 TRON cách 40% G mạng NHỮN 1930- G 1931. NĂM 1930- 1939 - Ý ½ ½ nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.Va i trò của Nguyễn Ái Quốc. - Chủ 1 trương của Đảng năm 1936- 1939 - Hình 1 thức và phương pháp đấu tranh của đảng 1930- 1931 và 1936- 1939. -Nhiệm 1 vụ của cách
  3. 3.VIỆT mạng NAM Việt 3,0 TRON Nam 30% G trong NHỮN những G năm NĂM 1939- 1939- 1945 1945 -Thời 1 cơ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám bùng nổ. - 1 Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945. - Các sự 1 kiện chính của Cách mạng tháng Tám. - 1 Đường lối ngoại 4.VIỆT giao NAM của 2 TRON Đảng 20% G trong NHỮN những G năm NĂM 1946- 1945-
  4. 1954 1954. - Hoàn 1 cảnh bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19/12/ 1946) - 1 Những khó khăn của ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 - Nhiệm 1 vụ cơ bản của cách mạng ta sau Cách mạng tháng Tám 1945. - Ý 1 nghĩa chiến thắng của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. - Ý 1 nghĩa việc kí kết các
  5. Hiệp định của ta trong những năm 1946- 1954. Tổng 1 6 ½ 3 6 ½ 17 số câu hỏi Số điểm 4 3 2 1 10 40% 30% 20% 10% 100 Tỉ lệ % %
  6. II/ BẢNG ĐẶC TẢ Cấp độ tư Tên chủ đề duy Cộng Nhận biết Vận dụng Vận dụng cao TL TN TL TN TL TN TL TN 1.VIỆT - Những -. Sự kiện NAM hoạt động đánh dấu 1 TRONG của Nguyễn 10% NHỮNG Ái Quốc ở bước NĂM 1919- nước Pháp ngoặt 1930 và Trung trong cuộc Quốc đời hoạt (1919- động của 1925). Nguyễn Ái Quốc là: - Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn? - Ý nghĩa -Những những hoạt hoạt động động. của Nguyễn
  7. Ái Quốc trong những năm 1919- 1924 có ý nghĩa gì? - Đỉnh cao -Phong phong trào trào cách 2.VIỆT cách mạng 1930-1931. mạng ở NAM 4 Nghệ- 40% TRONG NHỮNG Tĩnh phát NĂM 1930- triển đến 1939 đỉnh cao vào thời gian nào? - Ý nghĩa sự Hãy trình Vai trò của ra đời của bày ý Nguyễn Đảng Cộng nghĩa lịch Ái Quốc sản Việt Nam.Vai trò sử của trong hội của Nguyễn việc thành nghị thành Ái Quốc. lập Đảng lập Đảng. Cộng sản Việt Nam. - Chủ -Ngay từ trương của năm 1936, Đảng năm 1936-1939 Đảng ta đề ra chủ trương thành lập
  8. mặt trận với tên gọi là gì? - Hình thức -Hình thức và phương và phương pháp đấu tranh của pháp đấu đảng 1930- tranh cách 1931 và mạng 1936-1939. trong thời kỳ 1936- 1939 có gì khác so với thòi kỳ 1930 -1931? -Nhiệm vụ -Nguyên của cách nhân 3.VIỆT mạng Việt Nam trong chung làm NAM 3,0 những năm cho ba 30% TRONG NHỮNG 1939-1945 cuộc khỏi NĂM 1939- nghĩa Bắc 1945 Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương thất bại là gì?
  9. -Thời cơ - Khi Nhật  cuộc Tổng đảo chính  khởi nghĩa tháng Tám Pháp, Ban  bùng nổ. Thường  vụ Trung  ương  Đảng họp  và nhận  định tình hình như thế nào? -Nguyên Trình bày nhân thắng nguyên lợi và ý nhân nghĩa lịch sử của cuộc thắng lợi cách mạng và ý nghĩa tháng Tám lịch sử của năm 1945. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. - Các sự -Chỉ thị kiện chính “Nhật - của Cách mạng tháng Pháp bắn nhau và
  10. Tám. hành động của chúng ta” là của: a. Tổng bộ Việt Minh. - Đường lối - Sự kiện ngoại giao nào sau của Đảng trong những đây là 4.VIỆT nguyên năm 1946- NAM 1954. nhân làm 2 TRONG NHỮNG cho Đảng 20% NĂM 1945- ta thay đổi 1954 chiến lược từ hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng? - Hoàn cảnh - Sự kiện bùng nổ nào trực cuộc kháng chiến toàn tiếp đưa quốc chống đến quyết thực dân định của
  11. Pháp Đảng và (19/12/1946 Chính phủ ) phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp? - Những -.Khó khó khăn khăn nào của ta sau Cách mạng là nghiêm tháng Tám trọng nhất 1945 đối với đất nước sau Cách mạng tháng Tám- 1945? - Nhiệm vụ - Trước cơ bản của ngày cách mạng ta sau Cách 6/3/1946 mạng tháng Đảng, Tám 1945. Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh
  12. thực hiện sách lược gì? - Ý nghĩa - Sau chiến thắng thắng lợi của ta trong cuộc kháng quân sự ở chiến chống Việt Bắc Pháp. (1947) thắng lợi tiếp theo có ý nghĩa to lớn đó là - Ý nghĩa - Nguyên việc kí kết nhân cơ các Hiệp định của ta bản nhất trong những quyết định năm 1946- sự thắng 1954. lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954)?
  13. Tổng số 1 6 ½ 3 6 ½ 17 câu hỏi Số điểm 4 2 1 10 Tỉ lệ % 40% 20% 10% 100%
  14. III/ Đề kiểm tra ĐỀ 1 A.TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng (5 điểm) Câu 1. Trong thời gian sống và làm việc tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc viết bài cho báo nào dưới đây? A. Nhân đạo. C. Nhân dân. B. Thanh niên . D. Sự thật. Câu 2. Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn? A. Tiếp cận luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920). B. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (18/6/1919). C. Gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920). D. Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921) ở Pari. Câu 3. Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Aí Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919-1925 là gì? A. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về Việt Nam. C. Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. D. Chuẩn bị về mặt tư tưởng- chính trị cho sự thành lập Đảng. Câu 4. Phong trào cách mạng ở Nghệ-Tĩnh phát triển đến đỉnh cao vào thời gian nào? A. Tháng 5/1930. C. Tháng 9/1930. B. Tháng 7/1930. D. Tháng 10/1930 Câu 5. Ngay từ năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là gì? A. Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương. B. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. Mặt trận Việt Minh Câu 6. Hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng trong thời kỳ 1936-1939 có gì khác so với thời kỳ 1930 -1931? A. Đấu tranh bí mật tuyên truyền , rải truyền đơn. B. Đấu tranh hợp pháp nửa hợp pháp, công khai nửa công khai. C. Đấu tranh bất hợp pháp, vũ trang chống Pháp. D. Đấu tranh công khai, tuyên truyền . Câu 7. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương(tháng 5/1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là A. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. B. đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang. C. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. D. kết hợp chiến đấu giữa lực lượng vũ trang ba thứ quân.
  15. Câu 8. Khó khăn mới đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta vào cuối năm 1949 đầu năm 1950 là gì? A. Tương quan lực lượng giữa ta và địch chênh lệch theo chiều hướng có lợi cho Pháp và bất lợi cho ta. B. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiến hành trong điều kiện hoàn toàn tự lực cách sinh. C. Pháp đẩy mạnh xây dựng quân đội tay sai và thành lập chính quyền bù nhìn. D. Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Câu 9. Sự kiện nào đánh dấu Cách mạng tháng Tám năm 1945 hoàn toàn thắng lợi? A. Vua Bảo Đại thoái vị. B. Ta giành được chính quyền tại Hà Nội và trong cả nước. C. Ta giành được chính quyền ở Huế và Sài Gòn. D. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn đôc lập” tại quảng trường Ba Đình. Câu 10. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp(1946- 1954) của Đảng là A. toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. B. toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. C. toàn dân, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. D. toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Câu 11. Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp? A. Pháp đánh Hải Phòng (11/1946). B. Pháp đánh chiếm Lạng Sơn (11/1946). C. Pháp tấn công vào cơ quan Bộ Tài chính ở Hà Nội (12/1946). D. 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Câu 12. Khó khăn nào là nghiêm trọng nhất đối với đất nước sau Cách mạng tháng Tám-1945? A. Đế quốc và tay sai ở nước ta còn đông và mạnh. B. Nạn đói, nạn dốt. C. Những tàn dư của chế độ thực dân phong kiến. D. Chính quyền cách mạng mới thành lập còn non trẻ. Câu 13: Điều kiện khách quan nào tạo thời cơ thuận lợi cho nhân ta đứng lên giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Lực lượng đồng minh tổng phản công trên tất cả các mặt trận. B. Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện. C. Liên Xô đánh bại lực lượng phát xít Đức. D. Sự thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu. Câu 14: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947 là gì? A. Chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta. B. Chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp.
  16. C. Buộc Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta. D. Cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta đã giành thắng lợi. Câu 15. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? A. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới. B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc. C. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân. D. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với một đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. B. TỰ LUẬN: (5đ) Câu 1: Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với thành công của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.(3đ) Câu 2: Trình bày nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.(2đ)
  17. ĐỀ 2: A.TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng (5 điểm) Câu 1. Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn? A. Tiếp cận luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920). B. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (18/6/1919). C. Gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920). D. Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921) ở Pari. Câu 2. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là: A. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga (1917) đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. B. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920). C. Đọc sơ thảo luân cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê- nin (7/1920) D.Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18/6/1919). Câu 3. Phong trào cách mạng ở Nghệ-Tĩnh phát triển đến đỉnh cao vào thời gian nào? A. Tháng 5/1930. B. Tháng 7/1930. C. Tháng 9/1930. D. Tháng 10/1930  Câu 4. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1924 có ý nghĩa gì? A. Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê nin để truyền bá về trong nước. B.Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới. C. Xây dựng mối quan hệ liên minh giữa công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. D. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam. Câu 5. Ngay từ năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là gì? A.Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. B. Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương. C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. Mặt trận Việt Minh Câu 6. Nguyên nhân chung làm cho ba cuộc khỏi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì và binh biến Đô Lương thất bại là gì? A. Quần chúng chưa sẵn sàng.
  18. B. Kẻ thù còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức, chuẩn bị đầy đủ, thời cơ chưa chín muồi. C. Lực lượng vũ trang còn yếu. D. Lệnh tạm hoãn khởi nghĩa về không kịp. Câu 7. Hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng trong thời kỳ 1936-1939 có gì khác so với thời kỳ 1930 -1931? A. Đấu tranh bí mật tuyên truyền . B. Đấu tranh bất hợp pháp,nửa công khai. C.Đấu tranh hợp pháp nửa hợp pháp, công khai nửa công khai.           D. Đấu tranh công khai, bí mật tuyên truyền . Câu 8. Khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ  Trung  ương Đảng họp và nhận   định tình hình như thế nào? A. Cuộc đảo chính Nhật-Pháp gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị đối với Nhật, làm cho tình thế cách mạng xuất hiện. B. Ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. C. Pháp sẽ ra sức chống lại Nhật để độc quyền chiếm Đông Dương. D. Nhật là kẻ thù chủ yếu của nhân dân Đông Dương. Câu 9. Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chiến lược từ hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng? A. Hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946). B.Quốc hội khoá I (2/3/1946) nhường cho Tưởng một số ghế trong Quốc hội. C. Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6/3/1946). D. Tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946). Câu 10. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là của: A. Tổng bộ Việt Minh. B. Ban Thường vụ Trung ương Đảng. C. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Câu 11. Khó khăn nào là nghiêm trọng nhất đối với đất nước sau Cách mạng tháng Tám-1945? A. Nạn đói, nạn dốt. B. Những tàn dư của chế độ thực dân phong kiến. C.Đế quốc và tay sai ở nước ta còn đông và mạnh. D. Chính quyền cách mạng mới thành lập còn non trẻ. Câu 12. Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp? A. Pháp đánh Hải Phòng (11/1946). B. Pháp đánh chiếm Lạng Sơn (11/1946). C. Pháp tấn công vào cơ quan Bộ Tài chính ở Hà Nội (12/1946). D. 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Câu 13: Trước ngày 6/3/1946 Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?
  19. A. Hòa với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ. B. Hòa với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc. C. Hòa với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng. D. Tập trung lực lượng đánh cả Pháp lẫn Tường. Câu 14. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với một đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc. C. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân. D. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới. Câu 15: Sau thắng lợi quân sự ở Việt Bắc (1947) thắng lợi tiếp theo có ý nghĩa to lớn đó là A. Thắng lợi về chính trị - ngoại giao. B.Thắng lợi về kinh tế - chính trị. C. Thắng lợi về ngoại giao - văn hóa giáo dục. D. Thắng lợi về kinh tế - ngoại giao. B. TỰ LUẬN: (5đ) Câu 1: Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với thành công của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.(3đ) Câu 2: Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. (2đ) IV/ ĐÁP ÁN –BIỂU ĐIỂM: ĐỀ 1: A.TRẮC NGHIỆM:( 5 điểm) Mỗi câu đúng (0,33 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/án A A B B B B B D D D D A B C D B.TỰ LUẬN:(5 điểm) Câu 1: Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt(3đ) - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ờ Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam: + Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.
  20. + Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn được đổ ra trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng. - Đồng thời, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời chính là sự chuẩn bị tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: Nguyễn Ái Quốc đã chủ động quyết định triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng. Là Người sáng lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đào tạo một đội ngũ cán bộ cách mạng theo tư tưởng cách mạng vô sản, những hội viên của Hội đã hoạt động tích cực đưa đến sự thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929. Với uy tín tuyệt đối, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất được các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Câu 2: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.(2đ) – Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, từng trải qua những cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất cho độc lập tự do. – Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương do Hồ Chí Minh đứng đầu. Đảng đã có quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, đúc rút kinh nghiệm qua đấu tranh. – Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân quyết tâm giành độc lập; các cấp bộ Đảng và Việt Minh chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo, chớp đúng thời cơ. – Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã cổ vũ tinh thần, củng cố niềm tin cho nhân dân ta, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa. ĐÁP ÁN –BIỂU ĐIỂM: ĐỀ 2: A.TRẮC NGHIỆM:( 5 điểm) Mỗi câu đúng (0,33 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/án A B C D A B C D A B C D A A A B.TỰ LUẬN:(5 điểm) Câu 1: Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt(3đ) - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ờ Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2