intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Trần Quốc Toản, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Trần Quốc Toản, Tiên Phước” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Trần Quốc Toản, Tiên Phước

  1. PHÒNG GD-ĐT H. TIÊN PHƯỚC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS TRẦN QUỐC TOẢN MÔN: LỊCH SỬ 9 - NĂM HỌC 2023 – 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Gồm 2 trang I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) * Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng Câu 1: Hoạt động ngoại giao nào dưới đây đã diễn ra và tác động trực tiếp đến nước ta ngay sau cách mạng Tám thành công? A. Hồng quân liên Xô vào giải giáp quân đội Nhật. B. Tổng thống Pháp thăm chính thức Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. C. Các nước xã hội chủ nghĩa công nhận chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa D. Quân đội của các nước đồng minh vào nước ta làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Câu 2. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phải đối mặt với những khó khăn nào? A. Nạn đói và tài chính B. Ngoại xâm và nội phản C. Nạn dốt và chính quyền non trẻ D. Nạn đói, nạn dốt, tài chính, giặc ngoại xâm, nội phản… Câu 3: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định đường lối của cách mạng Việt Nam là A. cách mạng XHCN B. cuộc cách mạng tư sản dân quyền. C. cuộc cách mạng vô sản dân quyền D. cuộc cách mạng tư sản dân quyền bỏ qua thời kỳ TBCN mà tiến thẳng lên CNXH Câu 4: Nhiệm vụ nào không được Đảng ta xác định trong luận cương chính trị tháng 10/1930? A. Đảng phải liên lạc với tư sản thế giới B. Đảng phải liên lạc với vô sản và các dân tộc thuộc địa. C. Đảng phải coi trọng việc vận động tập hợp lực lượng quần chúng D. Đảng phát động quần chúng khỡi nghĩa vũ trang đánh đổ giai cấp thống trị giành chính quyền cho công nông Câu 5. Sự kiện quan trọng nhất trong việc củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng là A. bầu cử hội đồng nhân dân các cấp B. 6-1-1946, tổng tuyển cử, bầu quốc hội trong cả nước. C. 29-5-1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập. D. thành lâp ra ban dự thảo hiến pháp, thông qua danh sách chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch HCM đứng đầu. Câu 6. Yếu tố nào sau đây không nằm trong tác dụng của Hiệp định Sơ Bộ (6/3/1946)? A. Tránh một lúc đụng độ với nhiều kẻ thù. B. Dùng tay quân Tưởng để đẩy thực dân Pháp ra khỏi Nam Bộ. C. Dùng tay quân Pháp để đẩy 20 vạn quân Tưởng và bọn tay sai ra khỏi miền Bắc D. Tranh thủ thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp. Câu 7. Thắng lợi quân sự nào của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp có ý nghĩa bước ngoặt mở đầu giai đoạn quân ta giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính? A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 B. Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 C. Chiến dịch Biên Giới 1950 D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 Câu 8. Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16? A. Chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài
  2. B. Tạo điều kiện cho Trung Đoàn thủ đô bám trụ vững chắc C. Tạo điều kiện cho Đảng, chính phủ rút lên căn cứ Việt Bắc D. Giam chân địch trong các đô thị, làm giảm bước tiến của chúng Câu 9. Sách lược của Đảng từ ngày 6/3/1946 có điểm gì khác so với giai đoạn trước đó? A. Hoà với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ. B. Hoà với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi Miền Bắc. C. Hoà với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng D. Tập trung lực lượng đánh cả Pháp lẫn Tưởng. Câu 10. Sự linh hoạt trong chính sách ngoại giao của Đảng giai đoạn 1945-1946 được thể hiện ở: A. Hiệp định Sơ bộ (6/3) và Tạm ước (14/9) B. Hiệp định Sơ bộ (6/3) và hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7) C. Tạm ước (14/9) và hiệp định Pari (27/1) D. Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7) và hiệp định Pari (27/1) Câu 11. Tính chất toàn dân của đường lối kháng chiến toàn quốc được thể hiện là A. Toàn dân tăng gia sản xuất B. Toàn dân tộc tham gia trực tiếp kháng chiến C. Toàn dân ủng hộ kháng chiến D. Toàn dân tham gia kháng chiến với nhiều hình thức Câu 12. Địa phương nào dưới đây đã hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên? A. Hà Nội B. Nam Định C. Huế D. Sài Gòn Câu 13. Cuộc tiến công Việt Bắc của địch 1947 diễn ra trong mấy ngày? A. 55 ngày đêm. B. 65 ngày đêm. C. 75 ngày đêm. D. 85 ngày đêm. Câu 14. Vì sao ta mở chiến dịch Biên giới 1950? A. Để đánh bại kế hoạch Rơ-ve B. Tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước. C. Khai thông biên giới, con đường liên lạc quốc tế giữa ta và Trung Quốc với các nước dân chủ trên thế giới. D. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa cách mạng tạo điều kiện đẩy mạnh cách mạng. Câu 15. Kết quả lớn nhất của ta trong chiến dịch Biên giới 1950 là gì? A. Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 quân địch. B. Hành lang Đông-Tây bị chọc thủng ở Hoà Bình C. Bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc. Kế hoạch Rơ-ve của Pháp bị phá sản. D. Giải phóng vùng biên giới Việt Trung dài 750 km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân II. TỰ LUẬN: (5 ĐIỂM). Câu 1. (3 điểm) a. Trình bày nội dung Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?(2đ) b. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?(1đ) Câu 2 (2 điểm). a.Tại sao nói : Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh là “thời cơ ngàn năm có một”(1đ) b. Phân tích nguyên nhân thành công của cách mạng Tháng 8 năm 1945.( 1đ) HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2