intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi

  1. PHÒNG GD-ĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – Năm học: 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI Môn: LỊCH SỬ– ĐỊA LÍ - LỚP 6 Thời gian : 60 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A,B,C hoặc D) và ghi vào giấy làm bài. Câu 1: “ Lệ Hải Bà Vương” là tên gọi của quân Ngô dành cho Bà. Vậy Bà là ai? A. Trưng Trắc. B. Trưng Nhị. C. Lê Chân. D. Triệu Thị Trinh. Câu 2: Sau khi giành thắng lợi, Trưng Trắc đóng đô ở A. cửa sông Hát (Hát Môn-Hà Nội). B. Mê Linh (Mê Linh-Hà Nội). C. Cổ Loa (Đông Anh-Hà Nội). D. Luy Lâu (Thuận Thành-Bắc Ninh). Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Lí Bí nổ ra nhằm chống lại chính quyền đô hộ A. nhà Hán B. nhà Ngô. C. nhà Lương. D. nhà Đường. Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Lí Bí nổ ra và giành quyền tự chủ trong vòng mấy năm thì bị đàn áp? A. 3 năm. B. 9 năm. C. 10 năm. D. gần 60 năm. Câu 5: Độ cao của núi so với mực nước biển A. 400m. B. 500m. C. 600m. D. 1000m. Câu 6: Tại tầng đối lưu nhiệt độ không khí giảm theo A. độ cao. B. độ sâu. C. độ nghiêng. D. độ xéo. Câu 7: Tỉ lệ nước ngọt của thủy quyển chiếm A. 1, 2% B. 2,5%. C. 30,1%. D. 68,7%. Câu 8: Trên Trái Đất có số đai khí áp A. 5 đai. B. 6 đai. C. 7 đai. D. 8 đai. Câu 9: Gió Mậu Dịch (Tín Phong) thổi thường xuyên từ vùng áp cao cận chí tuyến về A. áp thấp xích đạo. B. Áp cao cực. C. áp thấp ôn đới D. áp cao cận chí tuyến. Câu 10: Khi đo nhiệt độ không khí ta đặt nhiệt kế cách mặt đất A. 1,0m. B. 1,2m. C. 1,3m. D. 1,5m. Câu 11: Lượng mưa phân bố không đều trên Trái Đất A. giảm dần từ XĐ về 2 cực. B. tăng dần từ XĐ về 2 cực. C. không tăng, không giảm về 2 cực. D. ngoài biển thường mưa nhiều hơn đất liền. Câu 12: Dụng cụ đo mưa: A. Nhiệt Kế. B. Khí áp Kế. C. Vũ Kế. D. Ẩm Kế. Câu 13: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và do A. thực vật. B. con người. C. động vật. D. thiên thạch. Câu 14: Thành phần khí ô-xi gần bề mặt đất A. 10% B. 15%. C. 21%. D. 30%. Câu 15: Đo nhiệt độ không khí trong ngày ở Việt Nam vào 4 lần, lúc 1h, 7h, 13h và: A. 15h. B. 17h. C. 19h. D. 21h.
  2. II. Phần tự luận: (5 điểm) Câu 1:(2đ) Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan? Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc? Hãy nhận xét về tinh thần đấu tranh chống quân xâm lược của nhân dân ta thời Bắc thuộc? Câu 2:(2đ) Trình bày khái niệm thời tiết và khí hậu? Nêu sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu? Câu 3:(1đ) Tại trạm khí tượng Tam Kì (Quảng Nam), kết quả đo nhiệt độ ở bốn thời điểm trong ngày 8 tháng 3 năm 2022 lần lượt là 24 o C, 26o C, 30o C, 28o C. Hãy tính nhiệt độ trung bình ngày hôm đó? ----Hết----
  3. PHÒNG GD-ĐT NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – Năm học: 2021-2022 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI Môn: LỊCH SỬ– ĐỊA LÍ - LỚP 6 Thời gian : 60 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A,B,C hoặc D) và ghi vào giấy làm bài Câu 1: “Vung tay đánh hổ xem còn dễ Đối diện Bà Vương mới khó sao.” Bà Vương là tên gọi của quân Ngô dành cho Bà. Vậy Bà là ai? A. Trưng Trắc. B. Trưng Nhị. C. Lê Chân. D. Triệu Thị Trinh. Câu 2: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa tại A. cửa sông Hát (Hát Môn-Hà Nội). B. Mê Linh (Mê Linh-Hà Nội). C. Cổ Loa (Đông Anh-Hà Nội). D. Luy Lâu (Thuận Thành-Bắc Ninh). Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra nhằm chống lại chính quyền đô hộ A. nhà Hán B. nhà Ngô. C. nhà Lương. D. nhà Đường. Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra và giành quyền tự chủ trong vòng mấy năm thì bị đàn áp? A. 3 năm. B. 9 năm. C. 10 năm. D. gần 60 năm. Câu 5: Đo nhiệt độ không khí trong ngày ở Việt Nam vào 4 lần, lúc 1h, 7h, 19h và A. 10h. B. 13h. C. 15h. D. 21h. Câu 6: Tại tầng bình lưu không khí chuyển động theo chiều A. ngang. B. thẳng đứng. C. nghiêng. D. từ tây sang đông. Câu 7: Dụng cụ đo độ ẩm A. Nhiệt Kế. B. Khí Áp Kế. C. Vũ Kế. D. Ẩm Kế. Câu 8: Thành phần khí ni-tơ gần bề mặt đất A. 58%. B. 68%. C. 78%. D. 88%. Câu 9: Lượng mưa phân bố không đều trên Trái Đất A. tăng dần từ XĐ về 2 cực. B. giảm dần từ XĐ về 2 cực. C. không tăng, không giảm về 2 cực. D. ngoài biển thường mưa nhiều hơn đất liền. Câu 10: Khi đo nhiệt độ không khí ta đặt nhiệt kế cách mặt đất A. 0,5m. B. 1,0m. C. 1,5m. D. 1,7m. Câu 11: Gió Tây ôn đới thổi thường xuyên từ vùng áp cao cận chí tuyến về A. áp thấp ôn đới. B. áp cao cực. C. áp thấp xích đạo. D. áp cao cận chí tuyến. Câu 12: Trên Trái Đất có số đai khí áp A. 5 đai. B. 6 đai. C. 7 đai. D. 8 đai. Câu 13: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và do A. thực vật. B. động vật.. C. con người. D. thiên thạch. Câu 14: Tỉ lệ nước mặn của thủy quyển chiếm A. 97,5% B. 68,7%. C. 30,1%. D. 2,5%. Câu 15: Độ cao của đồng bằng so với mực nước biển dưới A.100m. B. 200m. C. 300m. D. 500m.
  4. II. Phần tự luận: (5 điểm) Câu 1:(2 điểm) Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc? Hãy nhận xét về tinh thần đấu tranh chống quân xâm lược của nhân dân ta thời Bắc thuộc? Câu 2:(2 điểm) Trình bày khái niệm thời tiết và khí hậu? Nêu sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu? Câu 3: (1 điểm) Ở tầng đối lưu nhiệt độ không khí giảm theo độ cao, cứ lên cao 1000m nhiệt độ không khí giảm 6oC. Vậy một đỉnh núi nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn (phía bắc Việt Nam) có nhiệt độ là bao nhiêu oC ? Biết rằng đỉnh núi đó có độ cao 3000m, nhiệt độ dưới chân núi là 30oC - HẾT -
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ-ĐỊA LÍ 6 Đề 1 I. Trắc nghiệm ( 5,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,33 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D B C D B A B C A D A C B C C II. Tự luận ( 5,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Nguyên nhân: bất bình với chính sách tô thuế nặng nề của chính quyền đô hộ nhà Đường. - Ý nghĩa: là một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất, đánh dấu mốc quan trọng trên con đường đấu tranh để giải phóng dân tộc của nhân dân ta thời Bắc thuộc.( 1đ) Nhận xét về tinh thần đấu tranh của nhân dần ta: Các cuộc khởi nghĩa nở ra liên tiếp, chứng tỏ tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, liên tục, bất khuất của một dân tộc “ một ngàn năm không chịu cúi đầu”, khiến chính quyền đô hộ của người Hán phải thừa nhận đó là dân tộc ta là “dân xứ đó rất dễ nổi loạn, rất khó cai trị”. (1 đ) Câu 2: (2 điểm) a/ Thời tiết: là trạng thái của khí quyển tại một thời điềm và khu vực cụ thề được xác định bẳng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và gió. Thời tiết luôn thay đổi (0,75 đ) b/ Khí hậu: ờ một nơi là tồng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật. (0,75 đ) c/ khác nhau: - Thời tiết: Diễn ra trong thời gian ngắn và luôn thay đổi. (0,25đ) - Khí hậu: Diễn ra trong thời gian dài và trở thành quy luật. (0,25đ) Câu 3: (1 điểm) Tính nhiệt độ trung bình trong ngày 08-3-2022, tại trạm khí tượng Tam Kì: Ta lấy: 24 C + 26o C + 30o C + 28o C (0,5 đ) = 108o C : 4 = 27o C (0,5 đ) o ..........................................
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SƯ-ĐỊA LÍ 6 Đề 2 I. Trắc nghiệm ( 5,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,33 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D A D B B A D C B C A C C A B II. Tự luận ( 5,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Nguyên nhân: bất bình với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Hán. - Ý nghĩa: Chứng tỏ tinh thần đấu tranh bất khuất của người Việt, tạo tiền đề cho việc khôi phục nền độc lập, tự chủ của dân tộc sau này. (1đ) Nhận xét về tinh thần đấu tranh của nhân dần ta: Các cuộc khởi nghĩa nở ra liên tiếp, chứng tỏ tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, liên tục, bất khuất của một dân tộc “ một ngàn năm không chịu cúi đầu”, khiến chính quyền đô hộ của người Hán phải thừa nhận đó là dân tộc ta là “dân xứ đó rất dễ nổi loạn, rất khó cai trị”. (1 đ) Câu 2: (2 điểm) a/ Thời tiết: là trạng thái của khí quyển tại một thời điềm và khu vực cụ thề được xác định bẳng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và gió. Thời tiết luôn thay đổi (0,75 đ) b/ Khí hậu: ờ một nơi là tồng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật. (0,75 đ) c/ khác nhau: - Thời tiết: Diễn ra trong thời gian ngắn và luôn thay đổi. (0,25đ) - Khí hậu: Diễn ra trong thời gian dài và trở thành quy luật. (0,25đ) Câu 3: (1 điểm) Tính nhiệt độ tại đỉnh núi trong dãy Hoàng Liên Sơn (phía bắc Việt Nam): - Cứ lên cao 1000m nhiệt độ không khí giảm 6oC - Vậy lên cao 3000m nhiệt độ không khí giảm 18 oC (0,5đ) - Nhiệt độ tại đỉnh núi: 30-18= 12oC (0,5đ). .........................................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2