intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án- Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án- Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án- Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 6 NĂM HỌC 2023 - 2024 Thời gian làm bài: 60 phút Ngày kiểm tra: 13/03/2024 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: * Phân môn Lịch sử: - Nêu và phân tích được một số chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc. - Trình bày được những nét chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,...) -Trình bày được những nét chính của cuộc đấu tranh về văn hoá và bảo vệ bản sắc văn hoá của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc. - Giải thích được lí do sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những nét văn hóa có từ thời dựng nước. - Giải thích được nguyên nhân, nêu được kết quả và ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,...). - Liên hệ được ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc thể hiện lòng biết ơn những người anh hùng dân tộc. * Phân môn Địa lý: - Mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước. - Kể được các thành phần chủ yếu của thủy quyển. - Mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn; mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cung cấp nước sông. - Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà. - Nêu được tên các đại dương trên thế giới - Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới. - Trình bày được các hiện tượng sóng, thủy triều, dòng biển. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn. b. Năng lực đặc thù: * Phân môn Lịch sử: Tìm hiểu lịch sử, tái hiện kiến thức, sự kiện lịch sử, phân tích, đánh giá, tổng hợp các sự kiện, nhận xét, vận dụng các kiến thức đã học. * Phân môn địa lí: - Rèn luyện kĩ năng phát hiện, vận dụng những kiến thức đã học vào bài làm, kĩ năng xác định và trả lời đúng câu hỏi. 3. Phẩm chất: - Trung thực: học sinh có thái độ nghiêm túc khi làm bài. - Chăm chỉ, yêu thích môn học. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: -50% trắc nghiệm, 50% tự luận.
  2. III. KHUNG MA TRẬN Mức độ Tổng số câu, nhận % điểm Nội thức Chươ dung/ Thôn Vận ng/ đơn Nhận Vận g dụng chủ vị dụng biết hiểu cao đề kiến thức TT TN TL TN TL TN TL TN TL Phân môn Lịch sử VIỆT 1. NAM Thời TỪ kì 1 KHO Bắc ẢNG thuộc THẾ và KỈ chốn VII g Bắc 5 câu TRƯ thuộc 1,25 đ 3 TN 2 TN ỚC từ thế 12,5 CÔN kỉ II % G trước NGU Công YÊN nguy ĐẾN ên ĐẦU đến THẾ năm KỈ X 938 2. 5 TN 1 TL 1 TL 1 TL 8 câu Các (a) (b) 3,75 đ cuộc 37,5 đấu % tranh giành lại độc lập và
  3. bảo vệ bản sắc văn hoá của dân tộc Tỉ lệ 20% 15% 10% 5% 50% Tổng số câu 8 3 1 1 13 Tổng điểm 2 1,5 1 0,5 5 Phân môn Địa lí 1. 13 Các 2TN 1TN câu thành 5đ phần 50% NƯỚ chủ C yếu 1 TRÊ của N thủy 3TN 1TL 1TL TRÁ quyể I n. ĐẤT Tuần 3TN 1TN 1TL hoàn nước trên Trái Đất. 2. Sông. Nước ngầm và băng hà.
  4. 3. Biển và đại dươn g. Một số đặc điểm của môi trườn g biển. Tỉ lệ 20% 15% 10% 5% 50% Tổng số câu 8 3 1 1 13 Tổng điểm 2 1,5 1 0,5 5 Tổng Tỉ lệ 40 % 30 % 20 % 10 % 100 % Số câu 16 câu 6 câu 2 câu 2 câu 26 câu Điểm 4đ 3đ 2đ 1đ 10 đ IV. BẢN ĐẶC TẢ Chương/ Nội dung/ Đơn vị TT Mức độ đánh giá Chủ đề kiến thức Phân môn Lịch 1. Thời kì Bắc thuộc Nhận biết 3TN và chống Bắc thuộc - Nêu được một số từ thế kỉ II trước chính sách cai trị Công nguyên đến của phong kiến VIỆT NAM TỪ năm 938 phương Bắc trong KHOẢNG THẾ KỈ thời kì Bắc thuộc. VII TRƯỚC CÔNG Thông hiểu NGUYÊN ĐẾN - Phân tích được ĐẦU THẾ KỈ X mục tiêu của những
  5. 1 chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc - Mô tả được một số chuyển biến quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hoá ở Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc. 2. Các cuộc đấu Nhận biết 3TN tranh giành lại độc - Trình bày được lập và bảo vệ bản những nét chính của sắc văn hoá của dân các cuộc khởi nghĩa tộc tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,...) 2 TN -Trình bày được những nét chính của cuộc đấu tranh về văn hoá và bảo vệ bản sắc văn hoá của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc Thông hiểu - Nêu được kết quả và ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,...). - Giải thích được nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai
  6. Thúc Loan, Phùng Hưng,...): Vận dụng - Lập được biểu đồ, sơ đồ về diễn biến chính, nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc (khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng,...). - Giải thích được lí do sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được những nét văn hóa có từ thời dựng nước. Vận dụng cao Liên hệ được ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc thể hiện lòng biết ơn những người anh hùng dân tộc. Số câu/ loại câu 8 câu TNKQ Tỉ lệ % 20 Phân môn Đị – Các thành phần chủ Nhận biết yếu của thuỷ quyển – Kể được tên được 1TN – Vòng tuần hoàn các thành phần chủ nước yếu của thuỷ quyển. – Sông, hồ và việc sử – Mô tả được vòng 1TN dụng nước sông, hồ tuần hoàn lớn của 1 – Biển và đại dương. nước. NƯỚC TRÊN 2TN TRÁI ĐẤT Một số đặc điểm của – Mô tả được các bộ môi trường biển phận của một dòng – Nước ngầm và băng sông lớn. 1TN hà – Kể tên được các đại dương thế giới. 3TN
  7. – Trình bày được các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển (khái niệm; nguyên nhân; hiện tượng thủy triều; phân bố các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới) 2TN Thông hiểu - Trình bày được mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cấp nước sông. Vận dụng – Nêu được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ. – Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà. – Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới. Vận dụng cao - Vẽ được sơ đồ thể hiện ba dạng vận động của nước biển và đại dương 8 câu Số câu/ loại câu TNKQ Tỉ lệ % 20% Tổng tỉ lệ 40%
  8. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 6 (Đề thi có 02 trang) NĂM HỌC 2023 - 2024 Đề 101 Thời gian làm bài: 60 phút Ngày kiểm tra: 13/3/2024 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm): Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra. Câu 1. Đâu không phải nét văn hóa của người Việt được giữ gìn và phát triển trong thời kì Bắc thuộc? A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. B. Tục nhuộm răng đen. C. Tục xin chữ đầu năm. D. Tục ăn trầu. Câu 2. Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì? A. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. B. Thành lập quốc gia riêng của người Hán. C. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng. D. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc. Câu 3. Mai Thúc Loan được nhân dân tôn xưng là A. Tiền Ngô Vương. B. Mai Hắc Đế. C. Hoài Vũ Vương. D. Dạ Trạch Vương. Câu 4. Vì sao chính quyền đô hộ nắm độc quyền về muối và sắt? A. Chúng muốn đồng hóa dân tộc Việt. B. Vì Pháp thiếu muối và sắt.
  9. C. Vì muối và sắt là hai thứ thiết yếu trong cuộc sống, nắm độc quyền về muối và sắt chúng sẽ ngăn cản được các cuộc nổi dậy của nhân dân ta. D. Vì Việt Nam nhiều muối và sắt. Câu 5. Sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân gắn liền với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào dưới đây? A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. B. Khởi nghĩa Bà Triệu. C. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ. D. Khởi nghĩa của Lý Bí. Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng những chính sách về văn hóa - xã hội của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta? A. Truyền bá Nho giáo vào nước ta. B. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt. C. Phật giáo được coi là quốc giáo. D. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán. Câu 7. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời kì Bắc thuộc do ai lãnh đạo? A. Bà Triệu. B. Mai Thúc Loan. C. Lý Bí. D. Hai Bà Trưng. Câu 8. Đâu là chữ viết được người Việt sáng tạo ra dựa trên việc học tập chữ Hán? A. Chữ Nôm. B. Chữ Phạn. C. Chữ Nêm. D. Chữ Quốc ngữ. Câu 9. Từ khi nhà Hán đặt ách cai trị, bên cạnh chính sách về chính trị và kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc còn thực hiện chính sách nào về văn hóa với nước ta? A. Đồng hóa. B. Đô hộ. C. Nô dịch. D. Ru ngủ. Câu 10. Tôn giáo nào không được các triều đại phong kiến phương Bắc truyền vào nước ta? A. Đạo giáo. B. Phật giáo. C. Nho giáo. D. Thiên Chúa giáo. PHẦN II. TỰ LUẬN ( 2,5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): a. Vì sao có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Trình bày ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa này. b. Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng ở khắp mọi nơi chứng tỏ điều gì? Câu 2 (1 điểm): Vì sao khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đồng hóa, người Việt vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống có từ thời dựng nước? B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm): Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra. Câu 1. Trên Trái Đất nước mặn chiếm khoảng A. 30,1%. B. 2,8%. C. 97,2% D. 68,7%. Câu 2. Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về tác động của nhiệt độ đến sự vòng tuần hoàn nước? A. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng thấp lượng hơi nước chứa được càng ít nên độ ẩm càng cao. B. Nhiệt độ có ít ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao. C. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao. D. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao. Câu 3. Lưu vực của một con sông là A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ. B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên. C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông. D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng. Câu 4. Chi lưu là gì? A. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính. B. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ.
  10. C. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông. D. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông. Câu 5. Đại dương có diện tích lớn nhất là A. Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương. C.Ấn Độ Dương. D. Bắc Băng Dương. Câu 6. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây? A. Dòng biển. B. Sóng ngầm. C. Sóng biển. D. Thủy triều. Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do A. gió thổi. B. núi lửa. C. thủy triều. D. động đất. Câu 8. Độ muối trung bình của đại dương thế giới là A. 32‰. B. 34‰. C. 35‰. D. 33‰. Câu 9. Chế độ nước (thủy chế) của một con sông là A. sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời. B. lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm. C. nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm. D. khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm. Câu 10. Ở nước ta, mùa lũ của các sông trùng với A. mùa mưa. B. mùa khô. C. mùa đông. D. mùa xuân. PHẦN II. TỰ LUẬN (2,5 điểm): Câu 1 (1 điểm): Trình bày mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông. Câu 2 (1 điểm) : Nước sông, hồ có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? Tại sao phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ? Câu 3 (0,5 điểm): Em hãy lập sơ đồ thể hiện ba dạng vận động của nước biển và đại dương. ------ HẾT ------ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 6 (Đề thi có 02 trang) NĂM HỌC 2023 - 2024 Đề 102 Thời gian làm bài: 60 phút Ngày kiểm tra: 13/3/2024 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm): Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra. Câu 1. Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì? A. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc. B. Thành lập quốc gia riêng của người Hán. C. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng. D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Câu 2. Đâu là chữ viết được người Việt sáng tạo ra dựa trên việc học tập chữ Hán? A. Chữ Nêm. B. Chữ Quốc ngữ. C. Chữ Nôm. D. Chữ Phạn. Câu 3. Mai Thúc Loan được nhân dân tôn xưng là A. Tiền Ngô Vương. B. Dạ Trạch Vương. C. Mai Hắc Đế. D. Hoài Vũ Vương. Câu 4. Vì sao chính quyền đô hộ nắm độc quyền về muối và sắt?
  11. A. Vì muối và sắt là hai thứ thiết yếu trong cuộc sống, nắm độc quyền về muối và sắt chúng sẽ ngăn cản được các cuộc nổi dậy của nhân dân ta. B. Vì Việt Nam nhiều muối và sắt. C. Chúng muốn đồng hóa dân tộc Việt. D. Vì Pháp thiếu muối và sắt. Câu 5. Đâu không phải nét văn hóa của người Việt được giữ gìn và phát triển trong thời kì Bắc thuộc? A. Tục ăn trầu. B. Tục xin chữ đầu năm. C. Tục nhuộm răng đen. D. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Câu 6. Từ khi nhà Hán đặt ách cai trị, bên cạnh chính sách về chính trị và kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc còn thực hiện chính sách nào về văn hóa với nước ta? A. Nô dịch. B. Đồng hóa. C. Ru ngủ. D. Đô hộ. Câu 7. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời kì Bắc thuộc do ai lãnh đạo? A. Hai Bà Trưng. B. Bà Triệu. C. Mai Thúc Loan. D. Lý Bí. Câu 8. Tôn giáo nào không được các triều đại phong kiến phương Bắc truyền vào nước ta? A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên Chúa giáo. Câu 9. Ý nào không phản ánh đúng những chính sách về văn hóa - xã hội của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta? A. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt. B. Truyền bá Nho giáo vào nước ta. C. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán. D. Phật giáo được coi là quốc giáo. Câu 10. Sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân gắn liền với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào dưới đây? A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. B. Khởi nghĩa của Lý Bí. C. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ. D. Khởi nghĩa Bà Triệu. PHẦN II. TỰ LUẬN ( 2,5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm) a. Vì sao có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Trình bày ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa này. b. Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng ở khắp mọi nơi chứng tỏ điều gì? Câu 2 (1 điểm): Vì sao khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đồng hóa, người Việt vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống có từ thời dựng nước? B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm): Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra. Câu 1. Cửa sông là nơi dòng sông chính A. xuất phát chảy ra biển. B. tiếp nhận các sông nhánh. C. đổ ra biển hoặc các hồ. D. phân nước cho sông phụ. Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do A. gió thổi. B. núi lửa. C. thủy triều. D. động đất. Câu 3. Đại dương có diện tích nhỏ nhất là A. Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương. C.Ấn Độ Dương. D. Bắc Băng Dương. Câu 4. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây? A. Dòng biển. B. Sóng ngầm. C. Sóng biển. D. Thủy triều. Câu 5. Độ muối trung bình của Biển Đông là A. 32‰. B. 34‰. C. 35‰. D. 33‰. Câu 6. Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về tác động của nhiệt độ đến sự vòng tuần hoàn nước? A. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng thấp lượng hơi nước chứa được càng ít nên độ ẩm càng cao.
  12. B. Nhiệt độ có ít ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao. C. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao. D. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao. Câu 7. Chế độ nước (thủy chế) của một con sông là A. sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời. B. lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm. C. nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm. D. khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm. Câu 8. Ở nước ta, mùa cạn của các sông trùng với A. mùa mưa. B. mùa khô. C. mùa hè. D. mùa xuân. Câu 9. Trên Trái Đất nước ngọt chiếm khoảng A. 30,1%. B. 2,8%. C. 97,2% D. 68,7%. Câu 10. Lưu vực của một con sông là A. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên. B. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ. C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông. D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng. PHẦN II. TỰ LUẬN (2,5 điểm): Câu 1 (1 điểm): Trình bày mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông. Câu 2 (1 điểm) : Nước sông, hồ có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? Tại sao phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ? Câu 3 (0,5 điểm): Em hãy lập sơ đồ thể hiện ba dạng vận động của nước biển và đại dương. ------ HẾT ------ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 6 (Đề thi có 02 trang) NĂM HỌC 2023 - 2024 Đề 103 Thời gian làm bài: 60 phút Ngày kiểm tra: 13/3/2024 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm): Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra. Câu 1. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời kì Bắc thuộc do ai lãnh đạo? A. Bà Triệu. B. Hai Bà Trưng. C. Mai Thúc Loan. D. Lý Bí. Câu 2. Sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân gắn liền với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào dưới đây? A. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ. B. Khởi nghĩa của Lý Bí. C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. D. Khởi nghĩa Bà Triệu. Câu 3. Tôn giáo nào không được các triều đại phong kiến phương Bắc truyền vào nước ta?
  13. A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên Chúa giáo. Câu 4. Đâu không phải nét văn hóa của người Việt được giữ gìn và phát triển trong thời kì Bắc thuộc? A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. B. Tục ăn trầu. C. Tục nhuộm răng đen. D. Tục xin chữ đầu năm. Câu 5. Vì sao chính quyền đô hộ nắm độc quyền về muối và sắt? A. Vì Việt Nam nhiều muối và sắt. B. Vì Pháp thiếu muối và sắt. C. Vì muối và sắt là hai thứ thiết yếu trong cuộc sống, nắm độc quyền về muối và sắt chúng sẽ ngăn cản được các cuộc nổi dậy của nhân dân ta. D. Chúng muốn đồng hóa dân tộc Việt. Câu 6. Đâu là chữ viết được người Việt sáng tạo ra dựa trên việc học tập chữ Hán? A. Chữ Phạn. B. Chữ Nêm. C. Chữ Quốc ngữ. D. Chữ Nôm. Câu 7. Từ khi nhà Hán đặt ách cai trị, bên cạnh chính sách về chính trị và kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc còn thực hiện chính sách nào về văn hóa với nước ta? A. Đồng hóa. B. Nô dịch. C. Ru ngủ. D. Đô hộ. Câu 8. Mai Thúc Loan được nhân dân tôn xưng là A. Dạ Trạch Vương. B. Tiền Ngô Vương. C. Mai Hắc Đế. D. Hoài Vũ Vương. Câu 9. Ý nào không phản ánh đúng những chính sách về văn hóa - xã hội của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta? A. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán. B. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt. C. Truyền bá Nho giáo vào nước ta. D. Phật giáo được coi là quốc giáo. Câu 10. Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì? A. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc. B. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng. C. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. D. Thành lập quốc gia riêng của người Hán. PHẦN II. TỰ LUẬN ( 2,5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm) a. Vì sao có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Trình bày ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa này. b. Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng ở khắp mọi nơi chứng tỏ điều gì? Câu 2 (1 điểm): Vì sao khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đồng hóa, người Việt vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống có từ thời dựng nước? B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm): Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra. Câu 1. Lưu vực của một con sông là A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ. B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên. C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông. D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng. Câu 2. Chi lưu là gì? A. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính. B. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ. C. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông. D. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông. Câu 3. Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về tác động của nhiệt độ đến sự vòng tuần hoàn nước?
  14. A. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng thấp lượng hơi nước chứa được càng ít nên độ ẩm càng cao. B. Nhiệt độ có ít ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao. C. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao. D. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao. Câu 4. Đại dương có diện tích lớn nhất là A. Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương. C.Ấn Độ Dương. D. Bắc Băng Dương. Câu 5. Trên Trái Đất nước mặn chiếm khoảng A. 30,1%. B. 2,5%. C. 97,5% D. 68,7%. Câu 6. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây? A. Dòng biển. B. Sóng ngầm. C. Sóng biển. D. Thủy triều. Câu 7. Chế độ nước (thủy chế) của một con sông là A. sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời. B. lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm. C. nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm. D. khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm. Câu 8. Độ muối trung bình của đại dương thế giới là A. 32‰. B. 34‰. C. 35‰. D. 33‰. Câu 9. Ở nước ta, mùa lũ của các sông trùng với A. mùa mưa. B. mùa khô. C. mùa đông. D. mùa xuân. Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do A. gió thổi. B. núi lửa. C. thủy triều. D. động đất. PHẦN II. TỰ LUẬN (2,5 điểm): Câu 1 (1 điểm): Trình bày mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông. Câu 2 (1 điểm) : Nước sông, hồ có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? Tại sao phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ? Câu 3 (0,5 điểm): Em hãy lập sơ đồ thể hiện ba dạng vận động của nước biển và đại dương. ------ HẾT ------ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 6 (Đề thi có 02 trang) NĂM HỌC 2023 - 2024 Đề 104 Thời gian làm bài: 60 phút Ngày kiểm tra: 13/3/2024 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm): Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra. Câu 1. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên bùng nổ trong thời kì Bắc thuộc do ai lãnh đạo? A. Bà Triệu. B. Lý Bí. C. Mai Thúc Loan. D. Hai Bà Trưng.
  15. Câu 2. Đâu không phải nét văn hóa của người Việt được giữ gìn và phát triển trong thời kì Bắc thuộc? A. Tục nhuộm răng đen. B. Tục ăn trầu. C. Tục xin chữ đầu năm. D. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Câu 3. Đâu là chữ viết được người Việt sáng tạo ra dựa trên việc học tập chữ Hán? A. Chữ Phạn. B. Chữ Quốc ngữ. C. Chữ Nôm. D. Chữ Nêm. Câu 4. Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì? A. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. B. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng. C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán. D. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc. Câu 5. Mai Thúc Loan được nhân dân tôn xưng là A. Dạ Trạch Vương. B. Mai Hắc Đế. C. Tiền Ngô Vương. D. Hoài Vũ Vương. Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng những chính sách về văn hóa - xã hội của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta? A. Truyền bá Nho giáo vào nước ta. B. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt. C. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán. D. Phật giáo được coi là quốc giáo. Câu 7. Tôn giáo nào không được các triều đại phong kiến phương Bắc truyền vào nước ta? A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên Chúa giáo. Câu 8. Vì sao chính quyền đô hộ nắm độc quyền về muối và sắt? A. Vì Pháp thiếu muối và sắt. B. Vì Việt Nam nhiều muối và sắt. C. Chúng muốn đồng hóa dân tộc Việt. D. Vì muối và sắt là hai thứ thiết yếu trong cuộc sống, nắm độc quyền về muối và sắt chúng sẽ ngăn cản được các cuộc nổi dậy của nhân dân ta. Câu 9. Từ khi nhà Hán đặt ách cai trị, bên cạnh chính sách về chính trị và kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc còn thực hiện chính sách nào về văn hóa với nước ta? A. Đô hộ. B. Đồng hóa. C. Ru ngủ. D. Nô dịch. Câu 10. Sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân gắn liền với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào dưới đây? A. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. B. Khởi nghĩa Bà Triệu. C. Khởi nghĩa của Lý Bí. D. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ. PHẦN II. TỰ LUẬN ( 2,5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm) a. Vì sao có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Trình bày ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa này. b. Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng ở khắp mọi nơi chứng tỏ điều gì? Câu 2 (1 điểm): Vì sao khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đồng hóa, người Việt vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống có từ thời dựng nước? B - PHÂN MÔN ĐỊA LÍ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm): Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra. Câu 1. Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về tác động của nhiệt độ đến sự vòng tuần hoàn nước? A. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng thấp lượng hơi nước chứa được càng ít nên độ ẩm càng cao. B. Nhiệt độ có ít ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao. C. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao. D. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao. Câu 2. Trên Trái Đất nước ngọt chiếm khoảng
  16. A. 30,1%. B. 2,8%. C. 97,2% D. 68,7%. Câu 3. Lưu vực của một con sông là A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ. B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên. C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông. D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng. Câu 4. Đại dương có diện tích nhỏ nhất là A. Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương. C.Ấn Độ Dương. D. Bắc Băng Dương. Câu 5. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây? A. Dòng biển. B. Sóng ngầm. C. Sóng biển. D. Thủy triều. Câu 6. Cửa sông là nơi dòng sông chính A. xuất phát chảy ra biển. B. tiếp nhận các sông nhánh. C. đổ ra biển hoặc các hồ. D. phân nước cho sông phụ. Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do A. gió thổi. B. núi lửa. C. thủy triều. D. động đất. Câu 8. Chế độ nước (thủy chế) của một con sông là A. sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời. B. lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm. C. nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm. D. khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm. Câu 9. Ở nước ta, mùa cạn của các sông trùng với A. mùa mưa. B. mùa khô. C. mùa hè. D. mùa xuân. Câu 10. Độ muối trung bình của Biển Đông là A. 32‰. B. 34‰. C. 35‰. D. 33‰. PHẦN II. TỰ LUẬN (2,5 điểm): Câu 1 (1 điểm): Trình bày mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông. Câu 2 (1 điểm) : Nước sông, hồ có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? Tại sao phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ? Câu 3 (0,5 điểm): Em hãy lập sơ đồ thể hiện ba dạng vận động của nước biển và đại dương. ------ HẾT ------ ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN LONG ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II BIÊN MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - LỚP 6 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2023 - 2024 Thời gian làm bài: 60 phút Ngày kiểm tra: 13/3/2024 A. PHÂN MÔN LỊCH SỬ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. Mã đề Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu 9 Câu 10
  17. 1 2 3 4 5 6 7 8 101 C C B C D C D A A D 102 C C C A B B A D D B 103 B B D D C D A C D B 104 D C C B B D D D B C PHẦN II. TỰ LUẬN (2,5 điểm): Câu Đáp án Điểm a. Vì sao có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Trình bày kết quả, ý nghĩa 1 của cuộc khởi nghĩa này. * Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Hán khiến đời sống 0,25 của người Việt cực khổ => mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với nhà Hán ngày càng sâu sắc. - Chồng của Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết 0,25 1 * Ý nghĩa: - Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân; mở đầu thời kì đấu tranh giành 0,25 độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt. - Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam. 0,25 b. Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng ở khắp mọi nơi chứng tỏ 0,5 điều gì? Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng. Vì sao khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đồng hóa, người 1 Việt vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống có từ thời dựng nước? - Bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc chưa vươn tới làng - xã. 0,25 2 - Người Việt có ý thức dân tộc trước khi bị đô hộ. 0,25 - Phong tục, tập quán của người Việt đã hình thành từ lâu đời, có sức sống 0,25 mãnh liệt. - Người Việt luôn có ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc. 0,25 B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. Mã đề Câu Câu Câu 3 Câu 4 Câu Câu Câu 7 Câu Câu Câu 1 2 5 6 8 9 10
  18. 101 C C B A B D A C C A 102 C A D D D C C B B A 103 B A C B C D C C A A 104 C B B D D A C B B D PHẦN II. TỰ LUẬN (2,5 điểm): Câu Đáp án Điểm Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông. 1 - Mực nước của sông thay đổi theo mùa. Mùa lũ mực nước sông dâng cao. Mùa 0,25 cạn mực nước sông hạ thấp + Những sông có nguồn cung cấp chủ yếu từ nước mưa thì mùa lũ trùng với mùa 0,25 1 mưa, mùa cạn trùng với mùa khô. + Những sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu là băng, tuyết tan thì mùa lũ trùng 0,25 mùa xuân và đầu mùa hạ. + Sông có nhiều nguồn cung cấp nước thì chế độ nước sông phức tạp hơn. 0,25 Nước sông, hồ có vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất. 1 - Phát triển giao thông, du lịch. 0,5 - Cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất - Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản 2 - Làm thủy điện. Phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ vì: 0,5 - Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ sẽ góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ. Đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững.
  19. Sơ đồ thể hiện thể hiện ba dạng vận động của nước biển và đại dương 0,5 3 GV RA ĐỀ TT CHUYÊN MÔN KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Phần Lịch sử: Hoàng Thị Thắm Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng Phần Địa lí: Lê Thị Trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2