intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có cơ hội đánh giá lại lực học của bản thân cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề của giáo viên. Mời các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng". Chúc các em thi tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

  1. SỞ GD& ĐT LÀO CAI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG NĂM HỌC 2022- 2023 Môn: Ngữ văn lớp 10 ĐỀ MINH HOẠ Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 01 trang) I. PHẦN ĐỌC (4,0 điểm): Đọc văn bản sau: …Bà lão ấy hờ con suốt một đêm. Bao giờ cũng vậy cứ hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con. Làm như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. Mà cũng đúng như thế thật. Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi nó từ tấm tấm, tí tí giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ đưọc một li, nó đã lăn cổ ra nó chết. Công bà thành công toi. Con vợ nó không phải giống người. Nó có biết thương mẹ già đâu! Chồng chết vừa mới xong tang, nó đã vội vàng đi lấy chồng ngay, nó đem đứa con gái lên năm giả lại bà. Thành thử bà đã già ngót bảy mươi, lại còn phải làm còm cọm, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó. Hết xương, hết thịt vì con, vì cháu, mà nào được trông mong gì? Nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm ba xu lãi nuôi thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi ngày mấy đồng xu. Sung sướng gì đâu! Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên. Năm ngoái đấy, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Có đồng nào hết sạch. Rồi chết thì không chết nhưng bà lại bị mòn thêm rất nhiều sức lực. Chân tay bà đã bắt đầu run rẩy. Người bà thỉnh thoảng tự nhiên bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên, hai mắt cũng hoa ra. Đêm nằm, xương cốt đau như giần. Đi đã thấy mỏi chân. Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ. (Trích Một bữa no, Tuyển tập Nam Cao, NXB Thời đại,1943) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0.75đ): Xác định ngôi kể của văn bản? Câu 2 (0.75đ): Nhân vật chính trong văn bản là ai? Câu 3 (0.75đ): Trong đoạn trích, hoàn cảnh của bà lão được miêu tả qua những chi tiết nào? Câu 4 (0.75đ): Nêu tâm trạng của bà lão khi mà ông trời “còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh” trong đoạn trích. Câu 5 (0.5đ): Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà lão trong văn bản? Câu 6 (0.5đ): Anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nam Cao. II. PHẦN VIẾT (4 điểm) Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 – 600 từ) bàn về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống. ------- Hết ------ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM ĐỀ MINH HỌA GIỮA HỌC KÌ 2, NĂM HỌC 2022 -2023 MÔN NGỮ VĂN 10 (HDC gồm có 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Ngôi kể thứ 3 0.75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0.75đ - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ 2 Nhân vật chính trong truyện là bà lão 0.75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu đúng như đáp án: 0.75 - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ 3 Hoàn cảnh của bà lão được miêu tả qua các chi tiết: 0.75 + Chồng chết khi con bà lọt lòng , thắt lưng buộc bụng nuôi con nhưng con chết trước mình + Phải nuôi đứa cháu của con trai mình với người vợ vô ơn một mình . + Không trông cậy được gì con cháu , một thân một mình già nua nuôi cháu gái Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được đầy đủ ý theo đáp án: 0.75đ - Học sinh chỉ nêu được 02 ý: 0.5đ - Học sinh chỉ nêu được 01 ý: 0.25đ - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ 4 Tâm trạng của bà lão khi ông trời “còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất 0.75 sinh” trong đoạn trích: “Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ”. Nỗi lo lắng, sợ hãi cứ bủa vây trong tâm trí bà. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu đúng như đáp án: 0.75đ - Học sinh chỉ nêu được tâm trạng “lo lắng” hoặc “sợ hãi”: 0,5đ - Học sinh nêu được câu nói thể hiện tâm trạng nhưng chưa chỉ rõ: 0.25đ - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ 5 Cảm nhận về nhân vật bà lão: Nam Cao đã xây dựng nhân vật người bà 0.5 luôn gặp những vận rủi trong cuộc sống. - Đó là kiếp sống khốn khổ, đắm chìm trong sự tăm tối (Bà sớm góa bụa; đứa con cũng vội vàng bỏ lại bà mà ra đi). - Tưởng như sự đau khổ chỉ dừng tới thế nhưng dường như định mệnh vẫn không buông tha cho bà. Qua đó ta thấy được sự xót xa, thương cảm của nhà văn Nam Cao và chính độc giả về kiếp người ấy. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu đúng như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0.5đ
  3. - Học sinh trả lời có ý đúng nhưng chưa đầy đủ: 0.25đ - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ 6 Nhận xét nghệ thuật: Nam cao là bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả tâm lí 0.5 nhân vật: - Nam Cao có những phát hiện tinh tế, những miêu tả và nhận xét xác đáng mặc dù chỉ qua những chi tiết rất nhỏ. - Ngòi bút của Nam Cao đã đi sâu vào những ngõ ngách sâu kín của tâm hồn, của những diễn biến tâm lí phức tạp Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày rõ ràng theo đáp án: 0,5đ - Học sinh trả lời được 01 ý hoặc có ý đúng: 0,25đ - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0đ II PHẦN VIẾT 6,0 2 Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 – 600 từ) bàn về ý 6,0 nghĩa của niềm tin trong cuộc sống. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin trong cuộc 0,5 sống. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 4.0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: - Giải thích: niềm tin là thứ bạn cảm nhận, tin tưởng vào một điều gì đó và mong muốn nó sẽ xảy ra theo cách mà bạn suy nghĩ. - Bàn luận, phân tích: Đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc đời, chúng ta thường nản lòng, chùn bước. Niềm tin có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. + Niềm tin sẽ giúp ta mạnh mẽ, bản lĩnh để vượt qua tất cả. + Niềm tin là động lực giúp bạn hoàn thành những mong muốn, dự định và đạt được mục tiêu của mình. Nó có thể định hướng và quyết định những hành động đúng đắn của bạn. + Niềm tin tạo ra năng lượng tích cực giúp bạn xóa bỏ những rào cản, tăng lòng nhiệt huyết, phát huy những năng lực và hành động khác của bản thân. (Sử dụng dẫn chứng thực tế để chứng minh) - Phê phán những người sống thiếu niềm tin: thường cảm giác bất an lo lắng, thiếu năng lượng, thiếu nỗ lực khiến bản thân buông xuôi.
  4. - Bài học: Không có niềm tin thì cuộc sống sẽ vô nghĩa. Vì vậy, cần có niềm tin và hy vọng bạn sẽ thành công và hạnh phúc. Trước khi tin vào điều gì đó thì hãy tin vào chính bạn. Hướng dẫn chấm: - Triển khai luận điểm đầy đủ, sâu sắc: 4.0 điểm. - Triển khai luận điểm chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2.0 điểm – 3.5 điểm. - Luận điểm chung chung, sơ sài: 1.0 điểm - 1.5 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp TV 0,5 Hướng dẫn chấm:. Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề xã hội, có cách diễn đạt 0,5 mới mẻ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh biết vận dụng lí lẽ phân tích, đánh giá; biết so sánh với các vấn đề khác, với thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề xã hội; văn viết giàu cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm Tổng điểm 10,0 -------------Hết-------------
  5. SỞ GD& ĐT LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (2022-2023) THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức độ nhận thức Tổng Nhận Thông Vận Vận dụng % biết hiểu dụng cao điểm Kĩ Nội dung/đơn vị kĩ TT (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) năng năng TN TN TN TN K TL K TL K TL TL KQ Q Q Q 1 Đọc Truyện 0 2 0 2 0 1 0 1 40 2 Viết Viết văn bản nghị luận 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 60 về một vấn đề xã hội. Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi 0 40 0 30 0 20 0 10 % % % % % % 100 Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức 40% 30% 20% 10% Tổng % điểm 70% 30% * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  6. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT RA ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 – MÔN NGỮ VĂN 10 (2022-2023) THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Kĩ Đơn vị kiến Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận năng thức/Kĩ thức năng Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu Dụng cao 1 Đọc Truyện Nhận biết 2 câu 2 câu 1 câu 1 câu hiểu - Nhận biết được người kể chuyện TL TL TL TL ngôi thứ ba, người kể chuyện ngôi thứ nhất, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật. - Nhận biết đề tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu trong truyện. - Nhận biết được nhân vật, cốt truyện, câu chuyện trong truyện. - Chỉ ra được nghệ thuật xây dựng nhân vật. Thông hiểu - Tóm tắt được cốt truyện và lí giải được ý nghĩa, tác dụng của cốt truyện. - Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện. - Phân tích, đánh giá được đặc điểm của nhân vật và vai trò của nhân vật với việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. - Phân tích, lí giải được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Vận dụng - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức, tình cảm, quan niệm của bản thân. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của thông điệp, chi tiết, hình tượng,
  7. những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm theo quan niệm của cá nhân. 2 Viết Viết văn Nhận biết: 1* 1* 1* 1 câu bản nghị - Xác định được yêu cầu về nội dung TL luận về một và hình thức của bài văn nghị luận. vấn đề xã - Mô tả được vấn đề xã hội và những hội. dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2