intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Văn Dư, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Văn Dư, Quảng Nam” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Văn Dư, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II, NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN DƯ MÔN: NGỮ VĂN , Khối 10 (Đề có 2 trang) Thời gian làm bài: 90 phút(Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Công danh đã được hợp về nhàn, Lành dữ âu chi thế ngợi khen. Ao cạn vớt bèo cấy muống, Trì thanh phát cỏ ương sen. Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà nặng vạy then. Bui có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen. (Thuật hứng, bài 24 – Nguyễn Trãi) Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào? A. Tự do B. Ngũ ngôn C. Song thất lục bát. D. Thất ngôn xen lục ngôn Câu 2: Ý nào dưới đây đúng khi nói về nghĩa của câu thơ “Công danh đã được hợp về nhàn”? A. Hoàn cảnh hiện tại của Nguyễn Trãi thích hợp với việc về nhàn. B. Nguyễn Trãi vẫn rất khao khát đối với việc lập công danh nhưng thời thế không cho phép, bắt buộc ông phải về nhàn. C. Đối với Nguyễn Trãi, nếu không còn công danh thì lựa chọn tốt nhất là lui về nhàn. D. Đối với Nguyễn Trãi, công danh chỉ là tạm bợ, thú nhàn là điều ông luôn hướng tới. Câu 3: Phép đối được sử dụng trong những câu thơ nào? A. Hai câu đề B. Hai câu thực, hai câu luận C. Hai câu luận, hai câu kết D. Hai câu kết Câu 4: Nhận xét: “Dường như tác giả đã thu nhận tất cả vẻ đẹp thiên nhiên vào làm tài sản riêng của mình, đúng như mơ ước “Túi thơ chứa hết mọi giang san” Phù hợp với nội dung những câu thơ nào dưới đây? A. Hai câu đề B. Hai câu thực C. Hai câu luận D. Hai câu kết. Câu 5: Nêu những sáng tạo nghệ thuật mang tính dân tộc hóa trong bài thơ:
  2. A. Việt hóa thơ Đường luật, sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, viết bằng chữ Nôm. B. Hình ảnh thơ sinh động, nhiều biện pháp tu từ. C. Ngôn ngữ mới mẻ, sử dụng nhiều từ Hán Việt. D. Miêu tả những công việc gần gũi với đời sống con người. Câu 6. Hai câu thực và hai câu luận có nội dung biểu đạt là gì? A. Nói về cuộc sống lao động bình dị và khẳng định cuộc sống tinh thần phong phú của Nguyễn Trãi khi về nhàn. B. Nói về cuộc sống lao động vất vả nhưng đầy đủ vật chất của Nguyễn Trãi khi về nhàn. C. Nói về cuộc sống lao động thiếu thốn trong hiện tại, đối lập với cuộc sống giàu sang ngày còn làm quan của Nguyễn Trãi. D. Nói về những công việc lao động lặp lại nhàm chán và ước mơ của Nguyễn Trãi về một cuộc sống phóng túng. Câu 7: Nêu nội dung chính của hai câu thơ cuối. Câu 8: Câu 9. Anh/chị có đồng tình với ý kiến cho rằng: dù đã lui về ở ẩn, nhưng Nguyễn Trãi chỉ “nhàn thân” chứ không “nhàn tâm” không? Vì sao? Câu 9: Từ những phẩm chất được gợi ra trong bài thơ ( lòng yêu nước, nhân cách thanh cao, kiên trì với lí tưởng,…), anh/ chị rút ra được bài học gì cho bản thân. II. LÀM VĂN: (6 điểm) Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh dã dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Suy nghĩ của anh/chị về lời dạy trên? ----------------------------------------------------------Hết---------------------------------------------- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn lớp 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 Khi đã được công danh nên lui về nhàn không quan tâm đến chuyện 0,5 được, mất, khen, chê. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.
  3. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 8 1.0 Học sinh tự do bày tỏ quan điểm phù hợp chuẩn mực đạo đức vàpháp luật, miễn là có lí giải thuyết phục. Tham khảo: - Đồng tình - Lí giải: quả thật ông chỉ “nhàn thân” khi đã không còn lo việc quan,mà chỉ vui thú điền viên; nhưng ông không “nhàn tâm”, vì tấm lòngcủa ông lúc nào cũng canh cánh, cũng vướng bận một nỗi lo cho dân,cho nước. Tấm lòng “trung hiếu cũ” mà ông nói đến trong bài thơtrên chính là ước mong được suốt đời đóng góp công sức để trả nợ nước, đền ơn vua, báo hiếu với thân phụ của mình.. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời và lí giải thuyết phục: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời nhưng lí gải chưa thuyết phục: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời nhưng không lí giải 0.5 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 9 1.0 Thí sinh có thể đưa ra những bài học khác nhau nhưng cần lí giải vấn đề phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật (Một số bài học về lòng yêu nước, nhân cách thanh cao, kiên trì với lí tưởng.. của thanh niên ngày nay. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 Mối quan hệ giữa tài và đức trong cuộc sống xã hội. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là
  4. một vài gợi ý cần hướng tới: 1. Mở bài - Đưa ra vấn đề nghị luận - Nhận xét chung của em về vấn đề 2. Thân bài a) Giải thích vấn đề – Tài: là trình độ, năng lực, khả năng sáng tạo của con người. – Đức: là phẩm chất và nhân cách của con người. – Tài và đức thể hiện vẻ đẹp nhân cách của con người. b) Bàn luận vấn đề -Biểu hiện của tài và đức: – Tài được thể hiện qua khả năng của con người về một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó trong xã hội. Người có tài là người có khả năng làm tốt một việc hoặc nhiều việc. Công việc ấy phải làm được nó và làm thật đẹp thật tốt thì mới gọi được là tài. Còn có những con người biết nhiều, làm tốt được nhiều công việc thì người đó là người đa tài, tức là có nhiều khả năng để làm tốt nhiều việc. – Đức là đạo đức của một con người. Nói rõ hơn thì nó là những quy tắc chuẩn mực xã hội phù hợp với những đạo lí sống trên đời giữa người với người. Người có đạo đức là người luôn biết sống đúng với những cái được gọi là đẹp nhất. Nói cách khác người có đạo đức luôn có một tấm lòng lương thiện. – Biểu hiện của người có tài có đức trong xã hội: Các nhà bác học có tài có tâm có những phát kiến vĩ đại vì con người, giúp cho sự phát triển của loài người… Dù ở bất kì lĩnh vực nào, con người tài đức đều mang lại những lợi ích nhất định cho loài người. (2) Mối quan hệ giữa tài và đức – Hai khái niệm đức và tài có quan hệ chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau trong một con người. Nói cách khác thì yếu tố để làm nên một con người có ích cho chính bản thân, gia đình, bạn bè và đất nước phải là một con người có tài và có đức. + Chú trọng tài mà không quan tâm đến đức sẽ dẫn tới lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, thiếu sự phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện của bản thân; thậm chí sẽ dẫn tới suy nghĩ và hành động gây hại cho cộng đồng và xã hội. + Chỉ lo phấn đấu tu dưỡng đức mà không quan tâm đến việc nâng cao trình độ, năng lực và khả năng sáng tạo của bản thân thì cũng không thể đóng góp nhiều cho cộng đồng và xã hội. – Giải quyết mối quan hệ hài hòa, gắn bó giữa tài và đức sẽ giúp con người phát triển toàn diện và có nhiều đóng góp hữu ích cho bản thân và cho cộng đồng. – Những người có tài và có đức sẽ được mọi người kính trọng và nể phục, là những người đóng góp được nhiều cho cộng đồng, cho sự phát triển của đất nước. c) Rút ra bài học cho bản thân – Nhận thức được tầm quan trọng trong mối quan hệ của tài và đức – Bài học của bản thân: rèn đức luyện tài. Cần cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân hoàn thiện để trở thành người có đức, có tài bởi đó là người cao quý, là hiền tài, là vốn quý của quốc gia
  5. là tiêu chuẩn của con người mới. 3. Kết bài Dù cuộc sống có đổi thay thì mối quan hệ giữa tài và đức luôn cần thiết, nó là hai phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng làm nên giá trị của con người. Cố gắng trở thành người tài đức vẹn toàn để cuộc sống và những cống hiến của bạn có ý nghĩa hơn. I. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2