intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTNT TỈNH NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn, lớp 11 (Đề gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh:…………………………… Mã số học sinh:…………… I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: MÙA XUÂN XANH Mùa xuân là cả một mùa xanh Giời ở trên cao, lá ở cành Lúa ở đồng tôi và lúa ở Đồng nàng và lúa ở đồng anh. Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Tôi đợi người yêu đến tự tình Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy Bắt đầu là cái thắt lưng xanh. (Nguyễn Bính, theo Thơ Nguyễn Bính, NXB Giáo dục, 2002) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Vẻ đẹp bức tranh mùa xuân được gợi lên qua những sắc xanh nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ dưới đây: Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Câu 4. Anh/chị có nhận xét gì về tâm trạng của tác giả được thể hiện trong bài thơ? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của thời gian trong đời sống con người. Câu 2 (5,0 điểm) Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. . (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và con người xứ Huế qua khổ thơ trên. ----------------------------------------------Hết ---------------------------------------------
  2. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG PTDTNT TỈNH Môn: Ngữ văn, lớp 11 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,75 Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm 2 Vẻ đẹp bức tranh xuân được gợi lên qua những sắc xanh: giời, 0,75 lá, lúa, cỏ, tre, thắt lưng của người con gái. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 03 từ trong đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời được 02 từ trong đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 01 từ trong đáp án: 0,25 điểm 3 - Biện pháp tu từ nhân hóa: Cỏ có tư thế, tâm trạng như con 1,0 người: nằm, đợi. - Hiệu quả: Khiến thiên nhiên, cây cỏ có hồn, sinh động, náo nức đợi chờ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời được 02 ý về hiệu quả, không nêu biểu hiện của phép điệp ngữ hoặc câu hỏi tu từ: 0,75 điểm - Học sinh trả lời được 01 ý về hiệu quả, không nêu biểu hiện của phép điệp ngữ hoặc câu hỏi tu từ: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 01 ý về hiệu quả, không nêu biểu hiện của phép điệp ngữ hoặc câu hỏi tu từ: 0,25 điểm 4 Nhận xét về cảm xúc của tác giả qua bài thơ: 0,5 - Niềm vui sống yêu đời giữa ngày xuân - Tâm hồn tinh tế, tràn đầy khát vọng. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 1 ý: 0.25 điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị 2,0 về ý nghĩa của thời gian trong đời sống con người. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của thời gian 0,25 trong đời sống con người. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về ý kiến được nêu. Có thể theo
  3. hướng sau: - Giải thích: Thời gian là một thứ trừu tượng, trôi qua từng ngày, ta không cảm nhận thời gian một cách trực quan như nhìn hay chạm vào...Thời gian là thứ tiền bạc không thể mua được, một đi không trở lại. - Phân tích giá trị của thời gian: + Thời gian giúp vạn vật vận động theo đúng quy luật, trình tự của nó. + Thời gian giúp con người tích lũy được giá trị, không chỉ vật chất mà quan trọng hơn là tinh thần, trưởng thành hơn, hiểu biết hơn, ... + Thời gian giúp thay đổi suy nghĩ, tình cảm của con người: giúp xóa nhòa nỗi đau, hận thù, thậm chí làm phai nhạt tình cảm yêu thương, thay đổi tính tình của con người. - Bình luận: + Quý trọng thời gian không có nghĩa là phải sống gấp gáp, chạy theo thời gian mà là biết trân trọng từng giây, sống hết mình, cống hiến hết mình cho cuộc đời. + Không chỉ dành thời gian ra để làm việc như một cỗ máy mà cũng cần cả thời gian nghỉ ngơi hợp lí, quan tâm yêu thương mọi người xung quanh. + Ngày nay vẫn còn một bộ phận giới trẻ chưa biết quý trọng giá trị của thời gian, để thời gian trôi đi vô nghĩa, không tích lũy được giá trị cho bản thân. - Bài học nhận thức và hành động: + Cần có thái độ phê phán những người không biết quý trọng thời gian. + Là một học sinh cần ý thức được giá trị quý báu của thời gian để tránh làm lãng phí thời gian của mình cũng như của những người xung quanh. + Biết cách lên kế hoạch, sắp xếp mọi việc sao cho sử dụng quỹ thời gian hiệu quả nhất: biết phân chia hợp lí giữa thời gian học tập và vui chơi giải trí, .. Hướng dẫn chấm: - Học sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Học sinh lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm) - Học sinh lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng
  4. phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận đoạn thơ 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về 0,5 - Tác giả, tác phẩm - Giới thiệu khái quát nội dung khổ thơ đầu: Cảnh đẹp nơi thôn Vĩ được thể hiện rõ nhất qua khổ 1 của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Hướng dẫn chấm: giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm * Cảm nhận khổ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ 2,5 - Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên xứ Huế bình yên, thơ mộng. "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" + Lời trách móc nhẹ nhàng, duyên dáng, thân tình, cũng có thể là lời nhà thơ tự vấn lòng mình => Câu hỏi gợi lên sự trách móc thầm của nhân vật trữ tình, tự nhủ lòng mình sao lâu rồi không về thăm thôn Vĩ. "Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên." + Nhờ ánh nắng, cảnh vật như bừng sáng hơn + “nắng mới lên”: cái nắng sớm ban mai, nhẹ nhàng, tinh khiết > Câu thơ làm bật lên vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" + “mướt”: một trạng thái gợi lên sự sống mơn mởn, mướt mát của cảnh vật.
  5. + sắc xanh "như ngọc" mang ý nghĩa tượng trưng cho một làng quê yên bình, trù phú. => Cảnh vật đẹp, tươi tắn, tràn đầy sức sống - Luận điểm 2: Hình ảnh con người xứ Huế đôn hậu, dịu dàng. "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" + “lá trúc che ngang mặt chữ điền”: hình ảnh con người hiện lên với nét đôn hậu, dịu dàng. -> Hình ảnh con người bất ngờ xuất hiện trên cái nền thiên nhiên tươi sáng thơ mộng khiến bức tranh cuộc sống thêm nồng ấm qua giọng thơ êm dịu gợi trong lòng người đọc một cảm giác bình yên khi đứng trước bức tranh thơ độc đáo ấy => Nét đẹp hài hòa giữa cảnh và người đã làm cho xứ Huế trở nên thơ mộng và thi vị hơn. * Đặc sắc nghệ thuật - Ngôn ngữ điêu luyện - Bút pháp vừa lãng mạn vừa tượng trưng - Câu hỏi tu từ, điệp từ, so sánh,... Hướng dẫn chấm: - Phân tích chi tiết, làm rõ được các ý: 2,0 điểm - 2,5 điểm - Phân tích nhưng chưa thật chi tiết, đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chung chung: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật khổ 1 bài 0,5 thơ Đây thôn Vĩ Dạ Hướng dẫn chấm: -Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. -Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của tác phẩm Xuân Diệu; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ………………...........................Hết...............................................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2