intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút Mức độ nhận thức Tổng % Nội dung/ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao điểm TT Kĩ đơn vị kĩ (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) năng năng TN TN TN TN TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ - Truyện ngắn hiện Đọc đại 4 0 0 4 0 2 0 0 1 hiểu - Tiếng 60 Việt Tỉ lệ % 20 20 20 60 2 Viết Viết bài văn nghị luận về một 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 đoạn trích/ tác phẩm truyện. Tỉ lệ % 5 15 10 10 40 Tỉ lệ điểm các mức độ 25% 35 % 30 % 10% nhận thức 100% Tổng % điểm 60% 40%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – MÔN NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 90 phút Số câu hỏi theo mức độ nhận Tổng Nội thức số câu T Kĩ dung/Đơn Mức độ đánh giá Thông Vận và tỉ lệ T năng Nhận Vận vị kĩ năng hiểu dụng % biết dụng cao 1 Đọc Truyện Nhận biết: 4TN 4 TL 2 TL 0 10 hiểu ngắn hiện - Nhận biết được người kể chuyện, câu; đại đặc điểm của lời kể trong truyện. Biết 60% được tác dụng của điểm nhìn trong truyện kể. - Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian. - Xác định được hệ thống nhân vật, kết cấu, các thủ pháp nghệ thuật… Thông hiểu: - Tóm tắt được câu chuyện - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. - Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể. - Hiểu được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác. - Lí giải được tác dụng của các chi tiết tiêu biểu Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Rút ra được bài học có ý nghĩa từ văn bản gợi ra. - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với nhận thức tình cảm, quan điểm của bản thân. - Vận dụng được bối cảnh lịch sử văn hóa để lí giải ý nghĩa của văn bản. Tiếng - Các biện pháp tu từ Tiếng - Nghĩa của từ Việt (kết - Các biện pháp tu từ hợp)
  3. Số câu hỏi theo mức độ nhận Tổng Nội thức số câu T Kĩ dung/Đơn Mức độ đánh giá Thông Vận và tỉ lệ T năng Nhận Vận vị kĩ năng hiểu dụng % biết dụng cao 2 Viết Viết bài Nhận biết: 1 văn nghị - Xác định được yêu cầu về nội dung luận phân và hình thức của bài Nghị luận phân tích, đánh giá về tích, đánh giá một đoạn trích/ tác đoạn trích/ phẩm truyện. tác phẩm - Xác định được câu truyện, không truyện. gian, thời gian, các sự việc tiêu biểu, hệ thống nhân vật, tình huống truyện, ngôi kể... trong văn bản Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Phân tích câu chuyện, rút ra thông điệp và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện. - Kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm. 1* 1* 1* 1* - Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận. Vận dụng: - Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, kiến thức về thể loại truyện để viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh theo yêu cầu của đề. - Đánh giá được giá trị của tác phẩm/đoạn trích. Vận dụng cao: - Mở rộng được chủ đề truyện. Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của thông điệp cuộc sống được gợi ra từ câu chuyện. - Diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. Tổng 4 TN 4TL 2 TL 1TL 11 Tỉ lệ % 30 30 30 10 100 Tỉ lệ chung 60 40 100
  4. GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn lớp 11 Đề KT chính thức (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Họ và tên học sinh:………………..…………………..... Lớp:………………… I. ĐỌC (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: (1) Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng. Và khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi này. Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn. Cha tôi tháo cái khung tre chắn dưới sàn ghe, bầy vịt lúc nhúc chen ra, cuống quýt, nháo nhào quẫy ngụp xuống mặt nước váng phèn. Một lớp phèn mới, vàng sẫm quánh lại trên bộ lông của những con vịt đói, nhớp nháp bám trên vai Điền khi nó trầm mình bơi đi cặm cọc, giăng lưới rào bầy vịt lại. Tôi bưng cái cà ràng lên bờ, nhóm củi. (2) Rồi ngọn lửa hoi hót thở dưới nồi cơm đã lên tim, người đàn bà vẫn còn nằm trên ghe. Ngay cả ý định ngồi dậy cũng xao xác tan mau dưới những tiếng rên dài. Môi chị sưng vểu ra, xanh dờn. Và tay, và chân, và dưới cái áo mà tôi đã đắp cho là một cái áo khác đã bị xé tả tơi phơi những mảng thịt người ta cấu nhéo tím ngắt. (3) Và những chân tóc trên đầu chị cũng đang tụ máu. Người ta đã lòn tay, ngoay chúng để kéo chị lê lết hết một quãng đường xóm, trước khi dừng chân một chút ở nhà máy chà gạo. Họ giằng ném, họ quăng quật chị trên cái nền vương vãi trấu. Vai nữ chính, một người đàn bà xốc xếch đã lạc giọng, đôi lúc lả đi vì ghen tuông và kiệt sức. Nhưng đám đông rạo rực chung quanh đã vực tinh thần chị ta dậy, họ dùng chân đá với vào cái thân xác tả tơi kia bằng vẻ hằn học, hả hê, quên phứt vụ lúa thất bát cháy khô trên đồng, quên nỗi lo đói no giữa mùa giáp hạt. Cuộc vui hẳn sẽ dài, nếu như không có một ý tưởng mới nảy ra trong cơn phấn khích. Họ dùng dao phay chạt mái tóc dày kia, dục dặc, hì hục như phạt một nắm cỏ cứng và khô. Khi đuôi tóc dứt lìa, được tự do, chị vùng dậy, lao nhanh xuống ghe chúng tôi như một tiếng thét, lăn qua chân tôi, đến chỗ cha, làm đổ những bao trấu cha vừa mới xếp. (4) Đám người ngơ ngác mấy giây để chấp nhận việc con mồi bỏ chạy. Tôi mất mấy giây để háo hức thấy mình nghĩa hiệp như Lục Vân Tiên, tôi lồm cồm xô ghe dạt khỏi bờ, sợ hãi và sung sướng, tôi cầm sào chống thục mạng ra giữa sông, mắt không rời đám người đang tràn ra mé bờ chực lao xuống, nhảy nhót điên cuồng. Rồi tiếng chửi rủa chói lói chìm đi, tiếng bầy vịt tao tác kêu dưới sạp chìm đi, trong tôi chỉ có âm thanh của chiếc máy Koler4 nổ khan, rung bần bật dưới tay Điền, khạc ra những đám khói khét lẹt, đen ngòm. Khói trôi về phía sau chúng tôi, mờ nhoè những bóng người đang tuyệt vọng ngó theo, bàn tay nào đó cầm nắm tóc của chị vẫy lên phơ phất phơ phất … (5) Cha tôi không đóng vai trò gì trong cuộc tháo chạy ấy, ông im lặng, khi đã đi khá xa, cha ra đằng mũi cầm sào. Tôi bò vào trong ghe, lấy áo đắp lên người chị, sao cho che được đôi vú rách bươm và khoảng đùi rướm máu. Chị cười mếu máo, nói cảm ơn bằng mắt và thiếp đi…
  5. (6) Suốt một quãng đường, chị không hề thay đổi thế nằm, im lìm, lạnh ngắt như người chết. Trong ghe chỉ trôi mênh mang những tiếng rên khi dài, khi ngắn, khi thiu thỉu buồn xo, lúc nghe như tiếng nấc nghẹn ngào… (7) Nhờ vậy mà chúng tôi biết chị còn sống, để đi với chúng tôi gần hết con sông Bìm Bịp, đến cánh đồng hoang vắng này. Điền hơi lo lắng khi nghe chị vẫn còn rên rỉ, nghĩ là chị đã đói, nó hối tôi nấu cơm mau. Nó thấy tiếc vì trên ghe chỉ còn mấy con khô sặt mặn chát, “tui nuốt còn không vô, nói chi…” (Trích Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ, 2014) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể loại gì? A. Tuỳ bút B. Tản văn C. Truyện kí D. Truyện ngắn Câu 2 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: A. Biểu cảm B. Tự sự C. Nghị luận D. Thuyết minh Câu 3 (0,5 điểm). Câu chuyện trong đoạn trích được kể qua điểm nhìn của người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 4 (0,5 điểm). Chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ nói trong câu văn sau: Nó thấy tiếc vì trên ghe chỉ còn mấy con khô sặt mặn chát, “tui nuốt còn không vô, nói chi…” A. Sử dụng từ ngữ mang tính khấu ngữ B. Sử dụng câu tỉnh lược C. Sử dụng cách phát âm địa phương D. Sử dụng biệt ngữ Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 5 (0,5 điểm). Ở đoạn 1, tác giả đã miêu tả “mùa hạn hung hãn” qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 6 (0,5 điểm). Xác định sự kiện chính được kể lại trong đoạn 3. Câu 7 (0,5 điểm). Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với nhân vật người đàn bà bị đánh đập, tra tấn. Câu 8 (0,5 điểm). Nhận xét về cách nhìn hiện thực của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư qua đoạn trích. Câu 9 (1.0 điểm). Anh/chị có suy nghĩ gì về số phận con người trong trang văn của Nguyễn Ngọc Tư qua đoạn trích trên. Câu 10 (1.0 điểm). Từ nội dung được gợi ra trong đoạn trích, anh/ chị có cho rằng cuộc sống sẽ có những con đường cùng, điều quan trọng là chúng ta phải biết vượt qua nó không? Vì sao? II. VIẾT (4,0 điểm) Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận, phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên (Phần Đọc). . ---------------------HẾT--------------------- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên không giải thích gì thêm. Chú thích: 1. Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau. Là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Với niềm đam mê viết lách, chị miệt mài viết như một cách giải tỏa và thể nghiệm, chị biết rằng chị muốn viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Giọng văn chị đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh. 2. Tập truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” được xuất bản năm 2005. Trong đó, truyện vừa “Cánh đồng bất tận” được đứng đầu trong một cuộc bình chọn truyện ngắn đặc sắc trên báo Văn
  6. nghệ. Vào năm 2006, tập truyện đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam dành cho tác phẩm xuất sắc. Năm 2007, tác phẩm được dịch ra tiếng Hàn và được nhà xuất bản Asia tại Seoul phát hành./. GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT TỈNH NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn Lớp: 11 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Gồm có: 03 trang Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 D 0.5 2 B 0.5 3 A 0.5 4 C 0.5 5 Tác giả đã miêu tả “mùa hạn hung hãn” qua những từ ngữ, hình ảnh: 0.5 Cánh đồng rộng, mùa hạn hung hãn, nắng đổ xuống, những cây lúa chết non, thân đã khô cong như tàn nhang, nát vụn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 4,5 từ ngữ, hình ảnh: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 2,3 từ ngữ, hình ảnh: 0,25 điểm - Học sinh trả lời được 1từ ngữ, hình ảnh: Không cho điểm 6 Sự kiện chính được kể lại trong đoạn 3: Người đàn bà bị một nhóm 0.5 người đánh đập, tra tấn dã man. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh có thể dùng cách diễn đạt khác nhưng vẫn hướng đến nội dung như đáp án thì vẫn linh động cho điểm tối đa là 0,5 điểm 7 Người kể chuyện có thái độ: Đồng cảm, xót xa đối với người đàn bà. 0.5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh có thể dùng cách diễn đạt khác nhưng vẫn hướng đến nội dung như đáp án thì vẫn linh động cho điểm tối đa là 0,5 điểm 8 Nhận xét cách nhìn hiện thực của nhà văn: 0.5 – Là cái nhìn thẳng thắn về số phận bất hạnh, đau thương, bi kịch của những người dân quê lam lũ, nghèo khổ vùng đồng bằng Nam Bộ. – Thể hiện nỗi trăn trở, ưu tư, nỗi âu lo và tình thương của nhà văn với con người nơi đây. - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được một trong hai ý như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh có thể dùng cách diễn đạt khác nhưng vẫn hướng đến nội dung như đáp án thì vẫn linh động cho điểm tối đa là 0,5 điểm 9 Số phận con người trong trang văn của Nguyễn Ngọc Tư: 1.0 –Là những con người nghèo khổ, khốn khó, lam lũ, thiếu thốn, sống lang bạt; những kiếp người bất hạnh, mòn mỏi, sống tù túng, không yêu thương, không hy vọng. – Số phận con người là kết tinh tình yêu thương, nỗi âu lo của tác giả song đồng thời thể hiện niềm tin của nhà văn vào cuộc sống không có
  7. những thù hận, thương đau. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời được một trong hai ý như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh có thể dùng cách diễn đạt khác nhưng vẫn hướng đến nội dung như đáp án thì vẫn linh động cho điểm tối đa của mỗi ý là 0,5 điểm. 10 Từ nội dung được gợi ra trong đoạn trích, anh/ chị có cho rằng cuộc 1.0 sống sẽ có những con đường cùng, điều quan trọng là chúng ta phải biết vượt qua nó không? Vì sao? – HS đưa ra quan điểm của mình – HS lí giải bằng những lí lẽ thuyết phục Hướng dẫn chấm: - Học sinh đưa ra được quan điểm: 0,5 điểm - Học sinh lí giải phù hợp, thuyết phục: 0,5 điểm II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Giá trị nội dung và nhệ thuật của 0.25 đoạn trích c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ vấn đề nhị luận theo gợi ý như sau: *Mở bài: Giơi thiệu về tác giả Nguyễn Ngọc Tư, truyện ngắn “Cánh 0.5 đồng bất tận” và giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. *Thân bài - Nội dung đoạn trích: + Hình ảnh người đàn bà: 1.5 . Ngoại hình “môi sưng vểu ra, xanh rờn” áo bị xé “tả tơi, những mảng tím ngắt”. “Tay, và chân, và dưới cái áo mà tôi đã đắp cho là một cái áo khác đã bị xé tả tơi phơi những mảng thịt người ta cấu nhéo tím ngắt. Chân tóc trên đầu chị cũng đang tụ máu”. . Bị đánh đập, tra tấn dã man, bị kéo “lê lết một quãng đường xóm”, bị “giằng ném” như một món đồ, bị đánh, “quăng quật” không khác gì bao trấu. . Bị chặt phăng mái tóc bằng một nhát dao phay . Đau đớn không thể trở mình “nằm, im lìm, lạnh ngắt như người chết” => Số phận bất hạnh, nạn nhân của trận bạo hành. + Hình ảnh đám người nọ – là người đàn bà trong cơn ghen và nhóm người đi cùng chị . Họ quên cả nỗi lo toan bởi cánh đồng khô hạn ngày nắng cháy khiến những thân lúa non “khô cong như tàn nhang”. . “dùng chân đá với vào cái thân xác tả tơi kia bằng vẻ hằn học, hả hê, quên phứt vụ lúa thất bát cháy khô trên đồng, quên nỗi lo đói no giữa mùa giáp hạt. . Dùng dao phay chặt phăng mái tóc của người đàn bà không hề thương tiếc.
  8. => Hành động tàn nhẫn, độc ác + Hình ảnh nhân vật tôi, nhân vật người cha, nhân vật Điền: . “Tôi” “lồm cồm xô ghe dạt khỏi bờ, sợ hãi và sung sướng, tôi cầm sào chống thục mạng ra giữa sông, mắt không rời đám người đang tràn ra mé bờ chực lao xuống, nhảy nhót điên cuồng” hao hức với hi vọng sẽ giúp đỡ được người đàn bà; . Người cha im lặng nhưng không hề tỏ thái độ phản đối khi tôi giúp đỡ người đàn bà; . Điền lo lắng, đau đớn cho những vết thương trên co thể chị. => Cảm thông, sự sẻ chia, quan tâm với người đàn bà - Nghệ thuật đoạn trích: Ký bởi: Nguyễn Thị Liên Thời gian ký: 28/03/2024 14:20:18 + Đoạn trích lựa chọn ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn từ nhân vật tôi – 1.0 người trực tiếp chứng kiến toàn bộ diễn biến của câu chuyện. Chính điều này đã khiến câu chuyện được trần thuật từ điểm nhìn chủ yếu của nhân vật tôi, mọi diễn biến của câu chuyện cũng được nhìn từ điểm nhìn của tôi. + Mạch truyện: Câu chuyện không được thuật lại theo trình tự thời gian. Truyện mở đầu bằng hình ảnh “con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng” giữa mùa hạn, nắng đổ xuống khiến những thân lúa non trên cánh đồng khô cong. Từ đó mạch truyện nhớ lại sự việc trước đó cha con nhân vật tôi đã chứng kiến tận mắt cảnh tượng người đà bà đã bị người ta đánh đập, hành hạ dã man như thế nào. + Cách xây dựng nhân vật, tạo tình huống truyện mang đậm màu sắc Nam bộ. - Đánh giá hiệu quả của nghệ thuật + Người kể chuyện có những đồng cảm, sẻ chia sâu sắc với những sự 0.5 việc diễn ra xung quanh và cả người những nhân vật trong truyện. + Thể hiện cái nhìn lo lắng, thương xót, đớn đau của Nguyễn Ngọc Tư với những mảnh đời bất hạnh khó nghèo bị đẩy đến đường cùng. + Đằng sau nỗi thương, niềm đau là sự tin tưởng vào tình người. *Kết bài Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. 0.5 Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm - Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm - 1,25 điểm. - Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn 0.25 phong trôi chảy, liên Tổng điểm 10.0 -----------------HẾT--------------------- Ký bởi: Nguyễn Thị Liên Thời gian ký: 28/03/2024 14:20:18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2