intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023 - TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC 2024 KỲ Môn: Ngữ văn – Lớp 11 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK II NGỮ VĂN 11 Nội dung Mức độ kiến nhận thức TT Kĩ năng thức/Đơn Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng vị kĩ năng1 cao % điểm Đọc hiểu Đọc hiểu: - Đọc hiểu 1 VB (đoạn trích trong VB) thuộc sáng tác của Nguyễn Du. - Đọc hiểu VB kí 1 (Đặc trưng của các tiểu loại trong thể loại kí) Số câu 3 3 1 1 8 Tỉ lệ % 15 30 10 5 60 điểm Làm văn - Viết văn bản thuyết minh một tác phẩm văn học. - Viết văn bản thuyết minh về sự vật, hiện tượng đời sống xã hội. - Thực hành tiếng Việt: biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện 2 pháp tu từ đối; Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng . Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 1 Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình được thể hiện trong SGK được giới hạn đến thời điểm tổ chức kiểm tra định kì (giữa kì, cuối kì), đảm bảo theo ma trận, đặc tả đề kiểm tra; phù hợp với thời gian làm bài và năng lực học tập của học sinh.
  2. SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC 2023 - 2024 KỲ Môn: Ngữ văn – Lớp 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) Phần I. Đọc hiểu (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Nhiều lần thức giấc trong mùi hương rạo rực của ban đêm, tôi chợt phát hiện ra rằng Huế là một thành phố được dành cho cỏ. Tôi không hề có ý xúc phạm, chỉ muốn lưu ý thêm về vai trò của cỏ trong quy hoạch đô thị. Thật vậy, không nơi nào trên thế giới mà những công trình kiến trúc của con người lại mọc lên giữa cỏ hoang như ở Huế. Đà Lạt cũng được xây dựng trên những ngọn đồi; nhưng ở đấy, hình tượng của cây anh đào và cây thông đã khiến người ta quên mất sự có mặt của cỏ dại. […] Mùa xuân có thể định nghĩa là mùa mà toàn bộ cây nở thành hoa. Những ngọn đồi phía tây nam Huế bừng lên trong hương hoa cỏ, khiến người ta không thể ngồi yên cúi mặt lên trang sách. Hương cỏ tràn vào thành phố, như gần như xa, khiến tôi nghĩ rằng ở đâu đấy trên những sườn đồi, cánh cửa của vườn Địa Đàng đang mở ra, hoặc những nàng tiên đang múa hát dưới những gốc đào nở hoa, với mùi hương bát ngát như thể mùi tóc bay trong những chiều gió. Cỏ mọc ven những con đường trong thành phố, trên đó lưa thưa những chòm cây dại, như cây hoa ngũ sắc cười sặc sỡ dọc đường thơ ấu của tôi. […] Mùa xuân về, mặt đất công viên sáng bừng lên bởi ngàn vạn bông cỏ tím, mỗi bông cỏ lại ngậm trong lòng một hạt sương mai khiến vào buổi sáng sớm, cỏ ở ven sông Hương lấp lánh như những hạt ngọc. Những cô sinh nữ từng rủ nhau ra đấy ngồi chơi trên vạt cỏ; lâu ngày tâm hồn họ nhiễm phải căn bệnh trầm uất, sinh ra bởi những bụi phấn tím của bông cỏ mùa xuân. Một chút u hoài đã kết tinh trong đôi mắt khiến từ đó họ trở nên dè chừng với những cuộc vui trong đời, và dưới mắt họ, những trò quyến rũ đối với thế nhân tự nhiên nhuốm chút màu ảm đạm của cái mà bà Huyện Thanh Quan khi xưa gọi là "hý trường". Mùa xuân, tự nhiên tôi muốn gác hết mọi việc bận rộn để lên rong chơi trên những đồi cỏ gần vùng mộ Vua. Ở đó tôi có thể nằm ngửa mặt trên cỏ, ngước mắt nhìn chùm hoa lê nở trắng muốt trên cao. Tôi đã tìm đến định sống ở nhiều đô thị bắc nam; ở đó tôi có thể tìm thấy mọi cái cần cho cuộc sống của tôi, chỉ thiếu một cái mà tôi không chịu nổi, là thiên nhiên.
  3. (Trích Bút kí Miền cỏ thơm- Hoàng Phủ Ngọc Tường- Tạp chí Sông Hương- Số 179-180) Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 1. (0,5 điểm) Theo tác giả, công trình kiến trúc ở Huế có đặc điểm gì nổi bật? Câu 2. (0,5 điểm) Để cảm nhận vẻ đẹp của Miền cỏ thơm ở Huế, tác giả đã chọn thời điểm nào trong năm? . Câu 3. (0,5 điểm) Tìm những từ ngữ, hình ảnh trong văn bản được tác giả dùng để khắc họa hương cỏ. Câu 4. (1,0 điểm) Cỏ mọc ven những con đường trong thành phố, trên đó lưa thưa những chòm cây dại, như cây hoa ngũ sắc cười sặc sỡ dọc đường thơ ấu của tôi. Dựa vào đâu để kết luận cụm từ in đậm trong câu văn trên phá vỡ qui tắc ngôn ngữ thông thường? Câu 5. (1,0 điểm) Chất trữ tình được thể hiện như thế nào trong đoạn trích trên? Câu 6. (1,0 điểm) Nhan đề Miền cỏ thơm gợi cho anh/ chị những cảm nhận gì về thiên nhiên xứ Huế? Câu 7. (1,0 điểm) Nhận xét ngắn gọn tâm hồn, tình cảm của tác giả biểu hiện qua đoạn trích. Câu 8. (0,5 điểm) Từ nội dung của đoạn trích, viết 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của thiên nhiên trong đời sống tâm hồn con người. Phần II. Viết (4,0 điểm) Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng lạm dụng mạng xã hội của một bộ phận người dùng mạng xã hội hiện nay. ----Hết----
  4. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NGỮ VĂN 11 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Theo tác giả, các công trình kiến trúc ở Huế có đặc điểm nổi bật là mọc lên 0,5 giữa cỏ hoang. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án (hoặc chép lại nguyên văn câu văn trong văn bản trích): 0,5 đ - HS trả lời sai đáp án hoặc không trả lời: 0,0 đ 2 Để cảm nhận vẻ đẹp của Miền cỏ thơm ở Huế, tác giả đã chọn thời điểm vào 0,5 mùa xuân trong năm. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,5 đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm 3 Những từ ngữ, hình ảnh trong văn bản được tác giả dùng để khắc họa hương 0,5 cỏ: những ngọn đồi phía tây nam Huế bừng lên trong hương hoa cỏ, hương cỏ tràn vào thành phố, mùi hương bát ngát như thể mùi tóc bay trong những chiều gió. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời 2-3 từ ngữ, hình ảnh như đáp án: 0,5 đ - HS trả lời đúng 1 từ ngữ, hình ảnh như đáp án: 0,25 đ - HS trả lời sai đáp án hoặc không trả lời: 0,0 đ 4 - Theo qui tắc thông thường của tiếng Việt, tính từ thường được đặt sau 1,0 danh từ mà nó bổ nghĩa - Nhưng trong cụm từ lưa thưa những chòm cây dại, tính từ lại được đảo ra trước danh từ. Đó là dấu hiệu của sự phá vỡ qui tắc ngôn ngữ thông thường, thể hiện sự sáng tạo của tác giả Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc tương tự: 1,0 đ - HS hiểu nhưng diễn đạt không rõ ràng hoặc không đầy đủ: 0,5 – 0,75đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 đ 5 Chất trữ tình trong đoạn trích được thể hiện qua: 1,0 - Những rung cảm tinh tế, cảm xúc dạt dào của tác giả trước miền cỏ thơm - Cách miêu tả, cảm nhận tinh tế, tài hoa bằng những chi tiết, hình ảnh giàu sức tạo hình, biểu cảm, giọng văn tha thiết. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc tương tự: 1,0 đ - HS trả lời như đáp án hoặc tương tự nhưng mắc lỗi diễn đạt: 0,75 đ - HS trả lời đúng ½ đáp án hoặc hiểu nhưng diễn đạt không rõ ràng: 0,25đ - 0,5 đ
  5. - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 đ 6 Nhan đề Miền cỏ thơm gợi lên vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, thân thương nhưng 1,0 cũng đầy cuốn hút của thiên nhiên xứ Huế. Đó là miền đất dễ gợi thương gợi nhớ khi đến đây,đặc biệt là đối với người nghệ sĩ. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc tương tự: 1,0 đ - HS trả lời như đáp án hoặc tương tự nhưng mắc lỗi diễn đạt: 0,75 đ - HS trả lời đúng ½ đáp án hoặc có hiểu vấn đề: 0,25 đ - 0,5 đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 đ 7 HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung: 1,0 Tác giả thể hiện sự gắn bó sâu sắc, niềm say mê và tình yêu tha thiết trước vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên xứ Huế, khao khát được hòa mình vào thiên nhiên. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án hoặc tương tự: 1,0 đ - HS trả lời như đáp án hoặc tương tự nhưng mắc lỗi diễn đạt: 0,75 đ - HS trả lời đúng ½ đáp án hoặc có hiểu vấn đề: 0,25 đ - 0,5 đ - HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 đ 8 HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo cấu trúc 0,5 đoạn văn và đáp ứng nội dung sau: - Thiên nhiên giúp tâm hồn con người thư thái, dễ chịu, dễ vượt qua áp lực của cuộc sống. - Hòa mình vào thiên nhiên, con người sẽ yêu đời hơn, mong muốn hướng đến những điều tích cực. Hướng dẫn chấm: - Nội dung phù hợp, diễn đạt tốt : 0,5 đ - Nội dung phù hợp, diễn đạt chưa tốt: 0,25 đ - Nội dung không phù hợp, hoặc không trả lời : 0,0 đ II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh về một hiện tượng trong đời sống 0,25 b. Xác định đúng đối tượng thuyết minh: hiện tượng lạm dụng mạng xã hội 0,25 của một bộ phận người dùng mạng xã hội hiện nay. Hướng dẫn chấm: HS xác định đúng hiện tượng thuyết minh: 0,25 đ HS xác định chưa đúng hiện tượng thuyết minh: 0,0 đ c. Triển khai vấn đề nghị luận: 2,5 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo yêu cầu của bài văn thuyết minh. Dưới đây là gợi ý: - Thực chất của hiện tượng: tốn nhiều thời gian, hạn chế giao tiếp trực tiếp, … -Nguyên nhân: mạng xã hội càng ngày càng phong phú, hấp dẫn, nhanh và dễ tương tác; con người có xu hướng ngại và hạn chế khả năng giao tiếp trực tiếp,… - Hậu quả: tốn thời gian, ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe, xao nhãng công việc, dễ bị lôi kéo vào những mục đích xấu, dễ bị cô lập trong cuộc sống…. - Giải pháp: nhận thức đúng tiện ích của mạng xã hội để sử dụng đúng đắn, phục vụ cho cuộc sống, có kiến thức và kĩ năng để bảo vệ mình trên không gian mạng… - Ý nghĩa của việc thuyết minh: Lạm dụng mạng xã hội là một hiện tượng   tiêu cực. Hiểu đúng thực chất, chỉ ra nguyên nhân, nhận thấy tác hại của hiện  
  6. tượng này để tìm cách thay đổi cuộc sống theo hướng tốt đẹp hơn. Hướng dẫn chấm: - Đầy đủ các luận điểm, lập luận chặt chẽ sâu sắc: 2,5 điểm. - Chưa đầy đủ các luận điểm, lập luận chưa thật sự lôgic: 1,5 điểm – 2,0 điểm. - Các ý còn chung chung, sơ sài: dưới 1,0 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,5 Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện cách nhìn sâu sắc, mới mẻ về hiện tượng; có cách diễn 0,5 đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: - Nội dung sâu sắc, hạn chế tối đa các lỗi diễn đạt: 0,5 điểm - Nội dung sâu nhưng còn mắc lỗi diễn đạt: 0,25 điểm - Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt: 0,0 điểm I + II 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2