intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam" hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II- TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ Văn 11 I. Ma trận đề kiểm tra: - Theo hình thức tự luận: Mức độ nhận thức Nội dung kiến Kĩ Vận Tổng TT thức/Đơn vị kĩ Nhận Thông Vận năng dụng % điểm năng1 biết hiểu dụng cao Đọc Văn bản thông tin ngoài sách giáo khoa 1 Số câu 3 3 1 1 8 Tỉ lệ % 15 30 10 5 60 điểm Viết -Viết văn bản thuyết minh. Bài:7,8 2 Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 1Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt của chương trình được thể hiện trong SGK được giới hạn đến thời điểm tổ chức kiểm tra định kì (giữa kì, cuối kì), đảm bảo theo ma trận, đặc tả đề kiểm tra; phù hợp với thời gian làm bài và năng lực học tập của học sinh.
  2. II. Bảng đặc tả Số câu hỏi theo mức độ nhận Đơn vị thức Kĩ kiến T Vận năn thức/ Mức độ đánh giá Nhậ Vận T Thôn dụn g Kĩ n Dụn năng g hiểu g biết g cao 1 Đọc 1. Nhận biết: 3 câu 3 câu 1 câu 1 hiểu câu Văn - Nhận biết được thể loại của văn bản bản - Nhận biết được các phương tiện phi thông ngôn ngữ. tin - Nhận biết được bố cục, tiêu đề của văn bản. Thông hiểu: - Hiểu từ ngữ và lí giải được nội dung của văn bản - Nêu được chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc. Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa, tác dụng hay tác động của văn bản đối với quan niệm, cách nhìn của cá nhân về vấn đề được đề cập trong văn bản . -Nêu quan điểm chính của người viết. Vận dụng cao: - Thái độ của người viết đối với vấn đề được đề cập trong văn bản. - Mở rộng liên tưởng về vấn đề đặt ra trong văn bản để hiểu sâu hơn về vấn đề.
  3. 1* 1 2 câu TL 2. Nhận biết: Viết - Xác định được kiểu bài thuyết minh văn về một sự vật, hiện tượng trong đời bản sống. thuyết - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn minh. bản thuyết minh. Thông hiểu: - Nêu thực chất của sự vật, hiện tượng được thuyết minh. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. Viết - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Lí giải nguyên nhân của hiện tượng được thuyết minh. - Trình bày hệ quả, tác động tích cực hoặc tiêu cực của hiện tượng đối với đời sống con người. - Nêu giải pháp phát huy hiện tượng tích cực hoặc hạn chế, xóa bỏ hiện tượng tiêu cực Vận dụng cao: - Nêu ý nghĩa của việc nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng được thuyết minh.
  4. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II- NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: Ngữ Văn 11 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (đề có 02 trang) Họ tên học sinh: ……………………………… Lớp: 11/ I. ĐỌC (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Nguy cơ “đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá”: thế giới cần thay đổi Với khoảng 8 - 20 triệu tấn nhựa “đổ” ra các đại dương mỗi năm (trong đó, riêng Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 2.000 tấn rác thải nhựa từ trong nước rò rỉ ra biển), việc giảm thiểu chất thải từ nhựa là yêu cầu cấp bách hiện nay. Nguy cơ “đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá” đã trở nên hiện hữu và rất đáng lo ngại. Những con số đáng báo động […] Báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy, trong năm 2021, thế giới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa, gần gấp đôi so với con số ghi nhận năm 2000. Mặc dù, rác thải nhựa gia tăng song chỉ có 15% được phát hiện là đã được thu gom để tái chế - trong đó chỉ có 9% được tái chế thực sự, 6% còn lại được xử lý làm chất cặn bã. Nhiều chất dẻo đã bị rò rỉ vào môi trường nước, với 1,7 triệu tấn chảy ra đại dương trong năm 2019. Ước tính có khoảng 30 triệu tấn rác thải nhựa trong đại dương và 109 triệu tấn khác tích tụ trong các dòng sông. Còn Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) cũng đã công bố báo cáo về thực trạng rác thải nhựa đại dương. Báo cáo của WWF được tổng hợp từ hơn 2.000 công trình nghiên cứu riêng về những tác động tiêu cực của rác thải nhựa đối với các đại dương, đa đạng sinh học và sinh thái biển. Theo đó, WWF cho biết, rác thải nhựa đã xuất hiện ở những vùng xa xôi nhất và những vùng nguyên sinh của trái đất như vùng băng Bắc Cực và trong các loài cá sinh sống tại khu vực sâu nhất của đại dương là Rãnh Mariana. Cũng theo báo cáo này, mỗi năm có khoảng từ 19 - 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó, phần lớn là sản phẩm nhựa dùng một lần. Rác này chiếm tới 60% nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương. Các nghiên cứu cho thấy, rác thải nhựa trong đại dương có nguồn gốc từ đất liền, bị cuốn theo những dòng chảy từ các đô thị, do tràn cống, xả rác, chất thải từ các hoạt động công nghiệp và xây dựng... Ô nhiễm nhựa trên đại dương cũng bắt nguồn từ
  5. ngành đánh bắt cá, các hoạt động hàng hải và nuôi trồng thủy sản. Dưới tác động của bức xạ tia cực tím, gió, dòng chảy và các yếu tố tự nhiên khác, nhựa bị phân hủy thành các hạt nhỏ được gọi là hạt vi nhựa hoặc nano nhựa. Kích thước nhỏ khiến chúng dễ dàng bị các sinh vật biển vô tình ăn phải. Theo một nghiên cứu năm 2021, trong số 555 loài cá được kiểm tra, có tới 386 loài đã ăn phải rác thải nhựa. Một nghiên cứu khác được tiến hành với các loài cá đánh bắt phục vụ thương mại cho thấy, 30% cá tuyết trong một đợt đánh bắt tại biển Bắc chứa hạt vi nhựa trong dạ dày của chúng.
  6. Báo cáo của WWF cho biết, 88% các loài sinh vật biển mà tổ chức này nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nhựa rất nghiêm trọng. Ít nhất có 2.144 loài phải sống trong môi trường ô nhiễm nhựa. […] \ (Mai Anh-Phạm Mạnh, https://www.tuoitrethudo.com.vn, 22/09/2022) Câu 1. Văn bản trên thuộc loạị văn bản nào? Câu 2. Văn bản trên đã sử dụng những phương tiện phi ngôn ngữ nào? Câu 3. Theo văn bản, rác thải nhựa đại dương có nguồn gốc từ đâu? Câu 4. Phần Sa-pô (phần in đậm nằm ngay dưới tiêu đề) có vai trò gì trong văn bản? Câu 5. Nêu nhận xét của anh/chị về tiêu đề của văn bản trên? Câu 6. Theo anh/chị, tác giả căn cứ vào đâu để cho rằng nguy cơ “đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá”? Câu 7. Từ nội dung bài viết, anh/chị thấy thế giới cần thay đổi những gì để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nhựa trên đại dương? Câu 8. Nêu quan điểm chính của người viết trong văn bản trên. II. VIẾT (4,0 điểm) Thuyết minh về hiện tượng biến đổi khí hậu ở nước ta hiện nay. - Hết-
  7. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM HƯỚNG DẪN CHẤM - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: Ngữ Văn 11 Đáp án và hướng dẫn chấm Phần Câu Nội dung Điểm I. 1 Hướng dẫn chấm: 0,5 ĐỌC Văn bản thông tin - Hs trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Hs làm sai: 0 điểm 2 - Hình ảnh, số liệu 0,5 Hướng dẫn chấm: - Hs trả lời như đáp án: 0,5 điểm. -Hs trả lời được ½ đáp án: 0,25 điểm -Hs làm sai: 0 điểm 3 -Từ đất liền, từ ngành đánh bắt cá, từ hoạt động hàng 0,5 hải và nuôi trồng thủy sản Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án:0,5 điểm. -Hs trả lời được ½ đáp án: 0,25 điểm -Hs làm sai: 0 điểm 4 - Tóm tắt nội dung bài viết và thu hút sự chú ý của 1,0 người đọc Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Trả lời được ½ yêu cầu : 0,5 điểm. -Hs làm sai: 0 điểm 5 - Tiêu đề ngắn gọn, truyền tải được thông tin chính và 1,0 gây ấn tượng với người đọc Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Trả lời được ½ yêu cầu : 0,5 điểm.
  8. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 6 Căn cứ để tác giả cho rằng nguy cơ “đại dương sẽ có 1,0 nhiều nhựa hơn cá: - Căn cứ vào các số liệu thống kê của các tổ chức về lượng nhựa thế giới sử dụng và lượng rác thải nhựa chảy ra đại dương đang tăng lên hàng năm. Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời đúng như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng ½ yêu cầu: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời: 0,0 điểm. 7 Những điều thế giới cần thay đổi để giảm thiểu tình 1,0 trạng ô nhiễm nhựa trên đại dương: - Thay đổi về nhận thức: ô nhiễm nhựa trên đại dương sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. - Thay đổi về hành vi: tự giác, tích cực tham gia vào việc giảm thiểu rác thải nhựa bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương : 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được ½ yêu cầu: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời : 0,0 điểm. 8 Nêu quan điểm chính của tác giả bài viết: giảm thiểu chất 0,5 thải từ nhựa là yêu cầu cấp bách hiện nay để tránh nguy cơ “đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá”. Hướng dẫn chấm - Học sinh trả lời như đáp án hoặc tương đương : 0,5 điểm. - Trả lời được ½ yêu cầu : 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. II. VIẾT 4.0 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh. 0,25 2. Xác định đúng vấn đề thuyết minh. 0,25 “biến đổi khí hậu” ở nước ta hiện nay a. Mở bài: 3,0 Giới thiệu chung vấn đề thuyết minh “vứt rác bừa bãi”
  9. b.Thân bài: - Biến đổi khí hậu Trái Đất: là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Bao gồm: nóng lên toàn cầu, băng tan, nhiệt độ thay đổi, hiện tượng nhà kính,… - Thực trạng + Theo thống kê, số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta với cường độ mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thường và số cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng. + Ở Mỹ trong năm vừa qua đón những cơn lũ lụt kinh hoàng trong lịch sử khiến nhiều người dân thương vong và ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế quốc dân. + Biến đổi khí hậu đang tác động rộng lớn trên toàn thế giới. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Băng tan hai cực, sóng thần, ... lần lượt các thảm họa thiên tai diễn ra trên diện rộng trên nhiều quốc gia. Ngay như ở Việt Nam, bão lũ cũng xảy ra với tần suất cao và cường độ mạnh, ngày càng có nhiều làng "ung thư" xuất hiện,... + Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của riêng ai. Quan tâm và chung tay hành động, chúng ta sẽ giúp cho Trái Đất ngày một xanh tươi, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.Ở nước ta đã có 12 tỉnh công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn. + Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài... dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm. 3. Nguyên nhân: - Do tự nhiên - Chủ yếu do hoạt động của con người: chặt phá rừng bừa bãi, khói thải công nghiệp, xả thải nước trực tiếp ra biển, phá hỏng tầng ozon. 4. Hậu quả:
  10. - Rừng bị khai thác quá đà gây ra lũ lội, nhiều động vật mất nhà, con người phải chịu cảnh lũ lụt thường xuyên, môi trường khói bụi không có cây lọc khí CO2. - Băng tan ở hai cực gây ra sóng thần, đời sống người dân cực khổ - Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên - Đất nước rơi vào tình trạng khó khăn - Gây tình trạng hạn hán kéo dài ảnh hưởng tới vấn đề cây trồng vật nuôi - Biến đổi khí hậu còn gây nên tình trạng lũ lụt, thiên tai... - Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, thiếu nước sinh hoạt hoặc ô nhiễm nguồn nước - Kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. - Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nông dân 5. Giải pháp: - Chủ động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường - Có những chính sách khai thác phù hợp - Kêu gọi mọi người trên toàn thế giới chung tay góp sức bảo vệ trái đất III. Kết bài: - Trái đất là ngôi nhà của chúng ta, vì thế bảo vệ trái đất không bị phá huỷ bởi ô nhiễm môi trường ta phải chung tay góp sức ngăn chặn hiện tượng này. - Hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển. - Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tập thể có ý nghĩa thiết thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững. 3. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 4. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt 0,25 sáng tạo, văn phong trôi chảy. I+ II Tổng 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2