
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Hướng Hóa, Quảng Trị
lượt xem 0
download

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Hướng Hóa, Quảng Trị. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Hướng Hóa, Quảng Trị
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang) Họ và tên:………………..............................……. Lớp...................... SBD:...............…... I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: (1)Tháng ba về, nắng chuyển mùa chớm hè, nhìn những vườn điều đang đầy trái đỏ, vàng lấp lánh trong tán lá xanh lung linh trong nắng, tôi hạ kiếng xe để hít cái mùi hương yêu thương, tôi nhớ thiết tha cái bóng mát nơi gốc điều quê nhà, nhớ mùi hương thoang thoảng của trái điều chín, thèm tô canh điều má nấu... (2)Mùa điều trong tôi bắt đầu từ những ngày tết nguyên đán, khi những chùm hoa màu đỏ tím rung rinh trong gió xuân tỏa hương nhè nhẹ. Ba tôi không trồng điều thành vườn như người ta, ba chỉ chọn giống điều ngọt, ít chát trồng vài cây từ đầu ngõ vào đến trước sân nhà. Sáng sớm những ngày tết, tôi thích dậy sớm chạy ra sân ngắm hoa điều rụng, sau một đêm hoa điều rụng tím đầy như xác pháo... (3)Trên những cành điều xuất hiện chi chít những hạt non màu xanh lá dần dần ngã màu phơn phớt tím, nơi cái cuống phình to lên hình thành quả điều. Ban đầu là màu xanh lá cây, khi các em ấy "trổ mã" thì có nàng khoác áo vàng chanh, nàng áo đỏ tươi, nàng khoe màu đỏ thẫm. (4)Mùa chờ đợi cũng về, những trái điều căng mọng, ú na ú nần, trĩu nặng từng chùm trên cây như lồng đèn nho nhỏ, cái hạt trưởng thành đã cứng cáp, hình thận khuyết một bên trông đẹp lắm. Tôi hít thật sâu mùi hương điều chín, mãi đến bây giờ mùi hương ấy vẫn phảng phất bên tôi khi nhớ về kỷ niệm ngày thơ ... (5)Vì điều nhiều lắm nên chúng tôi chỉ cần lượm gom về nhà. Tuy thu hoạch thật nhiều từ những quả điều chín rụng nhưng chị em tôi vẫn ngước nhìn các nàng vừa chín ửng đang treo trên cây mà thích thú, cố với tay níu oằn cành để hái. (6)Mang điều về nhà chị em tôi nâng niu lấy hạt, má dặn dò là phải vặn nhẹ theo chiều kim đồng hồ, điều mới không bị giập, xong công đoạn lấy hạt, má rửa sạch và chia thành từng nhóm: trái nguyên vẹn thì để dành ăn sống, trái hơi giập thì để chế biến thức ăn, trái giập nhiều thì vắt lấy nước, sên thành thứ siro mà nhà tôi quen gọi là rượu điều. Rượu điều chữa bệnh đau bụng, khó tiêu rất hay, chỉ cần một cốc nhỏ, thơm ngon dễ uống, hết khó chịu ngay, chị em tôi gọi là thuốc tiên. Má tôi làm mấy chai rượu điều để dùng cả năm đến mùa điều năm sau. (7)Điều được má chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, cả chay và mặn. Ba tôi thích món khô cá sặt trộn với điều. Tôi lẽo đẽo theo học nghề của má. Ba nướng khô thơm nức, hai nhỏ em cùng ba xé khô, lấy phần thịt bỏ xương. Tôi chạy ra sân sau, hái mấy quả dưa leo xanh mướt, một nhúm rau răm, mấy trái ớt đỏ tươi rửa sạch mang vô bếp cho má. Dưa leo lấy phần giòn, bỏ phần ruột mềm, trái điều xắt làm sáu, vắt nhẹ cho bớt nước, nước đó má để sên siro rượu điều chứ không bỏ. Rau răm, tỏi ớt... tất cả trộn đều, thêm miếng củ hành tím phi giòn, ít muối, ít đường vì trong hỗn hợp có điều ngọt và khô mặn. Một dĩa khô trộn đầy màu
- sắc đỏ vàng của điều đan xen màu xanh lá của dưa leo và cần tàu, màu vàng nâu của khô, lấm tấm trắng đỏ của tỏi ớt băm hoà nhau ngon lành cả hương lẫn vị. Có món này, ba tôi ăn những năm chén cơm. (8)Tôi thì thích món canh chua điều do chính tay má nấu, sau này tôi được thưởng thức món này do nhiều người nấu, cả tôi dù học nghề nơi má vẫn không sao sánh bằng từ hương đến vị. Canh chua điều má nấu sử dụng cây nhà lá vườn thôi, cá đối ba đi chài trong vuông dưới mé sông, tươi sống tròn lẳn, cần tàu và lá me non ngoài sau vườn, chỉ thế thôi mà với bàn tay "ngự trù" má đã làm cho con ghiền món canh điều đến thế. Tôi khác với ba, tôi chỉ ăn nửa chén cơm nhưng với hai tô canh điều, điều trong canh má nấu mềm mà dẻo, có thể lấy đũa dẻ ra được nhưng không bở, tô canh nóng hổi bốc mùi thơm ngọt ngào, vị hơi chua, từng muỗng tan vào miệng thanh tao... Nhắc đến mà nghe thèm làm sao! (Lê Thị Ngọc Nữ, Ngan ngát mùa điều tháng ba, đăng trên http://www.huongquenha.com/2024/03/ngan-ngat-mua-dieu-thang-ba-tan-van-cua.html) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,75 điểm): Xác định đề tài của văn bản trên. Câu 2 (0,75 điểm): Liệt kê những hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả trái điều trong đoạn (3) và (4). Câu 3 (0,75 điểm): Chỉ ra cụm từ mang hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường và phân tích hiệu quả của cách kết hợp đó trong câu văn ở đoạn (1). Câu 4 (0,75 điểm): Nhận xét về vai trò của yếu tố trữ tình trong văn bản. Câu 5 (1,0 điểm): Từ nội dung văn bản, anh/chị hãy rút ra bài học về cách giữ gìn những giá trị truyền thống trong cuộc sống (trình bày khoảng 5-7 dòng). II. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) phân tích ý nghĩa của hình ảnh trái điều trong tản văn Ngan ngát mùa điều tháng ba ở phần Đọc hiểu. Câu 2 (4,0 điểm) Viết bài văn (khoảng 500-600 chữ) thuyết minh về tình trạng sống khép kín, sợ giao tiếp của một bộ phận giới trẻ hiện nay. ----- Hết ----- (Học sinh không được sử dụng tài liệu)
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 11 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 Câu 1 Đề tài: kỷ niệm về mùa 0,75 điều quê hương. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm. Câu 2 Những hình ảnh được 0,75 sử dụng để miêu tả trái điều trong đoạn (3) và (4): màu vàng chanh, hạt non màu xanh lá dần dần ngã màu phơn phớt tím, đỏ tươi, đỏ thẫm, căng mọng, ú na ú nần, trĩu nặng từng chùm, trông như lồng đèn nho nhỏ, hình thận khuyết một bên. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng từ 6 hình ảnh trở lên: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời đúng từ 4-5 hình ảnh: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời đúng 3 hình ảnh: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm Câu 3 - Cụm từ mang hiện 0,75
- tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường là: hít cái mùi hương yêu thương. - Cụm từ này đã tạo ra một sự chuyển hóa cảm xúc và hình ảnh từ một mùi hương quen thuộc trở thành một cảm giác sâu sắc và gắn bó. Việc sử dụng "mùi hương yêu thương" khiến cho mùi hương mang ý nghĩa gắn liền với cảm xúc, tình cảm của tác giả. Từ đó làm tăng tính nghệ thuật và sự gợi cảm trong câu văn, tạo nên một không gian thơ mộng, thân thuộc và sâu lắng cho người đọc. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời từ 2 ý như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời 1 ý như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm Câu 4 - Yếu tố trữ tình trong 0,75 văn bản được thể hiện thông qua cách tác giả sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc và gợi tả để diễn tả kỷ niệm gắn bó với mùa điều quê nhà. Những chi tiết như nắng chuyển mùa chớm hè, mùi hương yêu thương, hoa điều rụng tím đầy như xác pháo, hay hình ảnh trái điều được nhân hoá nàng khoác áo vàng chanh, nàng áo đỏ
- tươi, đến việc thể hiện nỗi nhớ về cái bóng mát nơi gốc điều quê nhà hay thèm tô canh điều má nấu đều thể hiện tình cảm tha thiết, sâu lắng dành cho thiên nhiên, gia đình và ký ức tuổi thơ. - Yếu tố trữ tình không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp bình dị của cuộc sống mà còn khơi dậy những cảm xúc yêu thương, gắn bó với quê hương trong lòng người đọc, khiến văn bản trở nên gần gũi, chân thực mà vẫn đầy chất thơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời từ 2 ý như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời 1 ý như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng đáp án: không cho điểm Câu 5 Học sinh nêu được nội 1,0 dung văn bản và rút ra bài học về cách gìn giữ những giá trị truyền thống trong cuộc sống. - Nội dung: Văn bản kể lại những kí ức thân thương về mùa điều ở quê hương, gắn liền với hình ảnh vườn điều, mùi hương trái cây chin, các món ăn từ điều và tình cảm gia đình đầm ấm. - Bài học về cách gìn giữ những giá trị truyền thống trong cuộc sống: cần gìn giữ những giá trị truyền thống như các
- món ăn quê nhà và những kỷ niệm gia đình để trân trọng cội nguồn và nuôi dưỡng tình cảm gắn bó giữa các thế hệ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời phù hợp, lập luận thuyết phục: 1,0 điểm. - Học sinh rút ra bài học, nhưng lập luận chưa thuyết phục: 0,75 điểm. - Học sinh chỉ rút ra bài học hợp lí, chưa có lập luận: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: không cho điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng lí giải thuyết phục, phù hợp. Giám khảo linh hoạt cho điểm. II PHẦN VIẾT 6,0 Câu 1 Viết đoạn văn nghị 2,0 luận (khoảng 150 chữ) phân tích ý nghĩa hình ảnh trái điều trong tản văn Ngan ngát mùa điều tháng ba ở phần Đọc hiểu. a. Xác định được yêu 0,25 cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 150 chữ) 0,25 của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn
- đề cần nghị luận: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa hình ảnh trái điều c. Viết được đoạn văn 1,0 đảm bảo các yêu cầu - Lựa chọn các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận Xác định được các ý phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: - Ý nghĩa hiện thực: + Điều là loại quả mang vẻ nét đẹp mộc mạc, gần gũi với miêu tả chi tiết qua màu sắc đỏ, xanh, vàng, mùi hương thoang thoảng của trái điều chin và hình dáng mọng, căng tròn. + Trái điều có mặt trong đời sống bình dị của con người rượu điều và các món ăn đậm vị gia đình, quê hương: khô cá sặt trộn điều, canh chua điều. -Ý nghĩa biểu tượng: + Biểu tượng của ký ức tuổi thơ bình yên, thân thuộc gắn với những kỷ niệm hồn nhiên bên gốc điều, ngắm hoa rụng. thu hoạch quả. + Biểu tượng cho tình yêu, sự gắn kết gia đình khi trái điều là cầu nối yêu thương giữa các thành viên: ba trồng điều, má chế biến, chị em thu hoạch. - Giá trị thẩm mỹ và
- nhân văn sâu sắc: qua hình ảnh trái điều, tác giả gửi gắm nỗi nhớ quê, yêu thương nguồn cội, và lòng biết ơn với thiên nhiên. Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích được 3 ý: 1,0 điểm. - Học sinh phân tích được 2 ý trở lên: 0,75 điểm. - Học sinh phân tích được 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ sài: 0,25 điểm. d. Diễn đạt 0,25 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn e. Sáng tạo: Thể hiện 0,25 suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Câu 2 Viết bài văn (khoảng 4,0 500 – 600 chữ) thuyết minh về tình trạng sống khép kín, sợ giao tiếp của của một bộ phận giới trẻ hiện nay. a. Đảm bảo được yêu 0,25 cầu về hình thức, dung lượng của bài văn nghị luận Đảm bảo yêu cầu về bố cục và dung lượng (khoảng 500 – 600 chữ) của bài văn b. Xác định đúng vấn 0,5 đề cần thuyết minh: về tình trạng sống khép kín, sợ giao tiếp của của một bộ phận giới trẻ
- hiện nay. c. Đề xuất được hệ 2,5 thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề thuyết minh: - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý theo bố cục hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn thuyết minh. Có thể theo hướng: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề thuyết minh và nêu rõ sự tồn tại của hiện tượng trong đời sống xã hội. * Thân bài: Triển khai vấn đề thuyết minh - Nêu thực chất của hiện tượng sống khép kín, sợ giao tiếp của giới trẻ hiện nay và biểu hiện cụ thể. - Nguyên nhân: + Ảnh hưởng của công nghệ và truyền thông: sự phát triển của internet, điện thoại thông minh tạo điều kiện giao tiếp ảo, làm giảm nhu cầu gặp gỡ trực tiếp. + Áp lực học tập và công việc: áp lực thành tích, kì vọng từ gia đình và xã hội khiến giới trẻ căng thẳng, tự ti, khép mình không muốn giao tiếp. + Thiếu tự tin và kỹ năng giao tiếp. - Hậu quả: + Đối với cá nhân: Gây ra cảm giác cô đơn, trầm cảm, lo âu và ảnh hưởng đến sức khoẻ
- tinh thần. Hạn chế kỹ năng giao tiếp, gây trở ngại trong việc xây dựng các mối quan hệ, sự nghiệp tương lai. + Đối với gia đình: mất sự kết nối giữa các thành viên. + Đối với xã hội: làm giảm chất lượng giao tiếp xã hội, ảnh hưởng đến sự gắn kết của cộng đồng. Hình thành môi trường sống vô cảm, thiếu sự tương tác và hỗ trợ lẫn nhau. - Giải pháp: + Khuyến khích giới trẻ chủ động rèn luyện kỹ năng giao tiếp, chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng. + Gia đình: quan tâm đến sức khoẻ tinh thần, tăng cường sự kết nối, chia sẻ, đồng hành. + Xã hội: cần phát huy hơn nữa hiệu quả của các chương trình giáo dục kỹ năng sống, định hướng nghề nghiệp. Hạn chế lạm dụng công nghệ, nâng cao nhận thức, khuyến khích cân bằng giữa đời sống ảo và thật. * Rút ra ý nghĩa của việc nhận thức đúng về hiện tượng. Lưu ý: Các thông tin cần trình bày logic, khách quan; HS có thể trình bày theo cách riêng, nhưng phải phù hợp, có dẫn chứng thuyết phục .
- Hướng dẫn chấm: - Triển khai đầy đủ, khách quan, có sự kết hợp dẫn chứng: 2,0 điểm – 2,5 điểm. - Các bước triển khai chưa đầy đủ hoặc đầy đủ nhưng thiếu dẫn chứng: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Các bước triển khai chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. d. Diễn đạt 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Tổng điểm 10

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p |
438 |
18
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p |
319 |
8
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p |
315 |
6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p |
331 |
6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p |
325 |
5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p |
313 |
4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p |
329 |
4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p |
310 |
4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p |
320 |
4
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p |
322 |
3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p |
303 |
3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p |
332 |
3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p |
314 |
3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p |
326 |
3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p |
311 |
3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p |
320 |
3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p |
337 |
2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p |
321 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
