intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Văn Dư, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Văn Dư, Quảng Nam" để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Văn Dư, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II, NĂM HỌC 2022­2023 TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN DƯ MÔN: NGỮ VĂN Khối 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (Đề có 2 trang) (Không kể thời gian giao đề)     Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm Em yêu khói bếp vương vương Xám màu mái lá mấy tầng mây cao Em yêu mơ ước đủ màu Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân. (Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm) Câu 1. (0,75 điểm) Bài thơ trên viết theo thể thơ gì? Câu 2. (0,75 điểm) Nêu tác dụng phép điệp trong bài thơ. Câu 3. (1,0 điểm) Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Câu 4. (0,5 điểm) Hai câu kết của bài thơ: “Em đi cuối đất cùng miền/ Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân” gợi anh/chị suy nghĩ gì? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của bà cụ Tứ . Chiều hôm trước, khi biết con trai mình dắt vợ về nhà: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão
  2. hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì...Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt...Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. Và sáng hôm sau, trong buổi cơm: “Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: -Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chẳng mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...” (Vợ Nhặt - Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam 2015, tr 28 và 31) Phân tích hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ qua hai lần miêu tả trên. Từ đó làm nổi bật thông điệp mà nhà văn gửi gắm qua nhân vật này. ----------------- Hết -----------------
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM KT GIỮA HK 2 (2022-20230-MÔN NGỮ VĂN 12 - Thầy cô cần quan sát bài làm của học sinh một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. - Trân trọng những bài viết có suy nghĩ mới lạ, độc đáo. - Điểm thành phần tính đến 0,25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định. Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 Thể thơ: lục bát/lục bát 1 0.75 -Phép điệp: điệp từ: “yêu” (9 lần), “em yêu” (6 lần) 0.75 -Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh được gợi trong bài thơ. Qua đó thể hiện 2 tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên, dành cho quê hương xứ sở, một tình yêu gắn bó tha thiết với quê hương tươi đẹp. Cách hiểu nội dung các dòng thơ: - Đây là những hình 1.0 ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Tác giả đã miêu tả ban ngày có “đàn trâu thong thả”, ban đêm thì có bầu trời “lốm đốm 3 hạt sao”, thể hiện được vẻ đẹp giản dị, sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người; - Tâm hồn thật phong phú, giác quan nhạy bén, tinh tế của nhân vật trữ tình “em”. 4 Hai câu kết của bài: “Em đi cuối đất cùng miền/ Yêu quê yêu đất gắn liền bước 0,5 chân” gợi suy nghĩ: tình yêu quê hương của nhân vật trữ tình “em” không bó hẹp ở một miền đất cụ thể mà mở rộng đến nhiều miền quê, vùng đất khác của đất nước. Tác giả đã
  4. khéo sử dụng hai từ yêu trong vế đầu câu thơ “Yêu quê yêu đất” để nói lên tình yêu song hành ấy là hành trang, là động lực tiếp thêm sức mạnh để mỗi con người mang theo mình trong suốt hành trình tạo dựng cuộc sống, góp phần dựng xây quê hương, đất nước mình mỗi ngày thêm giàu đẹp. II Làm văn Từ nội dung đoạn 2.0 1 trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống con người. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn 0.25 văn nghị luận 200 chữ Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách 0.25 diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống con người. c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp 1.00 để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống con người. Có thể triển khai theo hướng sau: -Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn
  5. bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên. -Vai trò của tình yêu quê hương đất nước: + Là chỗ dựa tinh thần cho con người: các nghệ sĩ sáng tác, các tác phẩm văn học ra đời; +Là động lực cho chúng ta có trách nhiệm với quê hương và yêu quê hương hơn; +Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội; +Nâng cao ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người;thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân; +Gắn kết cộng đồng, giúp con người xích lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp. -Bài học nhận thức và hành động: +Về nhận thức: bản thân phải hiểu được vai trò, ý nghĩa của tình yêu quê hương, đất nước, từ đó xác định lối sống có lí tưởng, có tình yêu cao đẹp; + Về hành động: tích cực học tập, rèn luyện, biết đấu tranh, lên án những hành vi trái với chuẩm mực đạo đức và pháp luật. d. Sáng tạo 0.25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc,
  6. mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt 0.25 câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 2 Phân tích hình ảnh nhân 5.0 vật bà cụ Tứ qua hai lần miêu tả , từ đó làm nổi bật sự thông điệp nhà văn gửi gắm qua nhân vật này. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị 0.5 luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần 0.5 nghị luận Sự đổi thay trong tâm lí, tính cách bà cụ Tứ qua hai lần miêu tả trong buổi chiều hôm trước Tràng đưa vợ về nhà và buổi sáng hôm sau . c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về 0.5 tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt Phân tích nhân vật bà cụ Tứ : 1.5 * Nội dung - Giới thiệu về nhân vật:
  7. Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo ,chỉ xuất hiện ở giữa truyện khi Tràng đưa vợ về nhà nhưng thu hút bởi vẻ đẹp tâm hồn, tính cách. – Phân tích nhân vật bà cụ Tứ qua hai lần miêu tả: + Ở buổi chiều hôm trước: tâm ttrạng ai oán xót thương cho tình cảnh đứa con trai và bản thân mình, lo lắng cho tình cảnh đứa con. Một người mẹ thương con, hiểu lẽ đời. + Ở buổi sáng hôm sau: Vui tươi, phấn khởi, bà muốn mang lại niềm tin cho đôi vợ chồng trẻ. Bà có tinh thần lạc quan, niềm tin về phía trước. 05 *Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Nghệ thuật phân tích, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế; xây dựng chi tiết mang
  8. tính biểu tượng, giọng điệu trần thuật linh hoạt. 0,5 - - Thông điệp nhà văn gửi gắm qua nhân vật: con người dù khi có đặt vào hoàn cảnh khốn cùng vẫn không mất đi những giá trị tinh thần, phẩm chất cao đẹp: lòng yêu thương con người,tinh thần lạc quan, hy vọng vào tương lai dù chỉ có một tia hy vọng mong manh. Đó cũng chính là chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút Kim Lân. d. Chính tả, ngữ pháp 05 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ TỔNG ĐIỂM 10.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2