intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ II NAM NĂM HỌC: 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ MÔN: NGỮ VĂN 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên thí sinh:……………………………. ………………Số báo danh:………………. I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Vì sao anh nghĩ con người không ngừng tìm kiếm hạnh phúc? Vì con người chúng ta có mối liên hệ với một sự tồn tại vĩnh hằng. Nhưng nhiều người trong chúng ta phạm phải một sai lầm rất nghiêm trọng: Chúng ta đặt ra các điều kiện cho hạnh phúc dựa trên danh vọng và giàu có, những khoái lạc trong chốc lát, những điều thật hạn chế và không ngừng biến động. Có những người giàu hơn cả tưởng tượng của chúng ta, ấy vậy mà họ vẫn muốn có nhiều hơn nữa trong khi cố gắng đến tuyệt vọng để tìm kiếm hạnh phúc. Lý do cố gắng ấy rơi vào tuyệt vọng là vì họ đang đi tìm hạnh phúc vô biên trong những đồng tiền và sự giàu có hạn hẹp. Trừ khi có thể trở thành người bất tử, chúng ta sẽ không bao giờ tìm được hạnh phúc thực sự. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nâng cao nhận thức của mình. Tất cả những gì có thể được nhìn thấy bằng mắt đều thuộc về thế giới hữu hạn này. Sớm muộn gì thì những cạm bẫy vật chất cũng sẽ chấm dứt và chừng nào chúng ta còn định nghĩa hạnh phúc của mình theo cách đó, trái tim chúng ta sẽ vẫn cứ luôn cảm thấy trống rỗng. Tất nhiên, tôi hiểu rằng gạt tất cả những ước vọng sang một bên là điều không thể và thậm chí cũng không nên. Trên thực tế, khát khao không phải là thứ ngăn chúng ta tìm kiếm hạnh phúc. Một lượng khát khao thích hợp là cần thiết để khuyến khích mọi người cố gắng vì điều gì đó tốt đẹp hơn và đó cũng chính là điều khiến xã hội loài người có thể tiến lên tới tầm mức hiện tại. Vấn đề phát sinh khi chúng ta trở thành nô lệ cho khát vọng của mình. Xã hội hiện đại vận hành dựa trên khả năng khuấy động ước vọng trên phạm vi rất rộng lớn. Tìm kiếm hạnh phúc trong một xã hội được thiết lập nên từ những khát khao không thể thỏa mãn thật không dễ dàng chút nào. Vậy thì chúng ta cần làm gì để thoát khỏi những mong muốn bất tận và tìm thấy hạnh phúc? Câu trả lời là hãy mang một trái tim tràn đầy lòng biết ơn. Hơn bao giờ hết, chúng ta sống ở thời đại mà tình yêu và sự trân trọng thực sự cần thiết. (Trích “Bí mật của nước” – Masaru Emoto) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,75 điểm) 2. Theo tác giả, chúng ta đặt ra các điều kiện cho hạnh phúc dựa trên cơ sở nào? (0,75 điểm) 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu có những người giàu hơn cả tưởng tượng của chúng ta, ấy vậy mà họ vẫn muốn có nhiều hơn nữa trong khi cố gắng đến tuyệt vọng để tìm kiếm hạnh phúc?(1,0 điểm) 4. Anh/chị có đồng ý với câu nói Vấn đề phát sinh khi chúng ta trở thành nô lệ cho khát vọng của mình không? Vì sao? (0,5 điểm)
  2. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận về nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích sau: Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12, Tập Hai, NXB Giáo dục, trang 6) --------- HẾT ----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2