Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh
lượt xem 2
download
Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Tây Hồ, Phú Ninh
- Tiết: Ngày soạn: 10 /3/2023 Ngày kiểm tra: 23 /3/2023 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 20 đến tuần 25) so với yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về phẩm chất và năng lực của học sinh, trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận+ trắc nghiệm - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo kế hoạch của chuyên môn nhà trường. III. THIẾT LẬP ĐỀ KIỂM TRA A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II- MÔN NGỮ VĂN 6 Mức độ nhận Nội thức Tổng dung/đơn Kĩ năng vị kiến thức Nhận Thông Vận Vận TT biết hiểu dụng dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ 1 Đọc Truyện truyền 4 0 3 1 0 2 0 thuyết Tỉ lệ % 20 15 10 15 điểm 2 Viết Đóng vai 0 1* 0 1* 0 1* 0 nhân vật 1
- kể lại một truyện cổ tích. Tỉ lệ % 10 10 10 10 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận 30 35 25 thức B.BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ n Chương/ Mức độ đánh TT dung/Đơn vị Thông hiểu Chủ đề giá Nhận biết Vận kiến thức 1 Đọc hiểu Truyện truyền Nhận biết: 3 TN thuyết - Nhận biết 4 TN 1 TL được thể loại văn bản, ngôi kể, phương 2TL thức biểu đạt, từ ghép. Thông hiểu: -Hiểu được giai đoạn truyện ra đời, các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo. -Giải thích được nghĩa của từ. -Nắm được các sự việc chính và ý nghĩa của văn bản. Vận dụng: 2
- -Chỉ ra và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ. -Trình bày được ý kiến, quan điểm riêng của bản thân gợi ra từ văn bản. 2 Viết Đóng vai Nhận biết: 1* 1* 1* nhân vật kể Nhận biết lại một được yêu cầu truyện cổ tích của đề về kiểu văn bản, về nội dung tự sự. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung,về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: Viết được bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích. Vận dụng cao: Viết được bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ 3
- tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất kể bằng lời văn của bản thân trên cơ sở tôn trọng cốt truyện dân gian. Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, chi tiết, lời kể chuyện, lời đối thoại, độc thoại, có sử dụng yếu tố miêu tả trong khi kể… Tổng 4 TN 3 TN 2 TL 1 1 TL Tỉ lệ % 20 2,5 1,5 4 Tỉ lệ chung Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong hướng dẫn chấm. B. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II- NGỮ VĂN 6, NH 2022-2023 4
- Trường THCS Phan Tây Hồ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022-2023 MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian: 90 phút( không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC: I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. 5
- Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước, cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung với mẹ. Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở: – Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ? Lạc Long Quân nói: – Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là giòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. (Con Rồng cháu Tiên, Lịch sử Việt Nam bằng tranh, số trang 78, NXB Trẻ, 2021) Câu 1 (0,5đ). Truyện Con Rồng cháu Tiên thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết D. Truyện thần thoại Câu 2 (0,5đ). Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 3 (0,5đ). Trong các từ sau đây từ nào là từ ghép ? A. xinh đẹp B. hồng hào C. đẹp đẽ D. khỏe khoắn Câu 4 (0,5đ). Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận Câu 5 (0,5đ).. Truyện Con Rồng cháu Tiên kể về giai đoạn nào của lịch sử nước ta? A. Thời kỳ Bắc thuộc B. Thời Hùng Vương C. Thời An Dương Vương xây thành Cổ Loa D. Thời kì phong kiến Câu 6 (0,5đ). Trong đoạn trích trên, những chi tiết nào là tưởng tượng, kì ảo? A. Âu Cơ ở lại một mình nuôi đàn con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. B. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. C. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng. D. Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Câu 7 (0,5đ). Trong câu: Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Từ “ xinh đẹp” nghĩa là gì? A. xinh xắn B. xinh xinh B. xinh tươi D. rất xinh Câu 8 (1đ). Sắp xếp các chi tiết, sự việc sau đây theo đúng trình tự cốt truyện: A. Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi. B. Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con. C. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, kết duyên vợ chồng. 6
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay, Lạc Long Quân về thủy cung. D. Câu 9 (0,75đ). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: « Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần ». Câu 10 (0,75đ). Qua đoạn trích trên, em hiểu người Việt Nam có nguồn gốc như thế nào? Phần II. Viết (4,0 điểm) Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 B 0,5 6 D 0,5 7 D 0,5 8 Sắp xếp các chi tiết, sự việc sau đây theo đúng trình tự cốt truyện: C- 1.0 7
- B-D-A 9 Câu văn: “ Đàn con không cần bú mớn mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần” - Sử dụng biện pháp so sánh “ tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần” - Tác dụng: 0,25 + Làm cho câu văn sinh động hơn. +Đồng thời thể hiện sự phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh của đàn 0,25 con. 0,25 10 HS trả lời theo gợi ý sau: - Dân tộc Việt Nam có nguồn gốc là con cháu của vua Hùng, cùng nở ra từ bọc trăm trứng, cùng thuộc nòi giống Rồng Tiên. - Đây là cách thần tiên hóa giống nòi dân tộc nhằm mục đích suy tôn nguồn gốc cao quý của dân tộc ta. GV chấm linh hoạt tôn trọng ý kiến riêng của HS (nhưng phải phù hợp) 0,75 Mức 1: Hs trả lời được 2 ý trên 0,5 Mức 2: Hs trả lời được ít nhất 1 ý 0,25 Mức 3: Hs hiểu nhưng diễn đạt chưa rõ ràng 0 Mức 4: Hs bỏ giấy trắng hoặc lạc đề. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Đóng vai nhân vật kể lại một 0,25 truyện cổ tích. c. Học sinh viết bài văn đảm bảo các yêu cầu theo các ý sau: * Mở bài: Giới thiệu được truyện cổ tích 0,5 * Thân bài: Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật 2.0 có liên quan. - Kể lại các sự việc có trong câu chuyện theo trình tự hợp lí (thời gian, không gian, nguyên nhân – diễn biến – kết quả, mức độ quan trọng của sự việc….) + Sự việc 1……. + Sự việc 2……. + Sự việc 3……. - Sử dụng các chi tiết miêu tả cụ thể thời gian, không gian, nhân vật và 0,5 diễn biến câu chuyện * Kết bài: 8
- - Thể hiện cảm xúc của người viết trước sự việc được kể, rút ra được ý nghĩa của câu truyện. c. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt d. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,25 D.HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 8,0 1 C 0,75 2 B 0,75 3 A 0,75 4 C 0,75 5 B 0,75 6 D 0,75 7 D 0,75 8 Sắp xếp các chi tiết, sự việc sau đây theo đúng trình tự cốt truyện: C- 1.0 B-D-A 9 Câu văn: “ Đàn con không cần bú mớn mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần” - Sử dụng biện pháp so sánh “ tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần” - Tác dụng: 0,25 + Làm cho câu văn sinh động hơn. +Đồng thời thể hiện sự phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh của đàn 0,25 con. 0,25 10 HS trả lời theo gợi ý sau: 9
- - Dân tộc Việt Nam có nguồn gốc là con cháu của vua Hùng, cùng nở ra từ bọc trăm trứng, cùng thuộc nòi giống Rồng Tiên. - Đây là cách thần tiên hóa giống nòi dân tộc nhằm mục đích suy tôn nguồn gốc cao quý của dân tộc ta. GV chấm linh hoạt tôn trọng ý kiến riêng của HS (nhưng phải phù hợp) Mức 1: Hs trả lời được 2 ý trên 1.0 Mức 2: Hs trả lời được ít nhất 1 ý Mức 3: Hs hiểu nhưng diễn đạt chưa rõ ràng Mức 4: Hs bỏ giấy trắng hoặc lạc đề. II VIẾT 2,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Đóng vai nhân vật kể lại một 0,25 truyện cổ tích c. Học sinh viết bài văn đảm bảo các yêu cầu theo các ý sau: * Mở bài: Giới thiệu được truyện cổ tích 0, 25 * Thân bài: Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật 1.0 có liên quan. - Kể lại các sự việc có trong câu chuyện theo trình tự hợp lí (thời gian, không gian, nguyên nhân – diễn biến – kết quả, mức độ quan trọng của sự việc….) + Sự việc 1……. + Sự việc 2……. + Sự việc 3……. - Sử dụng các chi tiết miêu tả cụ thể thời gian, không gian, nhân vật và 0,25 diễn biến câu chuyện * Kết bài: - Thể hiện cảm xúc của người viết trước sự việc được kể, rút ra được ý nghĩa của câu truyện. c. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt d. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,25 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 150 | 17
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 46 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 40 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 42 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn