Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hội An
lượt xem 1
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hội An" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hội An
- UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TH- THCS NĂM HỌC 2023-2024 LÝ THƯỜNG KIỆT Môn: NGỮ VĂN – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I/ MA TRẬN: Mức độ Phần nhận Tổng Nội thức dung Nhậ Thôn Vận Kĩ / đơn Vận n g dụng năng vị dụng biết hiểu cao kiến thức TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q I Đọc Truy hiểu ện cổ 10 4 0 3 1 0 1 0 1 tích câu Tỉ lệ 20 0 15 10 0 10 0 5 60 % % điểm II Viết Văn tự sự 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 câu 10 0 15 0 10 0 5 Tỉ lệ % 0 40 % điểm Tỉ lệ % các mức độ 30% 100% nhận thức 70%
- II. BẢNG ĐẶC TẢ: Số câu hỏi Phần Nội theo mức độ nhận thức dung/ Chương/ Mức độ đơn vị chủ đề đánh giá kiến Vận Nhận Thông Vận thức dụng biết hiểu dụng cao I Đọc hiểu Truyện * Nhận 4TN 3TN/ 1TL 1TL cổ tích biết: 1TL - Thể loại truyện. - Ngôi kể - Nhân vật - Chi tiết * Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Hiểu được đặc điểm
- nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ. - Hiểu và nhận biết được chủ đề của văn bản. - Hiểu, xác định được nghĩa của từ, từ láy, loại trạng ngữ, các phép tu từ. * Vận dụng: - Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa, giá trị tư tưởng hoặc đặc sắc về nghệ thuật của văn bản. * Vận dụng cao - Rút ra được bài học từ văn bản, biết liên
- hệ bản thân. II Viết Văn Nhận 1* 1* 1* tự sự biết: Nhận biết được yêu cầu của đề (viết bài 1* văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích). Thông hiểu: Viết đúng về kiểu bài, về nội dung, hình thức bài văn. Vận dụng: Viết được bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích. Vận dụng cao: Bài viết có sáng tạo trong cách diễn đạt. Bố cục rõ ràng, mạch lạc,
- ngôn ngữ trong sáng. Tỉ lệ (%) 30 40 20 10 từng mức độ 100% Tỉ lệ chung
- UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TH- THCS LÝ THƯỜNG KIỆT NĂM HỌC: 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA Ngày xưa, có một cậu bé mồ côi cha từ nhỏ nên được mẹ cưng chiều. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ nhà ra đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. Vì quá kiệt sức và đau buồn nên bà đã gục xuống và hóa thành một cây xanh. Một hôm, vừa đói vừa rét, cậu mới tìm đường về nhà. Về đến nhà, cậu khản tiếng gọi mẹ nhưng không có ai trả lời. Cậu chỉ nhìn thấy một cây xanh tươi tốt. Cậu tựa vào gốc cây và òa khóc nức nở. Lạ lùng thay cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu ... Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé oà khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về ... Cậu bé ân hận và kể lại chuyện của mình cho mọi người nghe. Ai cũng thích loại trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là cây vú sữa. (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Khoa học xã hội) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy làm bài (từ câu 1 đến câu 7) Câu 1. Truyện Sự tích cây vú sữa thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
- Câu 3. Trong câu chuyện, khi cậu bỏ nhà đi thì người mẹ ở nhà như thế nào? A. Bực tức cáu giận. B. Vẫn bình thản làm việc. C. Mỏi mắt chờ mong. D. Cuống cuồng tìm con. Câu 4. Phép tu từ nào được sử dụng trong câu văn:“Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.”? A. Nhân hoá B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. So sánh Câu 5. Chủ đề nào sau đây đúng nhất với truyện Sự tích cây vú sữa? A. Ca ngợi ý nghĩa của loài cây vú sữa. B. Ca ngợi lòng hiếu thảo. C. Ca ngợi tình cảm gia đình. D. Ca ngợi tình mẫu tử. Câu 6. Trong câu văn: “Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.”, từ láy “la cà” có nghĩa là gì? A. đi lang thang chơi ở những nơi rất xa. B. ghé qua chỗ này, dừng ở chỗ khác để chơi. C. chơi cùng bạn bè trong xóm một lát rồi về.
- D. đi chơi cùng gia đình dài ngày. Câu 7. Từ in đậm trong câu văn “Một hôm, vừa đói vừa rét, cậu mới tìm đường về nhà”. thuộc loại trạng ngữ nào? A. Trạng ngữ chỉ mục đích B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân D. Trạng ngữ chỉ thời gian * Trả lời các câu hỏi (từ câu 8 đến câu 10) Câu 8. Em có đồng tình với cách ứng xử của cậu bé không? Vì sao? Câu 9. Theo em, ngày nay, lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ có còn quan trọng không? Vì sao? Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên. II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích. ------------------------- Hết -------------------------
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA Môn: Ngữ văn lớp 6 Phầ Câu Nội dung Điểm n I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 D 0,5 5 D 0,5 6 B 0,5 7 D 0,5
- 8 - Nêu được quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng 1,0 tình một phần. - Lí giải được lí do lựa chọn quan điểm của bản thân: + không đồng tình: vì cậu bé không nghe lời mẹ, bỏ nhà ra đi... + đồng tình: cậu bé đã nhận ra lỗi lầm, đã trở về nhà, cậu bé ân hận ... (*Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau để thể hiện quan điểm của bản thân nhưng lí lẽ phải rõ ràng, thuyết phục. Quan điểm và lý giải phải phù hợp chuẩn mực đạo đức và lối sống. Giám khảo linh hoạt trong quá trình chấm) 9 - Khẳng định: Ngày nay, lòng hiếu thảo vẫn rất quan trọng 0,5 và cần thiết. - Vì: + Lòng hiếu thảo là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. + Cha mẹ là người đã có công sinh thành, dưỡng dục, yêu thương con cái vô điều kiện nên con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. + Hiếu thảo với cha mẹ chính là một phẩm chất tốt đẹp của con người. (HS chỉ cần trình bày được 1 trong 3 ý trên) 0,5 *Giám khảo linh hoạt trong quá trình chấm 10 - Đây là dạng câu hỏi mở, mỗi học sinh có thể rút ra được 0,5 những bài học nhận thức riêng cho bản thân nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Gợi ý: + Phải luôn hiếu thảo với ba mẹ. + Yêu thương, chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ còn sống theo khả năng của mình. Đừng để đến lúc bố mẹ mất đi rồi mới nhận ra sai lầm, ân hận thì đã quá muộn. + Bố mẹ dù có trách mắng thế nào cũng chỉ mong điều tốt cho con cái. Với con cái, bố mẹ luôn bao dung, yêu thương, che chở dù con cái có sai lầm gì. + Không nóng vội, phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định một việc gì. + .... Mức 1: Trả lời được 2 bài học. (0.5điểm) Mức 2: Trả lời được 1 bài học. (0.25 điểm) Mức 3. Không trả lời được. (0 điểm) * Giám khảo linh hoạt trong quá trình chấm. II VIẾT 4,0
- a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Mở bài, Thân bài, Kết 0,5 bài b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Đóng vai nhân vật kể lại 0,25 một chuyện cổ tích mà em yêu thích. (Kể theo ngôi thứ nhất) c. Triển khai bài kể chuyện theo một trình tự hợp lý. Có thể 2.5 triển khai theo hướng sau: - Mở bài: Giới thiệu nhân vật và câu chuyện sẽ kể. - Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự hợp lý: Sự việc bắt đầu => diến biến => kết thúc. (Chú ý: Sử dụng đúng ngôi kể, thay đổi lời kể cho phù hợp, biết cách trình bày lời kể và lời thoại; có kết hợp bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân một cách hợp lí...) - Kết bài: Rút ra những bài học, lời khuyên từ câu chuyện. d. Chính tả, ngữ pháp: 0,25 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi diễn đạt.. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, diễn đạt độc đáo, lời kể sinh 0,5 động, sáng tạo ...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 169 | 9
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kim Liên
10 p | 50 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 68 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 56 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Long
4 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tam Thái
12 p | 52 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 - Trường Tiểu học Hòa Bình 1
3 p | 58 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành
4 p | 51 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 75 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Đại An
3 p | 42 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 108 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
13 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 73 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Thạch Bằng
6 p | 32 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 66 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành B
4 p | 46 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 81 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn