Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn
lượt xem 2
download
Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn
- UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II. NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 Mức độ nhận thức Kĩ năng Nội dung/đơn vị KT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng % TT điểm TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu 1 Số câu Truyện cổ tích 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ % điểm 20% 15% 10% 10% 5% 60% Viết Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích 2 Số câu mà em đã đọc hoặc nghe 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 kể. Tỉ lệ % điểm 10% 15% 10% 0 5% 40% Tỷ lệ % điểm các mức độ 70% 30% 100%
- UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II. NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội TT Kĩ năng dung/Đơn Mức độ đánh giá Vận Nhận Thông Vận vị kiến thức dụng biết hiểu dụng cao Nhận biết: 4 câu - Nhận biết được thể loại, lời của người kể chuyện. TN - Nhận biết được cụm từ loại. - Nhận biết được hành động của nhân vật trong văn bản. 3 câu Thông hiểu: TN; 1 Truyện cổ 1. Đọc hiểu - Hiểu được nghĩa của từ, hiểu được vấn đề đặt ra trong văn bản. câu TL tích - Hiểu được nội dung thông điệp của văn bản. (TNTL) 1 câu Vận dụng: Đóng vai nhân vật trong truyện giải quyết tình huống và TL 1câu giải thích cụ thể. (TNTL) TL Vận dụng cao: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề đặt ra trong văn bản. (TNTL) Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu bài tự sự: Đóng vai 1* 1* 1* 1* nhân vật kể lại một truyện cổ tích. Thông hiểu: Hiểu những yêu cầu về kiểu bài tự sự: Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích. Viết đúng về nội dung, hình thức (từ ngữ, diễn đạt, lỗi chính tả, bố cục văn bản). Văn tự sư: Vận dụng: Đóng vai - Biết vận dụng sự hiểu biết về con người và cuộc sống kết hợp kiến nhân vật kể 2. Viết thức, kĩ năng làm bài văn kể chuyện để hoàn thành bài văn. lại một - Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện truyện cổ gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở tích truyện gốc. Vận dụng cao: - Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lời kể hấp dẫn. - Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.
- Tỉ lệ % điểm 70% 30% Tổng điểm 10
- TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Họ và tên: ...................................... Môn: Ngữ văn- Lớp 6 Lớp: 6/... Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2 ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: SỰ TÍCH HẠT THÓC GIỐNG Thuở xưa có một ông vua cao tuổi mà không có con cái nên muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt. Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu: - Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được. Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói: - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được sao? Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta. Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố: - Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này. (Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 7) Câu 1. Văn bản Sự tích hạt thóc giống thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích. B. Truyện đồng thoại. C. Truyền thuyết. D. Truyện ngắn. Câu 2. Văn bản trên được kể bằng lời kể của ai? A. Lời của nhà vua. B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của chú bé Chôm. D. Lời của hạt thóc giống. Câu 3. Câu văn “Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi.” có mấy cụm động từ? A. Một cụm. B. Hai cụm. C. Ba cụm. D. Bốn cụm. Câu 4. Khi nhận được thúng thóc giống của vua, chú bé Chôm đã làm gì? A. Dốc công chăm sóc nhưng thóc vẫn chẳng nảy mầm. B. Đem về rồi vứt ở xó nhà, quên mất lời vua dặn phải gieo trồng, chăm sóc. C. Đem đi gieo trồng nhưng vì lười biếng nên không bao giờ chịu chăm sóc. D. Không biết gieo trồng thế nào nên mang sang nhờ người hàng xóm chăm sóc giúp. Câu 5. Theo em, từ “sững sờ” trong đoạn văn sau có nghĩa là gì? “Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm, phen này sẽ bị phạt nặng nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói: - Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được sao?” A. Ở trạng thái lặng người đi vì ngạc nhiên, lo lắng. B. Ở trạng thái đau buồn không thể thốt lên thành lời.
- C. Ở trạng thái nghi ngờ trước lời thú tội của Chôm. D. Ở trạng thái bất ngờ, vui sướng trước sự chăm chỉ của chú bé Chôm. Câu 6. Vì sao nhà vua lại truyền ngôi cho chú bé? A. Vì chú bé thông minh và lanh lợi. B. Vì chú bé chăm chỉ và chịu khó. C. Vì chú bé trung thực và dũng cảm. D. Vì chú bé hiền lành và nhân hậu. Câu 7. Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý? A. Vì người trung thực luôn nói ra sự thật để có lợi cho bản thân. B. Vì người trung thực luôn che giấu sự thật để được mọi người quý mến, tin tưởng. C. Vì họ luôn tỏ ra thật thà, trung thực dành được phần ưu tiên và sự tin tưởng. D. Vì họ luôn nói ra sự thật, không vì lợi ích cá nhân mà nói dối làm hỏng việc chung. Câu 8. (1.0 điểm) Theo em, thông điệp mà văn bản trên muốn gửi gắm đến người đọc là gì? Câu 9. (1.0 điểm) Nếu em là chú bé Chôm trong câu chuyện trên, em sẽ làm gì? Vì sao? Câu 10. (0.5 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về đức tính trung thực trong cuộc sống của mỗi người? II. VIẾT (4.0 điểm) Thế giới cổ tích là một thế giới vô cùng hấp dẫn. Mỗi truyện cổ tích đều đem đến cho ta những điều kì diệu. Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích mà em đã đọc hoặc nghe kể (Lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6). __________Hết_________ BÀI LÀM TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn - Lớp 6
- Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 4 trang) I. Hướng dẫn chung: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. II. Hướng dẫn cụ thể: Phần I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời A B B A A C D Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8 (1.0 điểm) * Gợi ý đáp án: HS nêu được nội dung thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm. Sau đây là một số gợi ý: - Mỗi chúng ta cần phải sống thật thà và trung thực để nhận được sự tin yêu và quý trọng của mọi người. - Chúng ta không vì lợi ích cá nhân mà dối trá, phải dũng cảm nói ra sự thật, sẵn sàng đối mặt với thử thách để hướng tới những điều tốt đẹp của cuộc sống. * Hướng dẫn chấm: Mức 1 (1,0đ) Mức 2 (0,75 đ) Mức 3 (0,5 đ) Mức 4 (0,25 đ) Mức 5 (0,0 đ) Học sinh trình Học sinh trình Học sinh trình bày Học sinh trình Học sinh không bày nội dung bày nội dung được nội dung thông bày nội dung trả lời hoặc trả thông điệp đầy thông điệp đầy điệp đầy đủ, thuyết thông điệp còn lời không đúng đủ, hợp lí, thuyết đủ, sức thuyết phục (1 ý) hoặc còn sơ sài, chưa với yêu cầu của phục cao. (2 ý) phục chưa cao. chung chung, chưa thuyết phục. đề. (2 ý) đầy đủ. (2 ý) (1 ý) Lưu ý: GV có thể linh hoạt cho điểm đối với câu này nếu học sinh trả lời cách khác nhưng đảm bảo về nội dung yêu cầu. Câu 9 (1,0 điểm) HS nêu được việc làm cụ thể, giải thích hợp lí. *Gợi ý: + Nếu em là chú bé trong câu chuyện, em sẽ làm giống chú bé Chôm là trung thực, dũng cảm nói ra sự sự thật. + Vì nếu nói dối thì ta sẽ cảm thấy áy náy và sẽ không được mọi người tin tưởng. * Hướng dẫn chấm: Mức 1 (1,0đ) Mức 2(0,75) Mức 3 (0,5 đ) Mức 4 (0,25) Mức 5 (0,0 đ) - Học sinh nêu - Học sinh nêu - Học sinh nêu - Học sinh nêu - Học sinh không được việc làm được việc làm được việc làm được việc làm trả lời hoặc trả lời đúng, giải thích đúng, giải thích đúng, giải thích đúng, giải thích không liên quan. hợp lí, thuyết phục thuyết phục tương đối hợp lí, chưa hợp lí. cao. chưa cao. thuyết phục. Lưu ý: GV có thể linh hoạt cho điểm đối với câu này nếu học sinh có cách giải thích khác nhưng phù hợp, có hiệu quả. Câu 10: (0.5 điểm)
- HS viết đoạn văn từ 5 -7 câu theo nội dung yêu cầu. * Yêu cầu: - Xác định đúng kiểu văn bản. - Viết đúng cấu trúc đoạn văn với số lượng từ 5 - 7 câu. - Đoạn văn có đầy đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. - Triển khai đầy đủ ý; diễn đạt logic, mạch lạc; vốn từ phong phú, viết đúng ngữ pháp. - Thể hiện được suy nghĩ của bản thân về đức tính trung thực: + Trung thực là phẩm chất quý báu của con người. + Người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình và nói dối làm hỏng việc chung. + Người trung thực dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt, do đó sẽ làm được nhiều điều có ích cho xã hội. + Vì vậy, trong cuộc sống mỗi chúng ta cần rèn luyện đức tính trung thực để được mọi người tin yêu và quý trọng. * Hướng dẫn chấm: - Thể hiện được suy nghĩ của cá nhân, diễn đạt ý logic, đúng ngữ pháp, đảm bảo bố cục mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn ghi 0,5 điểm. - Có thể hiện được suy nghĩ nhưng diễn đạt ý còn sơ sài, bố cục chưa đảm bảo ghi 0,25 điểm. - Học sinh làm sai hoặc không làm ghi 0,0 điểm. Phần II: VIẾT (4.0 điểm) 1. Bảng điểm chung toàn bài Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0,5 2. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể một câu chuyện cổ tích (ngoài 0,25 SGK6) bằng lời một nhân vật. 3. Biết cách sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng tôi/em, ta...) hình thành 2,5 cốt truyện, lựa chọn chi tiết, sự việc, nhân vật ... tiêu biểu. 4. Chính tả, ngữ pháp. 0,25 5. Sáng tạo. 0,5 2. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí: 1. Cấu trúc bài văn (0.5) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0,5 Bài viết đảm bảo cấu trúc đủ 3 phần của * Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới bài văn kể: Mở bài, Thân bài và Kết bài. thiệu về mình và câu chuyện định kể. Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu * Thân bài: Kể diễn biến của câu chuyện. về mình và câu chuyện định kể; Thân bài: + Xuất thân của các nhân vật. Kể diễn biến của câu chuyện.; Kết bài: Kết + Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. thúc câu chuyện và bài học được rút từ câu + Diễn biến chính: chuyện. Các phần có sự liên kết chặt chẽ, Sự việc 1: phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều Sự việc 2: đoạn văn. Sự việc 3: 0,25 Bài viết đủ 3 phần nhưng chưa đầy đủ nội dung, Thân bài chỉ có một đoạn văn. * Kết bài: Kết thúc câu chuyện và bài học 0,0 Chưa tổ chức bài văn thành 3 phần như được rút từ câu chuyện. trên (thiếu mở bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết chỉ một đoạn văn). 2. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể một câu chuyện cổ tích (ngoài SGK6) bằng lời một nhân vật. 0,25 Xác định được đối tượng, sự Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích mà em việc cần kể. đã đọc hoặc nghe kể (Lưu ý: không sử dụng các 0,0 Xác định chưa đúng đối truyện có trong SGK Ngữ văn 6).
- tượng, sự việc cần kể 3. Xác định đúng câu chuyện cần kể: Kể một câu chuyện cổ tích (ngoài SGK6) bằng lời một nhân vật. 2,0-2,5 *Nội dung: đảm bảo nội dung: Mở bài: Đóng vai nhân vật để Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu về mình và tự giới thiệu về mình và câu câu chuyện định kể. chuyện định kể. Thân bài: Thân bài: - Kể diễn biến của câu chuyện. - Kể diễn biến của câu chuyện. + Xuất thân của các nhân vật. + Xuất thân của các nhân vật. + Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. + Hoàn cảnh diễn ra câu + Diễn biến chính: chuyện. Sự việc 1: + Diễn biến chính: Sự việc 2: Sự việc 1: Sự việc 3: Sự việc 2: Kết bài: Kết thúc câu chuyện và bài học được rút từ câu Sự việc 3: chuyện. Kết bài: Kết thúc câu chuyện (Chú ý: và bài học được rút từ câu + Câu chuyện được kể từ người kể chuyện ngôi thứ chuyện. nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện. + Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở truyện gốc. + Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. + Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.) 1,0-1,75 * Nội dung: đảm bảo nội dung: Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu về mình và câu chuyện định kể. Thân bài: - Kể diễn biến của câu chuyện. + Xuất thân của các nhân vật. + Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. + Diễn biến chính: Sự việc 1: Sự việc 2: Kết bài: Kết thúc câu chuyện và bài học được rút từ câu chuyện. (Chú ý: + Câu chuyện được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện. + Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở truyện gốc. + Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.) 0,25-1,0 * Nội dung: đảm bảo nội dung:
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu về mình và câu chuyện định kể. Thân bài: - Kể diễn biến của câu chuyện. + Xuất thân của các nhân vật. + Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. + Diễn biến chính: Sự việc 1: Sự việc 2: Kết bài: Kết thúc câu chuyện và bài học được rút từ câu chuyện. (Chú ý: + Câu chuyện được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện. + Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở truyện gốc..) 0,0 Bài làm không phải là bài văn kể một câu chuyện cổ tích (ngoài SGK6) bằng lời một nhân vật. 4. Chính tả, ngữ pháp 0,25 - Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ. Câu đúng ngữ pháp. - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,0 - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ. 5. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, độc đáo, văn viết có cảm xúc, gây ấn 0,5 tượng để truyền cảm cho người đọc. 0,25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0,0 Chưa có sự sáng tạo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 169 | 9
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 68 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Mạo Khê B
4 p | 56 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Long
4 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 56 | 6
-
Bộ 18 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
18 p | 140 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 - Trường Tiểu học Hòa Bình 1
3 p | 58 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành
4 p | 51 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 75 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Đại An
3 p | 42 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 73 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
13 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 108 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành B
4 p | 46 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Thạch Bằng
6 p | 32 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 66 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
7 p | 149 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn