intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Quyền, Duy Xuyên

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Quyền, Duy Xuyên" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Ngô Quyền, Duy Xuyên

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN MA TRẬN GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận V. dụng % kiến thức kĩ năng biết hiểu dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Văn bản truyện cổ Số câu tích (Ngoài SGK) 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 Viết Hóa thân kể lại truyện Số câu cổ tích 1* 1* 1* 1* 1 2 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm UBND HUYỆN DUY XUYÊN BẢNG ĐẶT TẢ GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Nội dung/ Đơn vị kiến TT Mức độ đánh giá thức, kĩ năng 1 Đọc hiểu: Nhận biết: - Nhận biết thể loại Văn bản - Nhận biết ngôi kể truyện cổ - Nhận biết yếu tố hoang đường kì ảo tích - Nhận biết cụm từ; - Nhận biết từ láy; - Nhận biết nhân vật Thông hiểu: - Hiểu được nghĩa của từ; - Hiểu được giá trị văn bản;
  2. - Hiểu chi tiết trong văn bản Vận dụng: - Bài học rút ra từ văn bản - Xử lí tình huống 2 Nhận biết: – Biết cách làm bài văn kể câu chuyện cổ tích hoặc truyền thuyết theo lời văn của em;( ngoài sgk) – Bố cục đảm bảo 3 phần. Thông hiểu: – Sắp xếp sự việc kể theo trình tự; – Hiểu cách kể bằng lời văn của em; Vận dụng: – Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, tạo lập một bài văn tự sự. Vận dụng cao - Sáng tạo thêm những lời thoại, những câu miêu tả phù hợp - Sáng tạo trong cách kể, dùng từ. DUYỆT CỦA BGH TỔ PHÓ CHUYÊN GIÁO VIÊN RA ĐỀ MÔN P. HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Văn Tám Kiều Thị Chóng Kiều Thị Chóng
  3. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIƯA KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ A (Đề gồm có 02 trang) I: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ. Một hôm, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc. Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi lí do .Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ: -Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy cháu buồn lắm cụ ạ! Ông cụ đáp lời chàng tiều phu: -Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên. Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo: – Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không ? Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình liền từ chối. Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu: -Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không? Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và nói không phải của mình. Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi: -Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không? Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng. Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen: -Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận. Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ. Chọn câu trả lời đúng rồi ghi ra giấy thi: (3,5 điểm) Câu 1: Truyện trên thuộc thể loại nào?
  4. A. Truyện ngụ ngôn B. Truyện dài C. Truyện cổ tích D. Truyền thuyết. Câu 2: Văn bản trên kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất, B. Ngôi thứ hai, C. Ngôi thứ ba, D. Không có ngôi kể. Câu 3: Đâu là cụm động từ ? A. Kiếm sống qua ngày B. Hai lưỡi rìu bằng vàng C. Anh chàng tiều phu D. Rất nghèo Câu 4 : Em hiểu từ “tài sản ” nghĩa là gì? A. Những con vật hai chân nuôi tại nhà, B. Sản phẩm do ba mẹ làm ra, C. Bảo vật gia đình, D. Của cải. Câu 5: Nhân vật anh tiều phu trong văn bản trên thể hiện đức tính gì đáng quý? A. Chăm chỉ B. Dũng cảm C. Hiếu thảo D. Trung thực Câu 6: Trong truyện trên, chi tiết nào được xem là hoang đường kì ảo? A. Chàng tiều phu mồ côi cha mẹ, B. Chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông, C. Ông cụ hóa phép và biến mất D. Lưỡi rìu bằng bạc sáng loáng Câu 7: Theo em vì sao nhân vật ông bụt trong truyện không đưa ra lưỡi rìu bằng sắt đầu tiên? A. Vì ông không tìm thấy nó đầu tiên. B. Vì ông muốn thử lòng anh tiểu phu. C. Vì ông lão sợ anh tiều phu buồn. D. Vì ông không muốn anh tiều phu nhận nó. Câu 8: (1,0 điểm) Bằng hiểu biết của mình, em hãy giải thích từ tiều phu? Câu 9: (1,0 điểm) Em hãy nêu bài học mà em rút được từ câu chuyện trên? Câu 10: (0,5 điểm) Nếu em là nhân vật anh tiều phu trong câu chuyện trên, em có hành động giống như anh ta không? Vì sao? II: LÀM VĂN (4,0 điểm) Em hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em yêu thích bằng lời văn của em (Lưu ý: Truyện ngoài sgk và không kể lại câu chuyện Ba lưỡi rìu) ----------------------------Hết--------------------------- Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
  5. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIƯA KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ B (Đề gồm có 02 trang) I: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ. Một hôm, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc. Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi lí do .Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ: -Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy cháu buồn lắm cụ ạ! Ông cụ đáp lời chàng tiều phu: -Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên. Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo: – Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không ? Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình liền từ chối. Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu: -Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không? Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và nói không phải của mình. Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi: -Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không? Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng. Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen: -Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận. Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ.
  6. Chọn câu trả lời đúng rồi ghi ra giấy thi: (3,5 điểm) Câu 1: Nhân vật chính trong truyện trên là ai? A. Ông bụt, B. Anh tiều phu, C. Ông bụt và anh tiều phu, D. Ba lưỡi rìu. Câu 2: Truyện trên thuộc thể loại nào? A. Truyện ngụ ngôn B. Truyện dài C. Truyện cổ tích D. Truyền thuyết. Câu 3: Đâu là cụm danh từ ? A. Hai lưỡi rìu bằng vàng B. Vác rìu vào rừng C. Kiếm sống qua ngày D. Vui vẻ nhận. Câu 4: Trong truyện trên, chi tiết nào được xem là hoang đường kì ảo? A. Chàng tiều phu mồ côi cha mẹ, B. Chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông, C. Ông cụ hóa phép và biến mất D. Lười rìu bằng bạc sáng loáng. Câu 5: Em hiểu từ “thất vọng” nghĩa là gì? A.Tâm trạng buồn chán B. Không có hi vọng C. Tâm trạng vui sướng D. Tâm trạng lo lắng. Câu 6: Nhân vật anh tiều phu trong văn bản trên thể hiện đức tính gì đáng quí? B. Trung thực B. Dũng cảm C. Hiếu thảo D. Chăm chỉ Câu 7: Theo em vì sao nhân vật ông bụt trong truyện không đưa ra lưỡi rìu bằng đồng đầu tiên? A.Vì ông không tìm thấy nó đầu tiên; B.Vì ông muốn thử lòng anh tiểu phu; C.Vì ông lão sợ anh tiều phu buồn; D.Vì ông không muốn anh tiều phu nhận nó. Câu 8: (1,0 điểm) Bằng hiểu biết của mình, em hãy giải thích từ gia cảnh. Câu 9: (1,0 điểm) Em hãy nêu bài học mà em rút được từ câu chuyện trên? Câu 10: (0,5 điểm) Nếu em là nhân vật anh tiều phu trong câu chuyện trên, em có hành động giống như anh ta không? Vì sao? II: LÀM VĂN (4,0 điểm) Em hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em yêu thích bằng lời văn của em (Lưu ý: Truyện ngoài sgk và không kể lại câu chuyện Ba lưỡi rìu) ----------------------------Hết--------------------------- Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II (ĐỀ A) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Trắc nghiệm khách quan: (3,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C C A D D C B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu: (2,0 điểm) Câu 8 (1,0 điểm) Tiều phu là người làm nghề đốn củi ( 1 điểm) Câu 9 (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) - Học có nhiều cách trả lời khác nhau Học sinh trả lời được 1 Trả lời nhưng không sao cho phù hợp với nội dung câu hỏi và trong các ý trên. chính xác, không liên đảm bảo như ý sau.. quan, hoặc không trả Gợi ý: Chúng ta nên sống thật thà lời. Không tham lam Ở hiền gặp lành Câu 10 (0.5 điểm) Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0.25 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh lí giải sơ sài thì chỉ Trả lời chưa đúng - Yêu cầu: chung chung 0.25 đ cả 2 ý yêu cầu của câu hỏi Em sẽ làm giống như anh tiều phu Hoặc trả lời 1 trong 2 ý ở mức hoặc không trả lời. ( 0.25 đ) 1 Vì: Chúng ta không nên tham lam, không nên lấy những gì không thuộc về mình. (0,25 đ) II. VIẾT (4,0 điểm) A.BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0.5 2. Nội dung 2.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0 4. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài văn đủ 3 phần: Phần mở bài, thân bài, kết bài; - Mở bài: Giới thiệu phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn với chuỗi được truyện sẽ kể. sự việc trong truyện - Thân bài:
  8. 0.25 Bài văn đủ 3 phần nhưng thân bài chỉ thiên về một nội Kể lần lượt sự việc theo dung kể câu chuyện 0.0 Chưa tổ chức bài văn gồm 3 phần (thiếu phần mở bài - Kết bài: Kết thúc câu hoặc kết bài). chuyện bài học rút ra 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 điểm HS có thể chọn câu chuyện bất kì nhưng ngoài sgk và Bài văn có thể trình bày và đảm bảo các yêu cầu sau: theo nhiều cách khác -Kể được đầy đủ các sự việc chính trong câu chuyện nhau nhưng cần kết hợp theo trình tự đúng như câu chuyện mà học sinh chọn. giữa kể, tả và biểu cảm. -Đảm bảo kể bằng lời văn của em 1.0- 1.5 - Bỏ sót một ít tình tiết trong truyện - Đảm bảo bằng lời văn của em 0.5 - - Bỏ sót một số sự việc chính - Bỏ sót nhân vật 0.0 Chưa đảm bảo về nội dung, còn sơ sài 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – 1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu trong đoạn văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, đoạn văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 5. Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 - Sáng tạo trong cách kể làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn bằng việc thêm thoại hoặc lồng ghép suy nghĩ, cảm xúc của người kể 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét 0.0 Chưa có sáng tạo ……………Hết……………. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II (ĐỀ B) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Trắc nghiệm khách quan: (3,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C C A D D C B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu: (2,0 điểm)
  9. Câu 8 (1,0 điểm) Tiều phu là người làm nghề đốn củi ( 1 điểm) Câu 9 (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) - Học có nhiều cách trả lời khác nhau Học sinh trả lời được 1 Trả lời nhưng không sao cho phù hợp với nội dung câu hỏi và trong các ý trên. chính xác, không liên đảm bảo như ý sau.. quan, hoặc không trả Gợi ý: Chúng ta nên sống thật thà lời. Không tham lam Ở hiền gặp lành Câu 10 (0.5 điểm) Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0.25 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh lí giải sơ sài thì chỉ Trả lời chưa đúng - Yêu cầu: cho cho 0.25 đ cả 2 ý yêu cầu của câu hỏi Em sẽ làm giống như anh tiều phu hoặc không trả lời. ( 0.25 đ) Vì: Chúng ta không nên tham lam, không nên lấy những gì không thuộc về mình. II. VIẾT (4,0 điểm) A.BẢNG ĐIỂM CHUNG CHO TOÀN BÀI Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0.5 2. Nội dung 2.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0 4. Sáng tạo 0.5 B. BẢNG CHẤM ĐIỂM CỤ THỂ CHO TỪNG TIÊU CHÍ 1.Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0.5 Bài văn đủ 3 phần: Phần mở bài, thân bài, kết bài; - Mở bài: Giới thiệu phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn với chuỗi được truyện sẽ kể. sự việc trong truyện - Thân bài: 0.25 Bài văn đủ 3 phần nhưng thân bài chỉ thiên về một nội Kể lần lượt sự việc theo dung kể câu chuyện 0.0 Chưa tổ chức bài văn gồm 3 phần (thiếu phần mở bài - Kết bài: Kết thúc câu hoặc kết bài). chuyện bài học rút ra 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 điểm HS có thể chọn câu chuyện bất kì nhưng ngoài sgk và Bài văn có thể trình bày và đảm bảo các yêu cầu sau: theo nhiều cách khác -Kể được đầy đủ các sự việc chính trong câu chuyện nhau nhưng cần kết hợp theo trình tự đúng như câu chuyện mà học sinh chọn. giữa kể, tả và biểu cảm. -Đảm bảo kể bằng lời văn của em
  10. 1.0- 1.5 - Bỏ sót một ít tình tiết trong truyện - Đảm bảo bằng lời văn của em 0.5 - - Bỏ sót một số sự việc chính - Bỏ sót nhân vật 0.0 Chưa đảm bảo về nội dung, còn sơ sài 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – 1.0 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu trong đoạn văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, đoạn văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa 0.5 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ… 5. Tiêu chí 4: Sáng tạo ( 0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 - Sáng tạo trong cách kể làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn bằng việc thêm thoại hoặc lồng ghép suy nghĩ, cảm xúc của người kể 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét 0.0 Chưa có sáng tạo ……………Hết…………….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2