intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: Ngữ văn– Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) MA TRẬN Mức độ Tổng TT nhận % điểm Nội thức dung/đ Vận Kĩ năng ơn vị Nhận Thông Vận dụng kiến biết hiểu dụng cao thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Đọc-Hiểu Đoạn trích truyện dân gian (truyền thuyết) 1 Số câu 4 0 3 1 0 2 0 0 10 Tỉ lệ 60 20 15 10 0 15 điểm 2 Viết Kể lại một câu chuyện cổ tích. Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ 10 10 0 10 0 10 40 điểm Tổng 65% 35% 100
  2. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: Ngữ văn – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ dung/Đơ Mức độ Thông TT Nhận Vận dụng Chủđề n vị kiến đánh giá hiểu Vận dụng biết cao thức 1 Đọc hiểu Truyền Nhận 4TN thuyết biết: - Nhận biết thể loại của văn bản. - Nhận biết được người kể chuyện 3TN, 1 TL
  3. ngôi thứ 2TL nhất hoặc người kể chuyện ngôi thứ ba.. - Thời đại lịch sử mà văn bản đề cập. - Xác định được biện pháp tu từ trong câu văn. Thông hiểu: - Lý giải
  4. được ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh trong truyện. - Hiểu được mục đích của truyện. - Hiểu nghĩa của từ ngữ Vận dụng: - Trình bày được các yếu tố hoang
  5. đường kỳ ảo có trong đoạn văn bản. - Trình bày được bài học được gợi ra từ văn bản. 2 Viết Kể lại Nhận 1* 1* 1* truyện cổ biết: 1TL* tích ngoài Thông SGK mà hiểu: em được Vận biết. dụng: Vận dụng cao: Viết được bài
  6. văn kể chuyện theo một trật tự hợp lý; đảm bảo các sự việc chính trong câu chuyện, sử dụng kể chuyện theo ngôi thứ nhất, thể hiện cảm xúc, cùng lời kể sáng tạo của bản thân
  7. trước sự việc được kể. Tổng 4TN 3TN 1 TL 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ chung 65 35
  8. PHÒNG GD&ĐT HIỆP KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 ĐỨC Môn: Ngữ văn – Lớp 6 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) TRỖI Họ và tên: ……………… MÃ ĐỀ …. …..………. Lớp: 6/...... Điểm Nhận xét Giám thị 1 Giám thị 2 Giám khảo ĐỀ: I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: CON RỒNG CHÁU TIÊN “Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch,có nhiều phép lạ. Thần giúp nhân dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh- những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần, thần mới hiện lên. Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu thương, rồi trở thành vợ chồng, cùng nhau chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.
  9. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh nở, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước, cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung. Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở: – Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con? Lạc Long Quân nói: – Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ, con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương, khi cha chết thì được truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta- con cháu vua Hùng- khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên.” (Theo Nguyễn Đổng Chi- NXB Giáo dục – 1989) Trả lời các câu hỏi: Câu 1. Truyện Con Rồng cháu Tiên thuộc thể loại văn học nào? A. Truyền thuyết B. Truyện cổ tích C. Thần thoại D. Truyện ngắn Câu 2. Truyện Con Rồng cháu Tiên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 3. Truyện Con Rồng cháu Tiên ra đời trong giai đoạn nào của lịch sử nước ta? A. Thời đại phong kiến. B. Thời An Dương Vương xây thành cổ Loa. C. Thời kì Bắc thuộc. D. Thời đại Hùng Vương. Câu 4. Truyện Con Rồng cháu Tiên ra đời nhằm mục đích gì?
  10. A. Kể về những câu chuyện thần kì, có thật và được truyền từ đời này qua đời khác. B. Giải thích nguồn gốc cộng đồng người Việt Nam, nguồn gốc các dân tộc trên lãnh thổ nước ta. C. Dựng lại bức tranh lịch sử nước ta trong buổi đầu dựng nước. D. Nêu cao tinh thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Câu 5. Chi tiết “Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên non, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau” thể hiện điều gì? A. Ước nguyện đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. B. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. C. Truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. D. Giải thích tại sao nhân dân Việt Nam hiện nay vừa sống trên núi, vừa sống ở vùng đồng bằng. Câu 6. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần” là gì ? A. Ẩn dụ B. So sánh C. Nhân hóa D. Hoán dụ Câu 7. Ý nghĩa nổi bật của hình tượng “bọc trăm trứng” là gì? A. Ca ngợi công lao sinh nở kì diệu của Âu Cơ - Lạc Long Quân B. Tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc C. Nhắc nhở mọi người, mọi dân tộc Việt Nam thương yêu, đùm bọc lẫn nhau như người một nhà. D. Sự kì diệu của bọc trăm trứng. Câu 8. (1 đ) Giải thích nghĩa của từ “thủy cung”. Cho ví dụ một từ có chứa yếu tố “thủy” cùng nghĩa với yếu tố “thủy” trong từ “thủy cung”. Câu 9. (0,5 đ) Chỉ ra những chi tiết hoang đường kì ảo có trong đoạn truyện trên? Câu 10. (1 đ) Qua truyện “ Con Rồng cháu Tiên" ông cha ta muốn giáo dục chúng ta điều gì? II. VIẾT (4.0 điểm) Đóng vai một nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích (ngoài chương trình sách giáo khoa) mà em yêu thích. ------------------------- ------------------------ BÀI LÀM ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………....
  11. ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………....
  12. ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….... PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023- TRỖI 2024 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6 I. Hướng dẫn chung - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. *Đối với HSKT: GV chấm bài linh hoạt dựa trên sự tiến bộ của học sinh trong học tập. II. Đáp án và biểu điểm Phầ Câ Nội dung Điểm n u I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 C 0,5 3 D 0,5 4 B 0,5 5 A 0,5 6 B 0,5
  13. 7 C 0,5 8 -Thủy cung: cung điện ở dưới nước 0,5 - Ví dụ: thủy điện, thủy sản,...(HS tìm được 1 từ đúng thì 0,5 ghi điểm tối đa) 9 HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: (Học sinh nêu được 1 ý ghi 0,25, nêu được 02 ý trở lên ghi điểm tối đa ) 0,5 - Nguồn gốc của các vị thần - Cuộc gặp gỡ và kết hôn - Việc sinh nở của Âu Cơ - Cuộc chia tay, chia con lên rừng xuống biển 10 Mỗi HS có cách trình bày khác nhau nhưng phải hướng đến những nội dung cơ bản sau: Mức 1: Nêu được 02 bài học sau: - Cần phải biết ơn tổ tiên, tự hào về nguồn gốc của mình. 1,0 đ - Cần phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau Mức 2: Nêu được một trong hai bài học trên 0,5 đ Mức 3: Không trả lời hoặc trả lời không đúng nội dung 0đ II VIẾT 4,0đ a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0.25 đ b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại câu chuyện cổ 0.25 đ tích em thích ngoài SKG. c. Kể chuyện: Học sinh trình bày kể lại câu chuyện bằng lời văn của em - Giới thiệu được câu chuyên kể (ngôi thứ nhất) - Kể lại diễn biến câu chuyện 3,0 đ + Đảm bảo các sự việc chính của câu chuyện. + Trên cơ sở đó cần kết hợp yếu tố cảm xúc, suy nghĩ, thái độ của người kể chuyện với các nhân vật và sự kiện trong câu chuyện được kể. - Ý nghĩa câu chuyện và bài học d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 đ
  14. pháp tiếng Việt e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo 0,25 đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2