Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
lượt xem 1
download
“Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
- KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 6 1. MA TRẬN TT Kĩ Nội Mức Tổng năng dung/ độ đơn nhận vị thức kiến Nhận Thôn Vận Vận thức. biết g dụng dụng hiểu cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc- Truyệ hiểu n dân gian/tr uyền thuyết Số 4 0 3 1 0 2 10 câu Tỉ lệ 20% 15% 10% 15% 60% % điểm Viết Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích mà em thích. Số 0 1 0 (1) 0 (1) 0 (1) 1 câu Tỉ lệ 10% 10% 10% 10% 40% % điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 65% 35% 100%
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi theo mức Nội Tổng độ nhận dung/Đơn Mức độ thức TT Kĩ năng vị kiến đánh giá thức Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng hiểu cao 1 Đọc hiểu Truyện dân Nhận 4 TN 2TL gian/Truyề 3TN/ n thuyết. biết: 1TL - Nhận biết được 10 thể loại, lời người kể chuyện, chi tiết, sự việc trong truyện. Thông hiểu: - Thông hiểu ý nghĩa của chi tiết, sự việc trong truyện, nghĩa của từ ngữ. - Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh. Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa của
- truyện. - Liên hệ việc làm của bản thân. 2 Viết Viết bài Nhận 1 (1) (1) văn đóng vai nhân biết: vật kể lại - NB được một truyện yêu cầu cổ tích mà (1) em thích. của bài văn đóng vai nhân 1TL vật kể lại một truyện cổ tích. - Xác định được cách thức trình bày bài văn. Thông hiểu: - Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu. -Viết được bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích; sử dụng ngôi thứ nhất, biết tưởng tượng, sáng tạo thêm
- nhưng không thoát li truyện gốc. Sắp xếp các chi tiết hợp lí; có các chi tiết hư cấu, kì ảo. Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật, hay thể hiện cảm xúc của nhân vật. Vận dụng cao: Sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt Tổng 4TN 3TN 2TL 1TL 11 1 (1) (1) (1) Tỉ lệ % 30,0% 35,0% 2,5,0% 10,0% 100,0% Tỉ lệ chung 65,0% 35,0% 100% TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Họ và tên: ............................................ NĂM HỌC 2023-2024 Lớp: ………………………………… MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐIỂM Nhận xét:
- ĐỀ: I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên trong nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc. [...] Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tùng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. [...] Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi. [...] Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”. Nghe nói thế nhà vua bỗng hiểu ra bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao. Chỉ một lát thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy ngang lưỡi. Cho đến khi gươm và rùa lặn xuống, người ta vẫn thấy có vệt sáng le lói dưới mặt nước hồ xanh. Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. (Trích, truyện Sự tích Hồ Gươm) Câu 1. Văn bản “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại nào? A. Truyện truyền thuyết B. Truyện cổ tích C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười Câu 2. Văn bản được kể bằng lời của ai? A. Lời của nhân vật Lê Thận. B. Lời của người kể chuyện. C. Lời của chủ tướng Lê Lợi C. Lời của Rùa Vàng. Câu 3. Giặc ngoại xâm được nhắc đến trong văn bản “Sự tích Hồ Gươm” là giặc nào? A. Giặc Ân. B. Giặc Minh. C. Giặc Thanh. D. Giặc Tống. Câu 4. Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm trong hoàn cảnh nào? A. Nước ta đang trên đà lớn mạnh. B. Nhiều kẻ thù xâm lược nước ta C. Nghĩa quân Lam Sơn thế lực còn non yếu. D. Nước ta mở mang bờ cỏi Câu 5. Long Quân cho mượn “gươm thần” tượng trưng cho điều gì? A. Sức mạnh của thần linh hiệu nghiệm B. Sức mạnh của Lê Lợi, nghĩa quân C. Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm D. Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân Câu 6. Em hiểu nghĩa của từ “bạo ngược” trong câu “Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy” có nghĩa là gì? A. Tàn ác, ngang ngược, muốn thể hiện mình
- B. Ngang ngược bất chấp lời can ngăn của mọi người C. Bất chấp mọi lí lẽ, làm những điều vô lí D. Tàn ác, ngang ngược, bất chấp công lí, đạo lí Câu 7. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: “Chúng coi dân ta như cỏ rác”: A. Thể hiện rõ thái độ vô tư của quân xâm lược B. Thể hiện rõ thái độ vô liêm sĩ của quân xâm lược. C. Thể hiện rõ mức độ bạo hành, hung ác của quân xâm lược. D. Thể hiện rõ mức độ phá phách của quân xâm lược. Câu 8. (1.0 điểm) Theo em, khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã "hiểu ra" điều gì? Câu 9. (1.0 điểm) Nêu ý nghĩa của văn bản “Sự tích Hồ Gươm”? Câu 10. (0.5 điểm) Từ văn bản “Sự tích Hồ Gươm”, để ghi nhớ công ơn của các anh hùng đã hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, em sẽ làm gì? II. VIẾT (4.0 điểm) Câu 11. Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích. BÀI LÀM I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án II. TỰ LUẬN. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời A B B C D D C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 *HSKT: Trả lời đúng 4/7 câu đạt điểm tối đa. (GV linh hoạt với những thang điểm còn lại) 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8: (1,0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) HSKT (1.0 đ) - HS trả lời được: Học sinh nêu Trả lời nhưng - Nêu được *Gợi ý: được một không chính được một ý ở - Thanh gươm thần này là Long Quân trong 2 ý ở xác, không mức mức 1 cho ông và nghĩa quân mượn để đánh mức 1. liên quan đến (GV linh hoạt đuổi quân xâm lược, bảo vệ bờ cõi. nội dung yêu với những - Đất nước đã hòa bình, vững mạnh, cầu, hoặc thang điểm sạch bóng quân thù, thanh gươm đã không trả lời.. còn lại) hoàn tất sứ mệnh của mình. Đến lúc để thanh gươm trở về với Long Quân. Câu 9: (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0.5 đ) Mức 3 (0đ) HSKT (1.0 đ) - HS nêu được ý nghĩa của HS nêu được 2 Trả lời sai Học sinh nêu truyện “Sự tích Hồ Gươm”. trong 4 ý ở hoặc không được 3 ý ở (HS có những cách diễn đạt khác nhau mức 1. trả lời. mức 1 (GV nhưng phải đảm bảo ND: linh hoạt với - Truyền thuyết ca ngợi tính chất chính những thang nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng điểm còn lại) vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Ca ngợi Lê Lợi, đề cao suy tôn nhà Lê. - Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm.
- - Thể hiện khát vọng hoà bình của nhân dân ta. Câu 10 (0.5 điểm) Mức 1 (0.5đ) Mức 2 (0.25 đ) Mức 3 (0đ) HSKT (0.5 đ) HS nêu việc làm: - Học sinh nêu Học sinh Học sinh nêu - Biết ơn, tưởng nhớ công ơn các vị được 2 việc làm không trả lời được 2 việc anh hùng hi sinh vì độc lập, dân tộc được, hoặc làm. (GV linh - Cố gắng phấn đấu học tập và rèn trả lời nhưng hoạt với những luyện đạo đức. không đúng thang điểm còn - Tuyên truyền, giới thiệu di sản văn nội dung câu lại) hóa Hồ Gươm, một huyền thoại gợi hỏi. lên tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc về tinh thần đoàn kết, anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. …….. (HS có những cách diễn đạt khác nhau nhưng hợp lí. GV linh hoạt khi cho điểm) Phần II: VIẾT (4,0 điểm) A. Bảng điểm chung cho toàn bài Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0.25 điểm 2. Nội dung 2.0 điểm 3. Trình bày, diễn đạt 1.25 điểm 4. Sáng tạo 1.5điểm B. Bảng điểm chi tiết cho từng tiêu chí Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0.25 điểm) 0.25 Bài viết đủ 3 phần: mở bài, - Mở bài: Giới thiệu được thân bài và kết bài. Phần truyện cổ tích và nhân vật. thân bài biết tổ chức thành - Thân bài: Kể lại diễn biến
- nhiều đoạn văn có sự liên của truyện. kết chặt chẽ với nhau. - Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của truyện và rút ra Chưa tổ chức được bài văn bài học. thành 3 phần (thiếu mở bài 0 hoặc kết bài, hoặc cả bài viết là một đoạn văn) Tiêu chí 2. Nội dung (2.0 điểm) 2.0 Đóng vai nhân vật kể lại Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích mà em một truyện cổ tích mà em thích. thích - HS có thể có nhiều cách kể - HS có thể có nhiều cách linh hoạt, sáng tạo khác kể linh hoạt, sáng tạo khác nhau nhưng phải sử dụng nhau nhưng phải sử dụng ngôi thứ nhất để kể, xác ngôi thứ nhất để kể, xác định đại từ xưng hô phù định đại từ xưng hô phù hợp; biết tưởng tượng, sáng hợp; biết tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc. Sắp xếp các li truyện gốc. Sắp xếp các chi tiết hợp lí; có các chi tiết chi tiết hợp lí; có các chi tiết hư cấu, kì ảo. Có thể bổ hư cấu, kì ảo. Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật, biểu cảm để tả người, tả vật, hay thể hiện cảm xúc của hay thể hiện cảm xúc của nhân vật. nhân vật. - Kể lại diễn biến câu - Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự chuyện theo một trình tự hợp lí phù hợp nhân vật, sự hợp lí phù hợp nhân vật, sự việc. Cụ thể như: việc. Cụ thể như: - Trình bày chi tiết về thời - Trình bày chi tiết về thời gian, không gian; xuất thân gian, không gian; xuất thân của các nhân vật; hoàn cảnh của các nhân vật; hoàn cảnh xảy ra câu chuyện; kể lại sự xảy ra câu chuyện; kể lại sự việc mở đầu, sự việc diễn việc mở đầu, sự việc diễn biến, sự việc kết thúc. biến, sự việc kết thúc. - Trình bày chi tiết những - Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. nhân vật liên quan. - Rút ra được ý nghĩa và bài - Rút ra được ý nghĩa và bài học từ câu chuyện học từ câu chuyện 1.0- 1.5 Đóng vai kể lại một truyện cổ tích mà em thích. Học sinh có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải giới thiệu được về nhân vật “tôi” và câu chuyện cổ
- tích sẽ kể. - Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự tương đối hợp lí phù hợp nhân vật, sự việc. Cụ thể như: - Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện; kể lại sự việc mở đầu, sự việc diễn biến, sự việc kết thúc. - Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. (Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí; chú ý yếu tố biểu cảm để tả người, tả vật, hay thể hiện cảm xúc của nhân vật ). Đóng vai kể lại một truyện cổ tích mà em thích. HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Kể lại diễn biến câu 0.5- 0.75 chuyện theo một trình tự hợp lí phù hợp nhân vật, sự việc. Cụ thể như: - Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện; kể lại sự việc mở đầu, sự việc diễn biến, sự việc kết thúc. Bài làm quá sơ sài hoặc 0.0 không làm bài. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (1.25 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các 1.25 đoạn trong bài văn. Mắc lỗi nhẹ về chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… 1.0 - Vốn từ ngữ tương đối phong phú, nhiều đoạn sử dụng kiểu câu đa dạng, đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày tương đối sạch sẽ, ít gạch, xóa. - Vốn từ nghèo, câu đơn điệu. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5 - Chữ viết không rõ ràng, bài văn trình bày chưa sạch sẽ. Mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt không rõ nghĩa, chữ viết khó đọc. 0.0 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Cách dùng từ, lối diễn đạt mạch lạc, sáng tạo. 0.5 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.25 Chưa có sự sáng tạo. 0 * HSKT: Cho điểm tối đa với bài viết: - Đảm bảo cấu trúc bài văn mở- thân – kết. - Xác định đúng yêu cầu của đề: đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích. - Sử dụng được ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được những sự việc chính trong truyện. (GV linh hoạt với những thang điểm còn lại)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 172 | 9
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kim Liên
10 p | 50 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 68 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 56 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Long
4 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tam Thái
12 p | 52 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 - Trường Tiểu học Hòa Bình 1
3 p | 58 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành
4 p | 51 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 75 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Đại An
3 p | 43 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 108 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
13 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 73 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Thạch Bằng
6 p | 32 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 66 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành B
4 p | 46 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 81 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn