intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tân Thắng, An Lão

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tân Thắng, An Lão” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tân Thắng, An Lão

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS TÂN THẮNG MÔN NGỮ VĂN 6. Thời gian làm bài 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0) Đọc đoạn trích trong bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: MẦM NON Dưới vỏ một cành bàng Chợt một tiếng chim kêu: Còn một vài lá đỏ - Chíp chiu chiu! Xuân đến! Một mầm non nho nhỏ Tức thì trăm ngọn suối Còn nằm nép lặng im Nổi róc rách reo mừng Mầm non mắt lim dim Tức thì ngàn chim muông Cố nhìn qua kẽ lá Nổi hát ca vang dậy Thấy mây bay hối hả Thấy lất phất mưa Mầm non vừa nghe thấy phùn" Vội bật chiếc vỏ rơi … Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc... (Nguồn: Tuyển tập Võ Quảng, NXB Văn học, 1998) Câu 1. Bài thơ “ Mầm non” của Võ Quảng được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát B. Tự do C. Năm chữ D. Sáu chữ Câu 2. Phương án nào nêu đúng nhất các yếu tố được sử dụng kết hợp trong bài thơ? A. Biểu cảm, tự sự, miêu tả B. Biểu cảm, tự sự C. Biểu cảm, miêu tả D. Biểu cảm, miêu tả, nghị luận Câu 3.Trong các từ sau, đâu không phải là từ láy? A. Nho nhỏ B. Róc rách C. Hối hả D. Nằm nép Câu 4. Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ được miêu tả ở thời điểm nào? A. Từ cuối mùa đông B. Khi mùa xuân vừa đến
  2. C. Trước và khi mùa xuân đến D.Khi mùa xuân đã qua Câu 5.Bài thơ viết về điều gì? A. Sự háo hức của mầm non khi được hòa mình với khung cảnh thiên nhiên mùa xuân tươi vui rộn ràng B. Sự ra đời của một mầm non khi mùa xuân đến giữa một khung cảnh thiên nhiên, đất trời bên ngoài kẽ lá vô cùng sinh động C. Vẻ đẹp tràn đầy sức sống của thiên nhiên, đất trời khi mùa xuân đến D. Khung cảnh thiên nhiên, đất trời, cảnh vật trước và sau khi mùa xuân đến Câu 6.Yếu tố tự sự và miêu tả được sử dụng có ý nghĩa như thế nào trong bài thơ? A.Giúp người đọc hình dung cụ thể sự biến đổi rất sinh động của mầm non theo thời gian (từ khi còn nằm im lìm trong lòng đất đến khi mùa xuân đến thì bật dậy khoác áo màu xanh biếc ) B. Giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, tràn đầy sức sống của vạn vật khi mùa xuân về C. Giúp người đọc hình dung cụ thể những âm thanh tươi vui rộn ràng và hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp của mùa xuân D. Làm cho hình ảnh mầm non trở nên gần gũi, sinh động, có hồn đang vươn lên khi mùa xuân đến Câu 7. Theo em, hình ảnh mầm non “đứng dậy” rồi “ khoác áo màu xanh biếc” tượng trưng cho điều gì? A. Tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên mùa xuân B. Tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của cây cối khi mùa xuân về C. Tượng trưng cho sự chuyển biến kì diệu của những mầm non D. Tượng trưng cho vẻ đẹp tinh khôi, tràn đầy sức sống của thiên nhiên mùa xuân Câu 8. Phương án nào sau đây nêu đúng nhất tình cảm của nhà thơ với thiên nhiên? A. Ngợi ca vẻ đẹp tràn đầy sức sống của tthiên nhiên B.Yêu thiên nhiên tha thiết, đắm say C. Sống chan hòa với thiên nhiên D. Trân trọng, tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên Câu 9. Nêu cảm nghĩ về một hình ảnh hoặc đoạn thơ mà em ấn tượng nhất trong bài thơ “Mầm non” bằng đoạn văn ngắn từ 4- 5 câu? Câu 10.Từ bài thơ trên, em nhận thấy mình cần phải làm gì để giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp nơi mình sinh sống?(viết từ 3 đến 5 dòng) II. VIẾT (4.0) Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân .
  3. --------------Hết---------------- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN 6. I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A D C B A D B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu Nội dung Điểm 9 - Hình thức: 1 đoạn văn khoảng 4-5 câu 1,0 - Nội dung: Học sinh trình bày cảm nghĩ về 1 hình ảnh hoặc 1 đoạn thơ yêu thích. Lưu ý trình bày nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của hình ảnh thơ hoặc khổ thơ yêu thích 10 - Hình thức: Viết khoảng 4-5 dòng 1,0 - Nội dung: Học sinh liên hệ thực tế, nêu được một số việc làm cụ thể để giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp:
  4. + Trồng và chăm sóc cây xanh + Tham gia quét dọn, vệ sinh nhà ở, trường lớp xanh, sạch, đẹp + Không vứt rác bà bãi, bỏ rác đúng nơi quy định + Tuyên truyền mọi người cùng chung ta bảo vệ môi trường sống * Trên đây chỉ là một số gợi ý, học sinh trả lời được 2 ý được điểm tối đa. Nếu HS có ý nào khác, hay sáng tạo, phù hợp thì GV căn cứ vào đó để cho điểm II. VIẾT (4.0 điểm) Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,25đ b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể về một kỉ niệm sâu sắc của bản thân 0,25đ c. Kể lại kỉ niệm: HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: *Về nội dung 2.5 Giới thiệu trải nghiệm của bản thân - Kết bài: Kết thúc trải nghiệm và cảm xúc của người viết - Mở bài: Giới thiệu được kỉ niệm đáng nhớ của bản thân. - Thân bài: Kể lại diễn biến của kỉ niệm + Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. + Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. + Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõ ràng. + Ý nghĩa của kỉ niệm đối với bản thân. - Kết bài: Kết thúc trải nghiệm và cảm xúc của người viết * Về nghệ thuật - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1