Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Cang, Nam Trà My” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Cang, Nam Trà My
- UBND HUYỆN NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG Năm học: 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
(Đề thi gồm 2 trang)
Họ và tên:………………………..………………..…….Lớp: ……… SBD:………….
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau, thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG
Ngày xưa, có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là
một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng
vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa. Cô bé vô cùng buồn bã.
Một lần, cô bé đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn
dừng lại hỏi. Khi biết sự tình, ông già nói với cô bé:
– Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông
hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng
đấy ngày.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn
lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba
cánh, bốn cánh,… Chỉ có bấy nhiêu cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống
được bằng đấy ngày thôi sao? Không đành lòng, cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh
hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên
nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa
cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.
( Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản NXB Thành phố Hồ Chí Minh)
Câu 1. Truyện “Sự tích hoa cúc trắng” mang đặc điểm của thể loại nào?
A. Truyện ngụ ngôn.
B. Truyện cổ tích.
C. Truyện truyền thuyết.
D. Truyện cười.
Câu 2. Tại sao cô bé trong truyện lại ngồi khóc bên đường?
A. Vì cô bé đi vào rừng và bị lạc.
B. Vì cô bé nhớ mẹ, muốn về bên mẹ.
C. Vì cô bé chưa tìm được hoa cúc trắng.
D. Vì mẹ cô bé đang bị bệnh rất nặng.
1
- Câu 3. Nghĩa của từ “ hiếu thảo” là:
A. đối xử tốt, yêu thương, chăm sóc bố mẹ khi già yếu.
B. hành vi cư xử tốt với những người xung quanh.
C. yêu thương, bao dung, giúp đỡ với tất cả mọi người.
D. yêu thương chăm sóc với tất cả những người trong gia đình.
Câu 4. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. ngôi thứ nhất.
B. ngôi thứ ba.
C. ngôi thứ hai.
D. ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Câu 5. Phẩm chất tốt đẹp của cô bé trong câu chuyện là gì?
A. Lòng hiếu thảo.
B. Lòng thương người.
C. Lòng dũng cảm.
D. Lòng biết ơn.
Câu 6. Chi tiết “Chỉ có bấy nhiêu cánh hoa là sao chứ?” thể hiện tâm trạng gì của cô bé?
A. Buồn bã, thất vọng.
B. Thắc mắc, tò mò.
C. Hụt hẫng, nghi ngờ.
D. Ngạc nhiên, lo lắng.
Câu 7. Chủ đề chính trong truyện “Sự tích hoa cúc trắng” là gì?
A. Ca ngợi tình cảm thầy trò.
B. Ca ngợi tình cảm bạn bè.
C. Ca ngợi tình cảm gia đình.
D. Ca ngợi tình cảm quê hương.
Câu 8. (1,0 điểm) Qua lòng hiếu thảo của cô bé trong câu chuyện “Sự tích hoa cúc
trắng” . Từ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân.
Câu 9. (1,0 điểm) Chi tiết “cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những
cánh hoa nhỏ” theo em có ý nghĩa gì?
Câu 10. (0,5 điểm) Từ lòng hiếu thảo của cô bé trong câu chuyện “Sự tích hoa cúc trắng”,
hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 5 đến 7 dòng). Trình bày suy nghĩ của em về trách
nhiệm của bản thân thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha, mẹ.
II. VIẾT (4,0 điểm)
Đề: Em hãy viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ( một lễ hội hoặc một nét sinh
hoạt văn hóa cộng đồng ở địa phương), mà em đã từng chứng kiến hoặc tham gia.
Hết
2
- (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
3