Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Trần Quốc Toản, Tiên Phước
lượt xem 2
download
Tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Trần Quốc Toản, Tiên Phước” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường TH&THCS Trần Quốc Toản, Tiên Phước
- TRƯỜNG TH&THCS TRẦN QUỐC TOẢN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức độ nhận thức % Tổng Nội dung/ Kĩ điểm TT đơn vị kiến năng Vận dụng thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Truyện dân 60 hiểu gian (truyền 4 0 3 1 0 1 0 1 thuyết, cổ tích) Tỉ lệ phần trăm điểm 20 15 10 10 5 2 Viết Viết bài văn 40 đóng vai nhân vật kể lại một truyện dân 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* gian Việt Nam. (truyền thuyết, cổ tích) Tỉ lệ % 10 15 10 5 TỔNG 30% 40% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 70% 30% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận Chương dung/ thức T / Đơn vị Mức độ đánh giá Thôn Vận T Nhận Vận Chủ đề kiến g hiểu dụng biết dụng thức cao 1 Đọc hiểu Truyệ Nhận biết: 4TN n dân - Nhận biết được thể loại, những gian dấu hiệu đặc trưng của thể loại (truyền truyện truyền thuyết; chi tiết tiêu thuyết, biểu, nhân vật, cổ - Nhận biết được thành ngữ. Công tích) dụng của dấu chấm phẩy Thông hiểu: - Hiểu được nghĩa của từ - Hiểu ý nghĩa của một số chi tiết, 3TN, sự việc trong truyện. 1TL
- - - Hiểu được yếu tố kì ảo Vận dụng: - Từ nội dung câu chuyện biết vận dụng bài học giáo dục cho bản thân Vận dụng cao: 1TL - Từ nội dung văn bản, bày tỏ suy nghĩ, liên hệ bản thân bằng những 1TL hành động cụ thể 2 Viết Viết Nhận biết: Nhận biết được yêu 1* bài cầu của đề về kiểu văn bản tự sự 1* văn đóng vai nhân vật. 1* đóng Thông hiểu: Viết đúng về nội vai dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn nhân đạt, bố cục văn bản…) vật kể Vận dụng: Viết được một bài văn lại một đóng vai nhân vật kể lại một truyện truyện dân gian. Biết sử dụng ngôi dân kể thứ nhất. Có sự sáng tạo nhưng gian không thoát li khỏi truyện gốc. 1TL* Việt Biết kể các sự kiện chính: bắt đầu Nam. – diễn biến – kết thúc. Biết sử (truyền dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm. thuyết, Bày tỏ được bài học/ý ngĩa của câu cổ chuyện. tích). Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, sáng tạo trong khi kể chuyện, bày tỏ cảm xúc. Tổng 4 4 1 1 Tỉ lệ % 30 40 20 10 Tỉ lệ chung 70 30
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS TRẦN QUỐC TOẢN NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT I. ĐỌC HIỂU: (6 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: CON RỒNG CHÁU TIÊN Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh – những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm. Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở điện Long Trang. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen ở nước cảm thấy mình không thể sống mãi ở cạn được, đành từ biệt Âu Cơ và đàn con để trở về thủy cung. Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong, buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên và than thở: Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con? Lạc Long Quân nói: - Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay nhau lên đường. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi mị nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta – con cháu vua Hùng– khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên. (Theo Nguyễn Đổng Chi, SGK Ngữ văn 6, tập I, CTGDPT 2006)
- Câu 1. Truyện “Con Rồng cháu Tiên” thuộc thể loại nào? A. Truyện truyền thuyết C. Truyện ngụ ngôn B. Truyện cổ tích D. Truyện cười Câu 2. Nhân vật chính trong truyện “Con Rồng cháu Tiên” là: A. Lạc Long Quân C. Lạc Long Quân và Âu Cơ B. Âu Cơ D. Trăm người con Câu 3. Thành ngữ nào sau đây ứng với nội dung câu chuyện trên? A. Đẽo cày giữa đường C. Đeo nhạc cho mèo B. Ếch ngồi đáy giếng D. Con Rồng cháu Tiên Câu 4. “Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường”. Dấu chấm phẩy được dùng trong câu văn trên có tác dụng gì? A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp B. Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong một câu ghép C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật D. Đánh dấu chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng Câu 5. “Thủy cung” có nghĩa là gì? A. Cung điện tưởng tượng dưới nước, theo truyền thuyết B. Cung điện nguy nga, tráng lệ của vua C. Đường giao thông trên sông, biển, đường thủy D. Công trình thủy lợi như đập nước, nhà máy thủy điện,… Câu 6. Chi tiết nào sau đây trong truyện “Con Rồng cháu Tiên” không mang tính tưởng tượng, kì ảo? A. Vua Hùng lên ngôi, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ ngày nay), đặt tên nước là Văn Lang. B. Lạc Long Quân là con thần, tinh thông nhiều phép lạ, giúp dân diệt trừ yêu quái. C. Âu Cơ kết duyên cùng Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm con. D. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau, năm mươi con theo Lạc Long Quân xuống biển, năm mươi con theo Âu Cơ lên núi. Câu 7. Vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau? A. Lạc Long Quân và Âu Cơ không còn yêu thương nhau.
- B. Lạc Long Quân và Âu Cơ có tập tính và tập quán sinh hoạt hoàn toàn khác nhau, nên khó hòa hợp lâu dài. C. Vì Lạc Long Quân phải về quê để nối ngôi vua cha. D. Vì Âu Cơ muốn các con được sống ở hai môi trường khác nhau. Câu 8. Ý nghĩa của hình tượng “bọc trăm trứng” là gì? Câu 9. Qua văn bản “Con rồng cháu tiên”, người Việt Nam có nguồn gốc như thế nào? Ông cha ta muốn giáo dục với chúng ta điều gì? Câu 10. Từ câu nói của Lạc Long Quân: “Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn”, là thế hệ con cháu đời sau em phải cần có những hành động cụ nào thể để thực hiện lời dặn dò của bậc tổ tiên - Lạc Long Quân? II. VIẾT: (4 điểm) Hãy đóng vai nhân vật, kể lại một truyện dân gian Việt Nam (cổ tích, truyền thuyết) mà em đã được đọc.
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 6 A. Hướng dẫn chung: - Giáo viên dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, sáng tạo trong nội dung và hình thức trình bày. - Việc chi tiết hóa nội dung cần đạt và điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với số điểm trong câu và tổng điểm toàn bài. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể: Phần I: Nội dung ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 C 0,5 I 3 D 0,5 4 B 0,5 5 A 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8: (1,0 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) HS có có thể diễn đạt khác nhau nhưng đảm bảo HS trả lời có ý song HS có trả lời theo gợi ý: Hình ảnh chiếc bọc trăm trứng nhằm diễn đạt chưa rõ ràng nhưng chưa nhắc nhở mọi người con của dân tộc Việt Nam phù hợp với phải biết thương yêu, đoàn kết giúp đỡ đùm bọc nội dung văn lẫn nhau như người một nhà. bản hoặc không trả lời. Câu 9: (1,0 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh nêu được nguồn gốc của người Việt - Học sinh nêu được HS có trả lời Nam theo truyện “Con Rồng cháu Tiên”: người nguồn gốc của người nhưng chưa Việt Nam là con cháu của vua Hùng, cùng nở ra Việt Nam theo truyện phù hợp với nội dung văn
- từ bọc trăm trứng, cùng thuộc nói giống Rồng nhưng chưa rút ra bản hoặc Tiên. Thông qua câu chuyện này, ông cha ta được vấn đề được giáo không trả lời. muốn giáo dục chúng ta: Lòng tôn kính, tự hào dục, diễn đạt chưa trôi về nòi giống Rồng Tiên. Đoàn kết, thương yêu, chảy, mạch lạc. đùm bọc lẫn nhau. Câu 10: (0.5 điểm) Mức 1 (0.5đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh nêu được ít nhất 2 việc cần làm để - Học sinh nêu được ít Không nêu thực hiện lời dặn dò của tổ tiên. Gợi ý: nhất 01 việc cần làm được hoặc có - Biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập thể hiện tinh thần đoàn nêu mà và cuộc sống. không phù kết. .- Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó hợp khăn hoạn nạn trong khả năng của mình. - Không gây chia rẽ, bè phái mất đoàn kết trong lớp, trong trường. Phần 2: VIẾT (4.0 ĐIỂM). A. Bảng điểm chung toàn bài 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,5 2. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Hãy đóng vai nhân vật, kể lại một truyện dân gian Việt Nam (cổ tích, truyền thuyết). 3. Kể lại câu chuyện 2.25 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Có sự sáng tạo nhưng không thoát li khỏi truyện gốc. - Các sự kiện chính: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Biết sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Bày tỏ được bài học/ý ngĩa của câu chuyện. 4. Trình bày, diễn đạt 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 5. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0.5 B. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0.5) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0,5 Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và - Mở bài: Đóng vai nhân vật Kết bài. Mở bài biết đóng vai nhân vật để để tự giới thiệu sơ lược về
- giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện mình và câu chuyện định kể. định kể, phần Thân bài biết sắp xếp các - Thân bài: chi tiết, sự việc theo trình tự hợp lý để kể + Kể diễn biến câu chuyện. lại diễn biến câu chuyện, phần Kết bài kết + Thời gian, không gian thúc câu chuyện, nêu được ý nghĩa hoặc + Xuất thân của nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. bài học rút ra từ câu chuyện. Các phần có + Kể lại các sự việc sự liên kết chặt chẽ. - Kết đoạn: Kết thúc câu Triển khai Thân bài thành nhiều đoạn văn. chuyện và nêu ý nghĩa/bài 0,25 Trình bày được bố cục của bài văn. Các sự học rút ra từ câu chuyện. kiện, chi tiết thể hiện được mối liên kết nhưng đôi chỗ chưa chặt chẽ. Thân bài chỉ gồm một đoạn văn. 0,0 Chưa tổ chức bài văn thành 3 phần như trên (thiếu mở đoạn hoặc kết đoạn) 2. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0,25 Xác định đúng yêu cầu của đề. Hãy đóng vai nhân vật, kể lại 0,0 Không xác định đúng yêu cầu của đề. một truyện dân gian Việt Nam (cổ tích, truyền thuyết). 3. Kể lại một trải nghiệm 2.25 - Kể đúng câu chuyện theo yêu cầu của đề Một số gợi ý cơ bản: - Nội dung câu chuyện: khi kể có 1. Mở bài: Đóng vai nhân tưởng tượng sáng tạo thêm nhưng không vật tự giới thiệu sơ lược về thoát ly truyện gốc; nội dung được kể mình và câu chuyện định không làm sai lạc nội dung vốn có của kể. truyện. Có yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả 2. Thân bài người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của -Kể lại diễn biến câu chuyện: nhân vật. + Xuất thân của các nhân - Tính liên kết của câu chuyện: sắp vật. xếp hợp lí các sự việc, chi tiết và đảm + Hoàn cảnh diễn ra câu bảo sự kết nối giữa các phần. chuyện. - Ngôi kể: đóng vai một nhân vật trong truyện để kể lại câu chuyện nhất quán + Diễn biến chính: SV1+ SV2 + SV3... ngôi thứ nhất của nhân vật được đóng Lưu ý khi viết bài: Dựa vai. vào truyện gốc: nhân vật, 1.25-2.0 - Nội dung câu chuyện: đảm bảo nội sự dung truyện gốc nhưng tính sáng tạo kiện, ngôn ngữ... chưa cao. Có yếu tố miêu tả, biểu cảm *Có thể sáng tạo: chi tiết nhưng chưa sinh động và giàu cảm xúc. hoá những chi tiết còn - Tính liên kết của câu chuyện: sắp chung chung; gia tăng yếu xếp trình tự còn đôi chỗ chưa chặt chẽ, tố kì ảo, tưởng tượng; tăng thiếu logic. cường bộc lộ suy nghĩ,
- - Ngôi kể: dùng ngôi kể thứ nhất nhưng đôi chỗ chưa nhất quán trong toàn câu chuyện còn lẫn lộn giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba của nhân vật được đóng vai. 0.25-1.0 - - Nội dung câu chuyện: câu chuyện kể chưa rõ ràng, nội dung chưa đầy đủ, chi tiết vụn vặt… Yếu tố miêu tả và biểu cảm còn sơ sài. - - Tính liên kết của câu chuyện: các sự việc, chi tiết chưa thể hiện được sự liên kết thiếu chặt chẽ và logic. - - Ngôi kể: dùng ngôi kể thứ nhất nhưng cảm xúc, đánh giá của nhiều chỗ chưa nhất quán trong toàn câu người kể chuyện; tăng chuyện còn lẫn lộn giữa ngôi thứ nhất và thêm miêu tả, bình luận, ngôi thứ ba của nhân vật được đóng vai liên tưởng... hoặc kể ngôi thứ ba trong toàn câu 3. Kết bài: Kết thúc câu chuyện. chuyện và nêu bài học được 0.0 Chưa rõ nội dung câu chuyện, viết tản rút ra từ câu chuyện. mạn, vụn vặt; chưa có sự kiện hay chi tiết rõ ràng, cụ thể. Chưa biết dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất. Chuyện kể không phải là truyện dân gian hoặc không làm bài. 4. Trình bày, diễn đạt 0.5 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… 0.25 - Vốn từ ngữ khá, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày khá sạch sẽ, ít gạch, xóa… 0.0 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 5. Sáng tạo 0.5 Có sáng tạo trong cách tóm tắt và diễn đạt. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sự sáng tạo. GIÁO VIÊN RA ĐỀ
- Huỳnh Văn Nhân HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 6 (Dành cho HS khuyết tật) A. Hướng dẫn chung: - Giáo viên dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. Đặc biệt trân
- trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, sáng tạo trong nội dung và hình thức trình bày. - Việc chi tiết hóa nội dung cần đạt và điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với số điểm trong câu và tổng điểm toàn bài. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể: Phần I: Nội dung ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 C 0,5 I 3 D 0,5 4 B 0,5 5 A 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8: (1,0 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) HS có có thể diễn đạt khác nhau nhưng đảm bảo HS chỉ trả lời được yêu HS có trả lời theo gợi ý: Hình ảnh chiếc bọc trăm trứng nhằm thương hoặc đoàn kết nhưng chưa nhắc nhở mọi người con của dân tộc Việt Nam phù hợp với phải biết thương yêu, đoàn kết . nội dung văn bản hoặc không trả lời. Câu 9: (1,0 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh nêu được nguồn gốc của người Việt - Học sinh nêu được HS có trả lời Nam theo truyện “Con Rồng cháu Tiên”: người nguồn gốc của người nhưng chưa Việt Nam là con cháu của vua Hùng, cùng nở ra Việt Nam theo truyện phù hợp với nội dung văn từ bọc trăm trứng, cùng thuộc nói giống Rồng nhưng chưa rút ra bản hoặc Tiên. Thông qua câu chuyện này, ông cha ta được vấn đề được giáo không trả lời. muốn giáo dục chúng ta: Lòng tôn kính, tự hào dục, diễn đạt chưa trôi về nòi giống Rồng Tiên. Đoàn kết, thương yêu, chảy, mạch lạc. đùm bọc lẫn nhau. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
- Câu 10: (0.5 điểm) Mức 1 (0.5đ) Mức 2 (0đ) - Học sinh nêu được 1 việc cần làm để thực hiện Không nêu được hoặc lời dặn dò của tổ tiên. có nêu mà không phù Gợi ý: hợp - Biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống. .- Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn hoạn nạn trong khả năng của mình. - Không gây chia rẽ, bè phái mất đoàn kết trong lớp, trong trường. Phần 2: VIẾT (4.0 ĐIỂM). C. Bảng điểm chung toàn bài 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự 0,5 2. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,5 Hãy đóng vai nhân vật, kể lại một truyện dân gian Việt Nam (cổ tích, truyền thuyết). 3. Kể lại câu chuyện 2.5 HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Có sự sáng tạo nhưng không thoát li khỏi truyện gốc. - Các sự kiện chính: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Biết sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Bày tỏ được bài học/ý ngĩa của câu chuyện. 4. Trình bày, diễn đạt 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. D. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0.5) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0,5 Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và - Mở bài: Đóng vai nhân vật Kết bài. Mở bài biết đóng vai nhân vật để để tự giới thiệu sơ lược về giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện mình và câu chuyện định kể. định kể, phần Thân bài biết sắp xếp các - Thân bài:
- chi tiết, sự việc theo trình tự hợp lý để kể + Kể diễn biến câu chuyện. lại diễn biến câu chuyện, phần Kết bài kết + Thời gian, không gian thúc câu chuyện, nêu được ý nghĩa hoặc + Xuất thân của nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. bài học rút ra từ câu chuyện. Các phần có + Kể lại các sự việc sự liên kết chặt chẽ. - Kết đoạn: Kết thúc câu Triển khai Thân bài thành nhiều đoạn văn. chuyện và nêu ý nghĩa/bài 0,25 Trình bày được bố cục của bài văn. Các sự học rút ra từ câu chuyện. kiện, chi tiết thể hiện được mối liên kết nhưng đôi chỗ chưa chặt chẽ. Thân bài chỉ gồm một đoạn văn. 0,0 Chưa tổ chức bài văn thành 3 phần như trên (thiếu mở đoạn hoặc kết đoạn) 2. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0,25 Xác định đúng yêu cầu của đề. Hãy đóng vai nhân vật, kể lại 0,0 Không xác định đúng yêu cầu của đề. một truyện dân gian Việt Nam (cổ tích, truyền thuyết). 3. Kể lại một trải nghiệm 2.25 - Kể đúng câu chuyện theo yêu cầu của đề Một số gợi ý cơ bản: - Nội dung câu chuyện: khi kể có 3. Mở bài: Đóng vai nhân tưởng tượng sáng tạo thêm nhưng không vật tự giới thiệu sơ lược về thoát ly truyện gốc; nội dung được kể mình và câu chuyện định không làm sai lạc nội dung vốn có của kể. truyện. Có yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả 4. Thân bài người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của -Kể lại diễn biến câu chuyện: nhân vật. + Xuất thân của các nhân - Tính liên kết của câu chuyện: sắp vật. xếp hợp lí các sự việc, chi tiết và đảm + Hoàn cảnh diễn ra câu bảo sự kết nối giữa các phần. chuyện. - Ngôi kể: đóng vai một nhân vật trong truyện để kể lại câu chuyện nhất quán + Diễn biến chính: SV1+ SV2 + SV3... ngôi thứ nhất của nhân vật được đóng Lưu ý khi viết bài: Dựa vai. vào truyện gốc: nhân vật, 1.25-2.0 - Nội dung câu chuyện: đảm bảo nội sự dung truyện gốc nhưng tính sáng tạo kiện, ngôn ngữ... chưa cao. Có yếu tố miêu tả, biểu cảm *Có thể sáng tạo: chi tiết nhưng chưa sinh động và giàu cảm xúc. hoá những chi tiết còn - Tính liên kết của câu chuyện: sắp chung chung; gia tăng yếu xếp trình tự còn đôi chỗ chưa chặt chẽ, tố kì ảo, tưởng tượng; tăng thiếu logic. cường bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá của - Ngôi kể: dùng ngôi kể thứ nhất người kể chuyện; tăng nhưng đôi chỗ chưa nhất quán trong
- toàn câu chuyện còn lẫn lộn giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba của nhân vật được đóng vai. 0.25-1.0 - - Nội dung câu chuyện: câu chuyện kể chưa rõ ràng, nội dung chưa đầy đủ, chi tiết vụn vặt… Yếu tố miêu tả và biểu cảm còn sơ sài. - - Tính liên kết của câu chuyện: các sự việc, chi tiết chưa thể hiện được sự liên kết thiếu chặt chẽ và logic. - - Ngôi kể: dùng ngôi kể thứ nhất nhưng nhiều chỗ chưa nhất quán trong toàn câu thêm miêu tả, bình luận, chuyện còn lẫn lộn giữa ngôi thứ nhất và liên tưởng... ngôi thứ ba của nhân vật được đóng vai 3. Kết bài: Kết thúc câu hoặc kể ngôi thứ ba trong toàn câu chuyện và nêu bài học được chuyện. rút ra từ câu chuyện. 0.0 Chưa rõ nội dung câu chuyện, viết tản mạn, vụn vặt; chưa có sự kiện hay chi tiết rõ ràng, cụ thể. Chưa biết dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất. Chuyện kể không phải là truyện dân gian hoặc không làm bài. 4. Trình bày, diễn đạt 0.5 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… 0.25 - Vốn từ ngữ khá, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn trong bài văn. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày khá sạch sẽ, ít gạch, xóa… 0.0 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… GIÁO VIÊN RA ĐỀ Huỳnh Văn Nhân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 150 | 17
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 57 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
58 p | 40 | 4
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 40 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
27 p | 31 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
39 p | 33 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn