intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

  1. SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II, TRƯỜNG THCS - THPT ĐĂKLUA NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI (Lớp): 6 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: BÀN TAY YÊU THƯƠNG Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán: - Đó là bàn tay của bác nông dân. Một em khác cự lại: - Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật... Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu: - Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ! Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. (Trích Bàn tay yêu thương, NXB Trẻ, 2004) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1 (0.5 điểm). Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Câu 2 (0.5 điểm). Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? A. Cô giáo B. Doulas C. Tác giả D. Cô giáo và Doulas Câu 3 (0.5 điểm). Trong câu: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sỹ phẫu thuật…”. Từ “tay” được hiểu theo nghĩa nào? A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển C. Vừa nghĩa gốc và nghĩa chuyển. D. Từ đồng âm. Câu 4(0.5 điểm). Chủ đề của văn bản là gì? A. Lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ của tác giả đối với các nhân vật B. Lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ của nhân vật cô giáo C. Tình yêu thương, sự quan tâm và lòng biết ơn giữa con người với con người D. Lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ của những người đồng cảnh ngộ. Câu 5 (0.5 điểm). Tình cảm, thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu. A. Ca ngợi về tấm gương vượt lên số phận. B. Thể hiện sự trân trọng tình yêu thương, sự cảm phục, biết ơn trước tình cảm của cô trò. C. Thể hiện tình yêu thương khi xuất phát từ tấm lòng chân thành. D. Tình yêu thương mang lại nghị lực sống, giúp họ vươn lên, vượt qua những bất hạnh. Câu 6 (0.5 điểm). Vì sao Doulas lại vẽ “bàn tay cô giáo”? A. Vì Doulas không biết vẽ gì.
  2. B. Vì Doulas chỉ biết vẽ bàn tay. C. Vì cô giáo yêu cầu Doulas vẽ nó. D. Để bày tỏ tình yêu thương, lòng biết ơn đối với cô Câu 7 (0.5 điểm). Vì sao “bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.” A. Vì bức tranh bày tỏ lòng biết ơn, tình yêu thương của Doulas với cô giáo. B. Vì không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. C. Vì đó là biểu tượng của sự an ủi. D. Vì đó là biểu tượng của sự chia sẻ. Câu 8 (0.5 điểm). Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu: “…bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo”. A. Để làm nổi bật ngoại hình xấu xí. B. Để so sánh với những đứa trẻ khác. C. Để nổi bật vì hoàn cảnh khó khăn nên vì thế mà không có được tình yêu thương. D. Để tạo hình ảnh rõ ràng về tình cảnh khó khăn của em. Điều này giúp câu trở nên sinh động và gây hứng thú cho người đọc. Câu 9 (1.0 điểm). Qua truyện “Bàn tay yêu thương” em rút ra bài học gì? Câu 10 (1.0 điểm). Em có nhận xét gì về nhân vật cô và trò trong truyện Bàn tay yêu thương? II. VIẾT (4.0 điểm) Tả lại cảnh sinh hoạt em có dịp quan sát hoặc tham dự mà em yêu thích.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2