intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Vân Phúc, Phúc Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Vân Phúc, Phúc Thọ" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Vân Phúc, Phúc Thọ

  1. PHÒNG GD VÀ ĐT PHÚC THỌ TRƯỜNG THCS VÂN PHÚC BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6 Cấp độ tư duy Thành TT phần Nội dung Thông Nhận biết Vận dụng năng lực hiểu Tổng % Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Năng lực Truyện truyền I Đọc 15% 30% 15% 60% thuyết 6đ Năng lực Viết bài văn kể lại II Viết 10% 10% 20% 40% một truyện cổ tích 4đ Tỉ lệ % 25% 40% 35% 100% Tổng 100%
  2. PHÒNG GD VÀ ĐT PHÚC THỌ ĐỀ KIỂMGD VÀ ĐT PHÚC KÌ II PHÒNG TRA GIỮA HỌC TRƯỜNG THCS VÂN PHÚC THỌNĂM HỌC: 2024 - 2025 TRƯỜNG THCS THANH ĐA Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Thời gian làm ĐỀ BÀI I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, lên làm vua được khoảng một năm, một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền tiến ra giữa hồ, thì tự nhiên có một con rùa to lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng trên và nhận thấy lưỡi gươm đeo bên mình cũng đang động đậy. Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu cao lên nữa và tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói: - Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long quân!-Nghe nói thế, nhà vua bỗng hiểu ra, bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao, cung kính cảm tạ thần linh. Chỉ một lát, thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Cho đến khi cả gươm và Rùa đã chìm sâu xuống nước, người ta vẫn còn thấy vệt sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Khi thuyền của bá quan tiến kịp thuyền rồng, vua liền báo ngay cho họ biết: - Đức Long Quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, Người sai Rùa lấy lại. Từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.” (Trích Sự tích Hồ Gươm) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định ngôi kể của đoạn trích? Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì? Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra các yếu tố kì ảo xuất hiện trong đoạn trích? Câu 3 (1,5 điểm): Trong câu “Nhà vua bỗng hiểu ra, bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao, cung kính cảm tạ thần linh”, từ “cung kính” có nghĩa là gì? Việc sử dụng từ này giúp thể hiện điều gì về thái độ của vua Lê Lợi với Rùa Vàng? Câu 4 (1,5 điểm): Giải thích vì sao Lê Lợi hiểu ra ý của Rùa Vàng và tự nguyện trả gươm? Câu 5 (1,5 điểm): Từ câu chuyện “Sự tích Hồ Gươm”, em rút ra bài học gì về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay? II. PHẦN VIẾT (4 điểm):
  3. Nhập vai một nhân vật trong một câu chuyện cổ tích mà em đã được học hoặc đọc và viết bài văn kể lại câu chuyện đó HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 - Ngôi kể: ngôi thứ ba 0,5 - Nội dung cơ bản: Trong một lần du ngoạn trên hồ Tả Vọng, 0,5 vua Lê Lợi gặp Rùa Vàng – sứ giả của Long Quân đến đòi lại thanh gươm thần. Khi thấy Rùa Vàng nhô lên mặt nước, Lê Lợi nhận ra tín hiệu từ thần linh, tự tay rút gươm trao lại. Rùa Vàng ngậm gươm lặn xuống nước, từ đó hồ được gọi là Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm). 2 - Các yếu tố kì ảo trong đoạn trích là: 0,5 + Sự xuất hiện của Rùa Vàng biết nói, là sứgiả của Long Vương + Thanh gươm thần có linh tính: Khi Rùa Vàng xuất hiện, thanh gươm tự động rung động để báo hiệu đã đến lúc hoàn trả.. Khi vua rút gươm ra, gươm tự bay đến chỗ Rùa Vàng mà không cần con người điều khiển. + Vệt sáng le lói dưới mặt hồ khi thanh gươm lặn xuống nước 3 - Nghĩa của từ “cung kính”: có nghĩa là bày tỏ sự tôn trọng cao 0,5 độ, thái độ lễ phép và trang nghiêm đối với bề trên hoặc những điều thiêng liêng. - Tác dụng của việc sử dụng từ “cung kính” trong câu: 1,0 + Thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn và tôn kính của vua Lê Lợi đối với thần linh. + Cho thấy ông là một vị vua hiểu đạo lý, khiêm nhường và có lòng tôn trọng trời đất, thần linh, không tham lam quyền lực mà biết khi nào nên hoàn trả thanh gươm thần. + Góp phần làm nổi bật yếu tố thiêng liêng và huyền thoại của câu chuyện. 4 - Lê Lợi hiểu ý của Rùa Vàng và tự nguyện trả gươm vì: 1,5 + Khi Rùa Vàng xuất hiện, thanh gươm bên hông vua tự động rung động, như một dấu hiệu thần kỳ báo hiệu đã đến lúc hoàn gươm. + Lời nói của Rùa Vàng: “Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!” giúp Lê Lợi hiểu rằng thanh gươm này chỉ được thần
  4. linh ban cho để đánh đuổi giặc ngoại xâm, khi đất nước đã bình yên, thanh gươm cần được trả lại. + Điều này thể hiện tinh thần kính trọng thần linh của vua Lê Lợi và sự tự giác, chính trực, không tham quyền lực, biết khi nào nên dùng và khi nào nên trao trả. (Hs trả lời được 2/3 ý cho điểm tối đa) 5 Bài học về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày 1,5 nay: + Câu chuyện nhắc nhở thế hệ trẻ trân trọng và biết ơn những người đã hy sinh vì độc lập dân tộc. + Lòng yêu nước không chỉ thể hiện qua chiến tranh mà còn qua hành động nhỏ hằng ngày, như học tập tốt, giữ gìn văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường và giúp đỡ cộng đồng. + Cần có trách nhiệm với đất nước, không chỉ hưởng thụ thành quả mà còn phải biết gìn giữ và phát triển để xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh. (Hs trả lời được 2/3 ý cho điểm tối đa) II PHẦN VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn: Gồm 3 phần: mở bài, thân bài, 0,25 kết bài b. Xác định đúng yêu cầu đề bài: kể lại một câu chuyện cổ tích bằng việc nhập vai một nhân vật 0,25 c. Triển khai bài * Mở bài: Đóng vai nhân vật để giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể. 0,5 (Có thể hình dung, nhập vai từ hoàn cảnh, trải nghiệm của nhân vật để kể lại câu chuyện) * Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện: 1,5 - Xuất thân của các nhân vật. - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. - Diễn biến chính: + Sự việc 1 + Sự việc 2 + Sự việc 3 +… * Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ 0,5 câu chuyện hoặc thông điệp gửi gắm. d. Chính tả, ngữ pháp
  5. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,5 e. Sáng tạo Cách kể chuyện tự nhiên, cuốn hút; có cách diễn đạt mới mẻ; 0,5 có những liên tưởng thú vị; bài học rút ra sâu sắc… (GV căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
111=>0