intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

26
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Viết Xuân

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN- LỚP 7 Năm học: 2022-2023 Mức độ nhận thức Tổng Nội % Kĩ Vận dụng TT dung/đơn vị Nhận biết Thông hiểu Vận dụng điểm năng cao kiến thức TN TN TN TN T TL TL TL KQ KQ KQ KQ L Đọc Truyện ngụ 1 4 0 3 1 1 1 0 60 hiểu ngôn Viết bài văn nghị luận về 2 Viết một vấn đề 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 trong đời sống. Tổng 20 10 15 20 5 20 0 10 100 Tỉ lệ % 30% 35% 25% 10% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức T Kĩ dung/Đơn Vận Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận T năng vị kiến dụng thức biết hiểu Dụng cao
  2. 1 Truyện Nhận biết: 4 TN Ngụ ngôn - Phương thức biểu đạt - Thể loại văn bản Đọc - Tâm trạng nhân vật hiểu trong truyện Thông hiểu: - Ý nghĩa chi tiết trong truyện 3TN, - Tính cách nhân vật 1TL - Nghệ thuật làm nổi bật tính cách, tâm trạng nhân vật - Phép liên kết trong văn bản Vận dụng: - Rút ra bài học cho bản thân về mục tiêu trong cuộc sống 1TN - Rút ra bài học từ truyện 1 TL 2 Viết Viết bài Nhận biết: 1* 1* 1* 1 TL* văn nghị Thông hiểu: luận về một vấn đề Vận dụng: trong cuộc Vận dụng cao: sống. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống Tổng 4 TN 3 TN, 1 TN 1 TL 1TL 1 TL Tỉ lệ % 20+10 25+10 15+10 10
  3. TRƯỜNG THCS NGUYỄN VIẾTXUÂN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Họ và tên:............................................. NĂM HỌC 2022-2023 Lớp: 7 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian 90phút Ngày kiểm tra: / /2023 Điểm: Nhận xét của giáo viên: I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: CON CÁO VÀ CHÙM NHO Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức bước bọt cứ trào ra hai bên mép. - Ái chà chà, ngon quá đi mất! Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm. Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. - Nào! Cố lên nào. Cố lên! Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao. - Một, hai, ba. Nhảy nào… Nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi. Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào. Nó nói một mình: - Hừ! Không thể bỏ đi dễ dàng như vậy được! Thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Và kia, sau một tán lá, Cáo ta phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo tự đắc: - Không có việc gì có thể làm khó ta được. Ha ha! Lần này thì ta có nho ăn rồi! Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên. - Hai, ba. Nhảy nào! Nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được. - Hừ, tức thật. Làm thế nào bây giờ?
  4. Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói: - Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho. Theo nhà văn Hy Lạp Aesop Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Truyện Con Cáo và chùm nho thuộc phương thức biểu đạt chính nào” A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Truyện Con Cáo và chùm nho thuộc thể loại nào sau đây? A. Truyện ngụ ngôn B. Truyện cổ tích C. Truyện cười D. Truyện truyện thuyết Câu 3. Truyện Con Cáo và chùm nho thuộc truyện: A. Truyện thơ sáng tác có tác giả cụ thể B. Truyện văn xuôi dân gian C. Truyện thơ dân gian D. Truyện văn xuôi sáng tác, có tác giả cụ thể Câu4.. Khi rời khỏi vườn nho, tâm trạng của Cáo là: A. Rầu rĩ B. Thất vọng C. Hài lòng D. Tự mãn Câu 5. Việc Cáo không hái được chùm nho giúp chúng ta hiểu ra điều gì ? A. Mọi việc đều có thể làm được nếu ta cố gắng B. Thành công nào cũng đều đi qua khó khăn, thất bại C. Việc ta không làm được, ta có thể học và làm thành công D. Có những việc không nằm trong sở trường và năng lực của chúng ta Câu 6. Cáo lại tự nhủ: “Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả.” Lời tự nhủ ấy chứng tỏ cáo là nhân vật: A. Không hoàn toàn thích chùm nho B. Tự dối lòng mình để biện minh C. Chấp nhận khả năng của bản thân D. Bằng lòng với sự thất bại khi hái nho Câu 7. Vì sao tác giả để nhân vật Cáo tự độc thoại với chính mình ? A. Nổi bật tính cách nhân vật B. Truyện chỉ có một nhân vật là Cáo C. Nổi bật tính cách, tâm trạng nhân vật D. Trong truyện ngụ ngôn, nhân vật nhất định phải độc thoại Câu 8. Từ việc con Cáo cố gắng hết sức hái bằng được chùm nho nhưng vẫn thất bại, em nên đặt mục tiêu cho công việc của bản thân mình sau này như thế nào ? A. Nên đặt mục tiêu vào những việc nhẹ nhàng, ổn định. B. Nên đặt mục tiêu vào những việc có thu nhập cao, ổn đinh C. Chỉ đặt mục tiêu vào những việc bố mẹ đã sắp xếp cho mình D. Đặt mục tiêu phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân mình
  5. Câu 9. Gọi tên và chỉ ra phép liên kết sử dụng trong câu sau, vì sao phải sử dụng phép liên kết đó ? Nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi. Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào. Nó nói một mình: - Hừ! Không thể bỏ đi dễ dàng như vậy được! Câu 10. Nêu bài học ngụ ngôn rút ra từ truyện Con Cáo và chùm nho. II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Trò chơi điện tử rất có hại cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm tán thành của mình về ý kiến trên? ------------------------- Hết ------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Phần Câu Nội dung Điểm 1 ĐỌC HIỂU 5,0 1 B. Tự sự 0,5 2 A. Truyện ngụ ngôn 0,5 3 D. Truyện văn xuôi sáng tác, có tác giả cụ thể 0,5 4 A. Rầu rĩ 0,5 5 D. Có những việc không nằm trong sở trường và 0,5 năng lực của chúng ta 6 B. Tự dối lòng mình để biện minh 0,5 7 C. Nổi bật tính cách, tâm trạng nhân vật 0,5 8 D. Đặt mục tiêu phù hợp với năng lực, sở trường 0,5 của bản thân mình Câu 9: (1 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh Trả lời được: HS nêu được hai trong Trả lời sai hoặc không Ý 1: Gọi tên phép liên kết: bốn ý đã nêu ở mức 1 trả lời. Phép thế. Ý 2: Từ liên kết: Từ “nó” Ý 3: Phải dùng phép liên kết là phép thế để gắn kết các câu trong văn bản logic với nhau.
  6. Ý 4: Nếu không thay thế từ “nó” cho từ “Cáo” thì đoạn văn xảy ra lỗi lặp từ. Câu 10 (1 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh nêu được bài học ngụ Học sinh nêu một trong hai ý Trả lời nhưng ngôn: ở mức 1 không chính xác, Ý 1: Học cách chấp nhận khả không liên quan năng của bản thân để qua đó tìm đến câu hỏi, hoặc cách hoàn thiện mình hơn. không trả lời. Ý 2: Không nên quá cố gắng vì những thứ không thuộc về mình. Phần II: VIẾT (4 điểm) A. Bảng điểm chung toàn bài Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn 0.5 2. Nội dung 2.0 3. Trình bày, diễn đạt 1.0 4. Sáng tạo 0.5 B. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, - Mở bài: Nêu vấn đề đời sống cần bàn Thân bài và Kết bài. Phần và ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó. 0.5 Thân bài biết tổ chức thành - Thân bài: nhiều đoạn văn có sự liên kết + Trình bày thực chất của ý kiến, quan chặt chẽ với nhau. niệm đã nêu để bàn luận. Bài viết đủ 3 phần nhưng + Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa 0.25 nêu bằng các ý. Thân bài chỉ có một đoạn. - Kết bài: Khẳng định tính xác đáng 0.0 Chưa tổ chức được bài văn
  7. thành 3 phần (thiếu Mở bài hoặc Kết bài, hoặc cả bài của ý kiến được người viết tán thành và viết là một đoạn văn) sự cần thiết của việc tán thành ý kiến 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 Ý 1: Nêu được vấn đề cần nghị luận Bài văn có thể trình bày theo - Ý 1 và ý 3 Ý 2: Làm rõ được các khía cạnh cơ nhiều cách khác nhau nhưng bản của vấn đề: cần thể hiện được những nội mỗi ý 0,5 dung sau: điểm. + Nêu được biểu hiện của việc chơi trò chơi điện tử trong giới trẻ hiện nay. - Vấn đề nghị luận : Trò chơi - Ý 2 1,0 điện tử có hại cho giới trẻ điểm (mỗi ý + Phân tích được những tác hại của trò hiện nay. nhỏ 0,5 chơi điện tử với giới trẻ hiện nay. điểm) - Giải thích nghĩa cụm từ trò Ý 3: Khẳng định rõ ràng, dứt khoát thái chơi điện tử. độ tán thành ý kiến. Nêu tác dụng của ý kiến đối với cuộc sống. Rút ra được bài - Nêu được hiện tượng giới học cho bản thân trẻ ngày nay thường xuyên chơi trò chơi điện tử. - Xác định được vấn đề nghị luận. - Phân tích những tác hại của - Có nêu được biểu hiện nhưng chưa rõ trò chơi điện tử trong giới trẻ ràng, cụ thể. hiện nay. 1.25 - 1.75 - Có phân tích được tác hại nhưng chưa - Khẳng định trò chơi điện tử sâu sắc. có hại và rút ra được bài học - Có nêu được bài học nhưng chưa sâu cho bản thân. sắc. - Xác định được vấn đề nghị luận. - Nêu được biểu hiện nhưng còn mơ 0.5-1.0 hồ, chưa rõ. - Phân tích tác hại một cách sơ sài. - Nêu bài học qua loa, đại khái. 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc không làm bài.
  8. 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày (1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các 0.75 – 1.0 câu, các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 – 0.5 - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo (0.5 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.5 Có sáng tạo trong cách lập luận và diễn đạt. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sự sáng tạo. TTCM GVBM Đoàn Thị Nhung Nguyễn Thị Lệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2