intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNGTH&THCSPHƯỚC Môn: Ngữ văn – Lớp 7 HIỆP Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên Họ và tên HS:................................... Lớp : 7/ I. Đọc hiểu (6 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: KIẾN VÀ CHÂU CHẤU Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn. Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè. (Truyện “Kiến và Châu chấu”- trang 3-NXB thông tin) Câu 1. (0,5đ) Truyện “Kiến và châu chấu” thuộc thể loại nào? A. Thần thoại. B. Truyền thuyết. C. Truyện ngụ ngôn. D. Truyện đồng thoại. Câu 2. (0,5đ) Vào những ngày hè, chú châu chấu đã làm gì? A. Giúp châu chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa. B. Siêng năng làm bài tập về nhà cô giáo phát. C. Cần cù thu thập đồ ăn dự trữ cho mùa đông. D. Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít Câu 3. (0,5đ) Châu chấu đã rủ kiến làm gì cùng mình? A. Trò chuyện và đi chơi thoả thích. B. Cùng nhau về nhà châu chấu chơi. C. Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng. D. Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông. Câu 4. (0,5đ) Nêu hiểu biết của em về tích cách của nhân vật kiến ? A. Kiến lười biếng. B. Kiến không thích đi chơi. C. Kiến không muốn lãng phí thời gian.
  2. D. Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông. Câu 5. (0,5đ) Theo em, châu chấu là những hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống? A. Những người lười biếng. B. Những người chăm chỉ. C. Những người biết lo xa. D. Những người chỉ biết hưởng thụ Câu 6. (0,5đ)Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì? “Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.” A. Chỉ thời gian. B. Chỉ mục đích. C. Chỉ nguyên nhân. D. Chỉ phương tiện. Câu 7. (0,5đ) Em hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau: Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. A. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập sang. B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp của nhân vật. C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. D. Thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng. Câu 8. (1đ) Nếu là châu chấu trong câu chuyện, em sẽ làm gì trước lời khuyên của kiến? Câu 9. (1đ) Em có suy nghĩ gì về nhân vật kiến trong truyện? Câu 10. (0,5 đ) Viết đoạn văn (5- 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tính siêng năng, kiên trì, biết lo cho tương lai. II. Viết (4 điểm) Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. -- Hết --
  3. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP GIỮA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn - Lớp 7, Phần Câu Nội dung Điểm 1 C 0,5 2 D 0,5 3 A 0,5 4 D 0,5 5 A 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5 Nếu là châu chấu trong câu chuyện - Em sẽ nghe theo lời kiến - Em sẽ chăm chỉ cùng kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa 8 đông Mức 1. HS trả lời được 2 ý trên 1,0 Mức 2. HS trả lời được 1 trong 2 ý trên 0,5 Mức 3. HS trả lời nhưng không đúng hoặc không trả lời 0,0 Suy nghĩ về nhân vật kiến trong truyện: I. - Luôn chăm chỉ trong học tập và làm việc, không được ham ĐỌC chơi, lười biếng. HIỂU 9 - Biết nhìn xa trông rộng. Mức 1. HS trả lời được 2 ý trên. 1,0 Mức 2. HS trả lời được 1 trong 2 ý trên 0,5 Mức 3. HS trả lời nhưng không đúng hoặc không trả lời 0 HS trả lời theo nhiều cách khác nhau sau đây là gợi ý: Đoạn văn phải đảm bảo số câu (5-7 câu) Nội dung: ý nghĩa của tính siêng năng, kiên trì, biết lo cho tương lai. - Được mọi người yêu quý và kính trọng. - Công việc trôi chảy, thành công. 10 - Đời sống ổn định và ngày càng tiến bộ. - Biết nhìn xa trông rộng thì trong cuộc sống gặp nhiều thuận lợi. Mức 1. HS trả lời được 4 ý trên. 0,5 Mức 2. HS trả lời được 1 trong 2 ý trên. 0,25 Mức 3. HS trả lời nhưng không đúng hoặc không trả lời 0,0 II. Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: VIẾT Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về vấn đề trong đời 0,5 sống (MB,TB,KB).
  4. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh 0,25 để đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song 2,5 cần đảm bảo các ý sau: 1. Mở bài Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách. 2. Thân bài a. Giải thích Bản lĩnh: là khả năng đương đầu với khó khăn, giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. Bên cạnh đó, bản lĩnh còn là lòng dũng cảm, kiên trì, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm → bản lĩnh là một đức tính vô cùng tốt đẹp mà con người ai cũng cần rèn luyện cho bản thân. b. Phân tích Người có bản lĩnh là người dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn, gian khổ, thử thách, sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Người có bản lĩnh cũng là người làm việc có mục tiêu, có kế hoạch, biết sắp xếp cuộc sống khoa học. Bản lĩnh của con người được hun đúc từ kinh nghiệm của cuộc sống, người có bản lĩnh là người có vốn sống phong phú, có kinh nghiệm trong nhiều vấn đề từ đó giải quyết mọi chuyện một cách tinh tế. Cuộc sống có rất nhiều những khó khăn thử thách có thể đến với ta bất cứ lúc nào mà chúng ta không lường trước được, bản lĩnh sẽ khiến chúng ta trở nên kiên cường hơn, mạnh mẽ hơn, có thể vượt qua những khó khăn ấy một cách mượt mà nhất. Người có bản lĩnh là tấm gương sáng để người khác học tập theo nhất là thế hệ trẻ, nếu bản lĩnh của con người được tôi luyện sẽ tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn. (Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống có bản lĩnh và đạt được thành công vang dội để minh họa cho bài làm của mình như thầy Nguyễn Ngọc Ký, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Huệ,…). Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người nhút nhát, dễ bỏ cuộc, sợ thất bại, gặp chút khó khăn đã nản chí. Lại có những người chỉ sống trong vùng an toàn của bản thân mà không biết vươn lên, bứt phá, tạo thành tựu cho cuộc sống của mình. Những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích. 3. Kết bài
  5. Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý kiến Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân. * Biểu điểm chung: - Điểm 4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn nghị luận, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 2,3: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài vănnghị luận, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn nghị luận, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Không nắm nội dung. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để 0,5 bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2