intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Hội An

  1. TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NĂM HỌC 2023–2024 MÔN: NGỮ VĂN - Lớp: 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang) Ngày kiểm tra:…../…../ …… Họ và tên học sinh.......................................................Lớp.................................... Phòng thi.......... I/ ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: BÒ VÀ ẾCH Ếch đang ngồi trên một hòn đá giữa ao cùng các anh chị em của mình. Thỉnh thoảng, ếch lại phóng lưỡi ra bắt lấy một con chuồn chuồn bay ngang qua rồi nhai tóp tép. Nó rất thỏa mãn. Khi nó nhìn lên đồng cỏ, một con bò đang ăn cỏ lọt và tầm mắt. “Con vật kia mới to lớn làm sao chứ”, cô em út của ếch há hốc miệng nhận xét. “Em nghĩ thế thật à?” – Ếch hỏi. “Anh cũng có thể tự biến thành to lớn như thế”, và nó phình ngực lên hết cỡ. “Con bò vẫn lớn hơn nhiều” – Cô em út nói. “Ái chà vậy thì anh sẽ biến thành lớn hơn nữa” – Con ếch ngu ngốc bèn huênh hoang. Và nó phình to ra, phình to ra, dãn hết bộ da cho đến khi nó đã căng hết cỡ. “Con bò… vẫn lớn hơn nhiều” – Cô em út nói bằng giọng lí nhí vì sợ người anh lớn sẽ tức giận. “Anh có thể biến thành to hơn nữa, thật sự anh có thể làm thế” – Con ếch giận dữ hét lên. Và nó phình ra, phình ra nữa cho tới khi – bụp một tiếng to – nó nổ banh xác! Và đó là kết cục của con ếch. (Trích Ngụ ngôn Aesop, Fulvio Testa kể lại, Huyền Vũ dịch, NXB Văn học) Câu 1.(0,5 điểm) Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Văn bản thơ. B. Văn bản truyện. C. Văn bản thông tin. D. Văn bản tản văn. Câu 2.(0,5 điểm) Nhân vật chính trong truyện là: A. Bò. B. Cô ếch út. C. Ếch. D. Ếch và cô ếch út. Câu 3.(0,5 điểm) Câu “Em nghĩ thế thật à? Anh có thể tự biến thành to lớn như thế” bộc lộ suy nghĩ, thái độ gì của con ếch? A. Ngạc nhiên vì con bò to và tin rằng mình có thể biến to được như nó. B. Không tin lời cô ếch út nói và muốn chứng minh sức mạnh của mình với em. C. Không tin là con bò to và tin rằng mình biến thành to như vậy được. D. Phủ nhận có con vật mạnh hơn mình. Câu 4.(0,5 điểm) Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba.
  2. D. Ngôi nhất và ba. Câu 5.(0,5 điểm) Chi tiết nào dưới đây thể hiện mâu thuẫn, tạo kịch tính cho câu chuyện trên? A. Con bò xuất hiện và cô ếch út ngạc nhiên trước sự to lớn của nó. B. Cô ếch út khen con bò to trước mặt con ếch. C. Con bò xuất hiện trước mặt con ếch đang bắt mồi. D. Cô ếch út khen con bò to trước mặt con ếch vốn hiền lành. Câu 6. (0,5 điểm) Thủ pháp nghệ thuật nào sử dụng khi liên tưởng đặc điểm có thực của con ếch với ý nghĩa biểu tượng của nó? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Đối chiếu, liên tưởng. D. Ẩn dụ. Câu 7.(0,5 điểm) Dấu chấm lửng trong câu văn sau có tác dụng gì ? “Con bò… vẫn lớn hơn nhiều” – Cô em út nói bằng giọng lí nhí vì sợ người anh lớn sẽ tức giận. A Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê hết. B. Thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng. C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ. D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện từ ngữ biểu thị nội dung hài hước, châm biếm. Câu 8. (1,0 điểm) Vì sao con ếch lại nhận một kết cục bất ngờ như vậy (nổ banh)? Câu 9. (1,0 điểm) Em thấy chú ếch trong câu chuyện đáng thương hay là đáng trách.Vì sao? Câu 10. (0,5 điểm) Viết đoạn văn ít nhất 5 dòng nêu lên bài học em tâm đắc nhất từ câu chuyện. II/ TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 điểm) “Nói dối có hại cho bản thân”. Em hãy viết bài văn nghị luận thể hiện sự tán thành của mình về ý kiến trên. ……………….HẾT………………
  3. TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP: 7 KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023–2024 (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN I: NỘI DUNG ĐỌC - HIỂU ( 6 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phướng án B C D C B D B trả lời Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2. Trắc nghiệm tự luận ( 2,5 điểm) Câu 8 (1đ): Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) Con ếch không hiểu rõ đặc điểm, khả năng của bản Học sinh nêu Trả lời sai thân nên kiêu căng, hiếu thắng. được nhưng hoặc không chưa sâu sắc, trả lời. diễn đạt chưa rõ. Câu 9 (1 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh có thể trả lời và lí giải phù hợp. Học sinh nêu Trả lời Gợi ý: ý kiến và lí nhưng + Đáng trách: giải phù hợp không Vì ếch ảo tưởng vào năng lực của bản thân, không hiểu nhưng chưa chính xác, rõ những thế mạnh và hạn chế của bản thân, kiêu ngạo. sâu sắc, diễn không liên + Đáng thương: Vì ếch nhận kết cục nổ banh. đạt chưa thật quan đến rõ. câu hỏi hoặc không trả lời. Câu 10: (0,5 điểm)
  4. Mức 1 (0,5 đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0đ) Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo Học sinh nêu được Trả lời sai hoặc cách diễn dịch hoặc quy nạp. suy nghĩ của bản thân không trả lời. Học sinh có thể trình bày theo quan nhưng chưa sâu sắc, điểm cá nhân của mình miễn sao phù diễn đạt chưa rõ. hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Một vài gợi ý: - Cần hiểu rõ những thế mạnh và hạn chế của bản thân, tránh kiêu ngạo. - Khiêm tốn học hỏi, không đố kị với người khác. … PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (4 điểm) TẠO LẬP VĂN BẢN 4,0 1 .Yêu cầu chung 0,25 Biết viết bài văn nghị luận xã hội về vấn đề đời sống bày tỏ ý kiến tán thành. Dẫn chứng, lí lẽ, rõ ràng ,trong sáng, chân thực . Bài văn có đầy đủ 3 phần . Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc ,trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả dùng từ, đặt câu. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề. 2 .Yêu cầu cụ thể 3,0 A/ Mở bài: 0,5 Dẫn dắt vấn đề nghị luận “Nói dối có hại cho bản thân” và thể hiện sự tán thành của mình về ý kiến trên. B/ Thân bài: 1/ Giải thích:“Nói dối có hại cho bản thân”. - Nói dối là nói sai sự thật, nói sai những gì mình nghe hay nhìn thấy. - Nói dối sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi người xung quanh 2.0 và chính bản thân mình. 2/ Chứng minh :“Nói dối có hại cho bản thân”. - Trong học tập: Khi chúng ta lừa dối bạn bè, thầy cô thì chúng ta không được tin tưởng. - Trong cuộc sống: + Mọi người sẽ không tin tưởng ta, sẽ không chơi với ta.
  5. - Trong văn học: + Bài học về chú bé chăn cừu nói dối mọi người. + Lí Thông nói dối Thạch Sanh và nhà vua. Dẫn chứng, lí lẽ trong cuộc sống phù hợp. 3/ Mở rộng: Đôi khi trong cuộc sống cũng phải nói dối vì ưu 0,5 tiên lợi ích thiết thực đến cho một người nào đó hay một tổ chức nào đó: Bác sĩ nói dối bệnh nhân vì tình trạng bệnh hiểm nghèo, các chiến sĩ Cách mạng bảo vệ bí mật quốc gia… 4/ Bài học nhận thức và hành động: Nói dối là một tính xấu, chúng ta hãy tự khiến mình trở nên trung thực và thật thà hơn. Nói dối rất có hại cho bản thân. C/ Kết bài: Khẳng định lại một lần nữa sự tán thành của mình về ý kiến trên. Liên hệ bản thân. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0,25 vấn đề nghị luận. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0,25 đặt câu. *Ghi chú: Phần viết có 1 câu bao gồm 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong hướng dẫn chấm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2