Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành
lượt xem 3
download
Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến, Núi Thành
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Mức độ nhận thức Tổng Nội Nhận Thông Vận dụng % điểm T Kĩ Vận dụng dung/đơn vị biết hiểu cao T năng kĩ năng T TL TN TL TN TL TN TL N 1 Đọc Truyện ngụ hiểu ngôn Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ 2 % 15 10 10 5 60 0 điểm 2 Viết Kiểu bài: Văn nghị luận trình bày ý kiến tán thành Số câu 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 Tỉ lệ % 10 15 10 0 5 40 điểm Tổng tỉ lệ % điểm các 30 100 70 mức độ
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Chư Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức T ơng/ dung/Đơn Thông Vận Mức độ đánh giá Nhận Vận T Chủ vị kiến hiểu dụng thức biết dụng đề cao 1 Đọc Nhận biết: hiểu - Nhận biết được các đặc điểm của truyện ngụ ngôn - Nhận biết được các phép 4 TN 3TN liên kết 1TL Thông hiểu: - Hiểu được nghĩa của thành 1TL ngữ - Hiểu được đặc điểm tính cách của nhân vật Vận dụng: - Trình bày được ý kiến của bản thân về nhân vật, chi 1TL tiết của truyện - Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa từ câu chuyện ngụ ngôn 2 Viết Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận tán thành. 1TL - Xác định được vấn đề 1* 1* 1* nghị luận - Xây dựng được bố cục bài văn nghị luận. Thông hiểu: - Xác định đúng các phương
- thức biểu đạt cần vận dụng vào bài viết. - Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận - Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ Vận dụng: - Vận dụng được những tri thức về đời sống để làm sáng tỏ ý kiến tán thành của mình về vấn đề nghị luận - Sử dụng lí lẽ, bằng chứng thuyết phục - Biết lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để thể hiện sự tán thành của mình Vận dụng cao: .- Sáng tạo trong cách bày tỏ ý kiến, kết hợp các phương thức biểu đạt khác (tự sự, miêu tả,…) - Có những suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận, có giọng điệu riêng tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn,... Tổng câu/Tỉ lệ% 4TN 3TN, 1TL 1TL 2TL Tổng tỉ lệ % 30 40 20 10 Tỉ lệ chung 70 30
- TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang) I: ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: KHO BÁU Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng , cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Đến vụ lúa, họ cấy lúa, gặt hái xong, lại trồng khoai, trồng cà. Họ không để cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay. Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. Nhưng rồi, hai ông bà mỗi ngày một già yếu. Hai con trai của họ đều ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền. Ít lâu sau, bà lão qua đời. Rồi ông lão cũng lâm bệnh nặng. Biết mình khó lòng qua khỏi, ông dặn dò các con: – Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng. Theo lời cha, hai người con đào bới cả đám ruộng mà chẳng thấy kho báu đâu. Vụ mùa đến, họ đành trồng lúa. Nhờ làm đất kĩ, vụ ấy lúa bội thu. Hết mùa, hai người con lại ra công đào bới mà vẫn không tìm được gì. Mùa tiếp theo, họ lại đành trồng lúa và vụ ấy lúa cũng bội thu. Liên tiếp mấy vụ liền được mùa, hai anh em có của ăn của để. Lúc ấy, họ mới hiểu lời dặn dò khi trước của người cha. (Câu chuyện Kho báu – Truyện ngụ ngôn Aesop Nguyệt Tú dịch – TheGioiCoTich.Vn ) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu từ 1 đến 7 rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Câu chuyện “Kho báu” được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và thứ ba Câu 2. Vì sao câu chuyện “Kho báu” được xem là truyện ngụ ngôn? A. Có những câu nói ngắn gọn, cân đối. B. Thường có tính chất li kì. C. Viết về sự kiện và nhân vật lịch sử D. Nêu lên bài học cuộc sống. Câu 3. Xác định từ ngữ liên kết thể hiện phép thế được sử dụng trong hai câu văn sau: “Liên tiếp mấy vụ liền được mùa, hai anh em có của ăn của để. Lúc ấy, họ mới hiểu lời dặn dò khi trước của người cha”? A. Họ B. Mùa C. Người cha D. Hai
- Câu 4. Trước khi mất, người cha dặn các người con điều gì? A. Nhà mình rất nhiều ruộng đất, tài sản để dành. B. Các con hãy yêu thương nhau, đừng vì lí do gì mà chia rẽ. C. Các con có đừng ham chơi mà hãy chuyên tâm học hành. D. Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng. Câu 5. Nhờ đâu mà hai vợ chồng người nông dân đã xây dựng được cơ ngơi đàng hoàng? A. Hiền lành, nhân hậu. B. Cần cù, chăm chỉ làm ăn. C. Bao dung, tiết kiệm D. Tiêu xài rất hoang phí Câu 6. Thành ngữ “của ăn, của để” trong câu “Liên tiếp mấy vụ liền được mùa, hai anh em có của ăn của để” có nghĩa là gì? A. Cuộc sống nghèo khó, vất vả, của chỉ đủ ăn, không để dành. B. Cuộc sống đủ ăn, đủ mặc, không dư dả, không để dành được. C. Cuộc sống sung túc, không những có của ăn mà còn có của dự trữ, để dành. D. Cuộc sống vô cùng khá giả, của cải nhiều vô kể vừa để dành vừa đi làm từ thiện. Câu 7. Điều gì khiến hai người con làm theo lời dặn dò của người cha? A. Muốn tìm được kho báu. B. Không muốn làm người cha thất vọng. C. Muốn kế nghiệp nhà nông của cha mẹ. D. Không muốn làm lụng vất vả như cha mẹ của mình. Đối với các câu 8, 9, 10 ghi câu trả lời vào giấy làm bài. Câu 8. (1,0 điểm) Theo em, tại sao lão nông lại dặn các con mà không nói thẳng ý định của mình: “Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.”? Câu 9. (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa của “kho báu” trong câu chuyện trên? Câu 10. (0,5 điểm) Câu chuyện trên đã nhắn gửi đến em những bài học quý báu nào trong cuộc sống? II: VIẾT (4,0 điểm) Tục ngữ có câu: Uống nước nhớ nguồn Hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện ý kiến tán thành của em về bài học đạo lí của nhân dân ta được gợi ra từ câu tục ngữ trên? ............ Hết .............. (Lưu ý: HS làm bài trên giấy thi, không được làm bài trên đề thi)
- TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN - Lớp 7 A. Hướng dẫn chung: - Thầy cô giáo dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, sáng tạo trong nội dung và hình thức trình bày. - Việc chi tiết hóa nội dung cần đạt và điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với số điểm trong câu và tổng điểm toàn bài - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể: Phần I: Nội dung ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C D A D B C A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8. (1,0điểm) Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 (0,75 đ) Mức 3 (0,5đ) Mức 4 (0,25 Mức 5 (0 đ) đ) * - HS có nhiều cách diễn HS trả lời tương HS trả lời HS trả lời HS trả lời đạt khác nhau, song cần đối đảm bảo về được nhưng chưa đảm bảo không đúng đảm bảo tương đối gần 2 ý. diễn đạt không về ý, diễn đạt yêu cầu của với nội dung gợi ý sau: rõ ràng, không còn mơ hồ. đề bài hoặc - Người cha hiểu được đủ ý không trả tính cách của hai người lời. con. - Người cha muốn hai người con hiểu được lao động chăm chỉ sẽ tạo ra của cải. - Mong con cái tự lập, tự tay kiếm ra tiền nuôi sống bản thân và không còn như mơ tưởng hão huyền. -…
- HS ghi đúng 1 ý các em được 0,5 điểm. Câu 9. (1,0 điểm) Mức 1 (1,0 đ) Mức 2 (0,75 đ) Mức 3 (0,5đ) Mức 4 (0,25 Mức 5 (0 đ) đ) * - HS có nhiều cách diễn HS trả lời tương HS trả lời HS trả lời HS trả lời đạt khác nhau, song cần đối đảm bảo về được nhưng chưa đảm bảo không đúng đảm bảo tương đối gần 2 ý. diễn đạt không về ý, diễn đạt yêu cầu của với nội dung gợi ý sau: rõ ràng, không còn mơ hồ. đề bài hoặc + Lao động chăm chỉ, đủ ý không trả chân chính sẽ tạo ra kho lời. báu. + Muốn có được kho báu hãy lao động bằng chính đôi tay, trí óc, mồ hôi của mình để tạo ra của cải, vật chất, từ đó có được hạnh phúc. + Không nên trông chờ vào những điều có sẵn, kho báu của đời người là sự tự lập, nỗ lực.. .... HS ghi đúng 1 ý các em được 0,5 điểm. Câu 10. (0,5 điểm) - Học sinh nêu được bài học rút ra ý nghĩa sâu sắc, phù hợp với nội dung thể hiện trong văn bản Gợi ý: Bài học rút ra: - Yêu quý và coi trọng đất đai - Chăm chỉ, siêng năng lao động để tạo ra của cải, vật chất cho bản thân. - Không nên trông chờ vào những gì có sẵn,.. - Chúng ta phải biết dùng đôi tay và trí óc của mình để tạo ra của cải, vật chất, từ đó có được hạnh phúc. - Học cách tự lập, chăm chỉ, cố gắng làm việc, dù cho công việc đó có vất vả tới nhường nào đi chăng nữa, thì nó vẫn đáp ứng được nhu cầu hằng ngày, nuối sống bản thân. ……………………….. Hướng dẫn chấm: Học sinh nêu được nêu được 2 bài học phù hợp, diễn đạt rõ ràng: 0,5 điểm. Học sinh nêu được nêu được 2 bài học phù hợp, nhưng diễn đạt chưa rõ: 0,25 điểm. Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan: 0,0 điểm. *Lưu ý: Giáo viên có thể chấm linh hoạt, phát huy sự sáng tạo của học sinh
- HSKTTT: trả lời các câu trắc nghiệm, tự luận mức độ tương đối. Ngoài ra, giáo viên đánh giá dựa trên mức độ tiến bộ, ý thức học tập, chuyên cần, nỗ lực cố gắng của học sinh. Phần II: VIẾT (4,0 điểm) Bảng điểm chung toàn bài Tiêu chí Điểm Cấu trúc bài văn 0,5 Xác định đúng vấn đề nghị luận cần bàn bạc 0,25 Sáng tỏ được vấn đề nghị luận mà người viết tán thành, đồng 2,5 tình bằng các lí lẽ, dẫn chứng. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Sáng tạo 0,5 Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí 1. Tiêu chí 1: Cấu trúc bài văn (0,5) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0,5 Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài Triển khai hợp lí nội dung bài viết và Kết bài. nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài dẫn dắt và giới thiệu được *Mở bài: vấn đề nghị luận đời sống. - Dẫn dắt và giới thiệu được câu tục ngữ. *Thân bài: * Thân bài: - Đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng phù - Giải thích nội dung, ý nghĩa của câu hợp, xác thực và thuyết phục để làm tục ngữ. sáng tỏ ý kiến tán thành của người viết - Thể hiện thái độ tán thành của người với vấn đề nghị luận. viết về vấn đề nghị luận. * Kết bài khẳng định lại tình cảm của - Lí giải vì sao tán thành: mình với người đó. Các phần có sự + Ý 1: Trong cuộc sống, tất cả mọi thứ liên kết chặt chẽ, phần Thân bài biết tổ có được là thành quả kết tinh từ bao mồ chức thành nhiều đoạn văn. hôi, nước mắt, thậm chí là xương máu 0,25 Bài viết đủ 3 phần nhưng chưa đầy đủ mới có được. nội dung, thân bài chỉ có một đoạn + Ý 2: Nuôi dưỡng lòng biết ơn sẽ giúp văn. chúng ta biết trân quý những gì đang có 0,0 Chưa tổ chức bài văn thành 3 phần và cố gắng tạo ra thành quả để lại cho như trên (thiếu mở bài hoặc kết bài, đời sau. hoặc cả bài viết chỉ một đoạn văn) + Ý 3: Biết ơn đã trở thành lẽ sống đẹp, nhân văn của người Việt Nam ta từ bao đời nay. Lưu ý: HS dùng lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, xác thực, có tính thuyết phục... để làm sáng tỏ vấn đề đang bàn bạc. * Kết bài khẳng định lại thái độ tán thành của người viết, và đánh giá bài học đạo lí của câu tục ngữ đối với đời sống.
- 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0,25) 0,25 Xác định đúng vấn đề nghị luận Tục ngữ có câu: Uống nước nhớ nguồn 0,0 Xác định không đúng vấn đề nghị luận Hãy viết một bài văn nghị luận thể hiện ý kiến tán thành của em về bài học đạo lí của nhân dân ta được gợi ra từ câu tục ngữ trên. 3. Trình bày nội dung nghị luận (2,5) 2,0-2,5 - Nội dung : Bài viết sáng tỏ được ý Bài viết sáng tỏ được ý kiến tán thành kiến tán thành của người viết. Sử dụng của người viết tốt lí lẽ, dẫn chứng để trình bày vấn đề - Tình cảm chân thành, lời văn sinh thuyết phục. động, lôi cuốn - Tình cảm chân thành, lời văn sinh Tính liên kết của văn bản: Trình bày rõ động, lôi cuốn bố cục của bài văn. Các ý liên kết chặt - Tính liên kết của văn bản: Trình bày chẽ, logic, thuyết phục, tạo được sức hấp rõ bố cục của bài văn. Các ý liên kết dẫn của bài viết. chặt chẽ, logic, thuyết phục, tạo được sức hấp dẫn của bài viết. 1,0-1,75 - Nội dung: Làm rõ được các khía cạnh cơ bản của vấn đề nghị luận, đưa ra được ý kiến tán thành của bản thân. Sử dụng các lí lẽ và bằng chứng để làm rõ vấn đề đang nghị luận một cách rõ ràng. - Tình cảm chân thành, lời văn thiếu sinh động, còn khô khan. - Tính liên kết của văn bản: Trình bày rõ bố cục của bài văn. Các ý liên kết chặt chẽ, logic, thuyết phục, tạo được sức hấp dẫn của bài viết. 0,25-1,0 Nội dung :Bài làm còn sơ sài; các ý chưa rõ ràng hay vụn vặt. - Vụng về trong cách dùng từ, đặt câu. - Bố cục chưa đảm bảo, thiếu lo-gic. Tính liên kết của văn bản: Chưa thể hiện được bố cục của bài văn. Các ý chưa thể hiện được mối liên kết chặt chẽ, xuyên suốt. 0,0 Bài làm không phải là bài văn nghị luận tán thành hoặc không làm bài. 4. Chính tả, ngữ pháp (0,25) 0,25 - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu,các
- đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… 0,0 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 5. Sáng tạo (0,5) 0,5 Có sáng tạo trong cách diễn đạt , có suy nghĩ riêng của người viết. 0,25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0,0 Chưa có sự sáng tạo. HSKTTT: làm bài văn mức độ tương đối. Ngoài ra, giáo viên đánh giá dựa trên mức độ tiến bộ, ý thức học tập, chuyên cần, nỗ lực cố gắng của học sinh. DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ TPCM Nguyễn Thị Thảo Nguyễn Thị Vân Anh DUYỆT BAN GIÁM HIỆU
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 170 | 9
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kim Liên
10 p | 50 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 68 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 56 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Long
4 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tam Thái
12 p | 52 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 - Trường Tiểu học Hòa Bình 1
3 p | 58 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành
4 p | 51 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 75 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Đại An
3 p | 42 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 108 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
13 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 73 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Thạch Bằng
6 p | 32 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 66 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành B
4 p | 46 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 81 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn