intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hội An” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hội An

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2023-2024 Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian phát đề MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 M ứ TT Kĩ Nội c Tổng năng dung/đơ đ n vị kĩ ộ năng n h ậ n th ứ c Nhậ Thông Vận V. dụng n hiểu dụng cao biết (Số (Số (Số câu) (Số câu) câu) câu) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Truyện 4 0 3 1 0 1 0 1 10 hiểu ngụ ngôn Tỉ lệ 20 15 10 10 5 60 % điểm 2 Viết Viết bài 0 1* 0 1* 0 1* 0 1 1 văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
  2. (trình bày ý kiến tán thành) Tỉ 10 15 10 0 5 40 lệ điể m từn g loại câu hỏi Tỉ lệ 3 40 20 10% 100 % 0 % % điểm % các mức độ nhận thức Tỉ lệ % điểm các mức độ 70% 100
  3. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Số câu hỏi Nội dung/ Mức độ đánh theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng Đơn vị kiến giá Nhận Thông Vận dụng Vận dụng cao thức biết hiểu 1 Đọc hiểu Truyện ngụ Nhận biết: 4 TN 3 TN, 1TL 1TL 1TL ngôn - Nhận biết được thể loại truyện ngụ ngôn, ngôi kể chuyện của văn bản. - Biết được
  4. công dụng của dấu chấm lửng. - Xác định được phương thức biểu đạt chính của văn bản. Thông hiểu: - Hiểu được tính cách nhân vật, hình ảnh, nghĩa của từ. - Hiểu được ý nghĩa của chi tiết trong truyện . Vận dụng: - Trình bày và lí giải ý kiến của bản thân về nội dung liên quan đến văn bản. -Viết đoạn văn ngắn trình bày về bài học rút ra từ văn bản. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: Về 1 TL* nghị luận về yêu cầu của đề một vấn đề về kiểu văn trong đời sống bản, về vấn đề (trình bày ý nghị luận. kiến tán thành) Thông hiểu:
  5. Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) Vận dụng:Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận. Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến riêng một cách thuyết phục.
  6. 4 TN 3 TN, 1TL 1 TL 1TL Tổng 1TL* Tỉ lệ % : Đọc 20 25 10 5 hiểu Tỉ lệ % : Làm 10 15 10 5 văn Tỉ lệ chung 70 30 ỦY BAN NHÂN DÂN TP HỘI AN KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KỲ II Trường: THCS Phan Bội Châu Năm học: 2023 – 2024 Họ và tên:…………………………… MÔN: NGỮ VĂN 7 Lớp: 7/……SBD:…………………… Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:……………………. I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi. Chú Rùa học bay Bên bờ sông có một chú Rùa đang ra sức tập bay. – Cố lên nào… 1, 2, 3… Cố lên… Một con Chim Sẻ bay ngang qua, thấy thế liền hỏi: – Anh Rùa ơi, anh đang làm gì thế? Rùa thở dài đáp: – Tôi đang tập bay đấy, Chim Sẻ ạ. Nghe vậy, Chim Sẻ rất ngạc nhiên, hỏi lại Rùa: – Sao cơ? Chẳng phải anh đã chiến thắng trong cuộc thi chạy với Thỏ đó sao? Tất cả là nhờ bốn chiếc chân của anh mà. Rùa nhăn mặt trả lời: – Thôi thôi, anh đừng nhắc nữa. Tôi và Thỏ đã thi lại lần nữa. Thỏ không ngủ quên giữa cuộc nữa nên đã dễ dàng thắng tôi. Lần này, khi tập bay được, tôi sẽ quyết đấu một trận nữa với Thỏ. Chim Sẻ cười: – Nhưng mà anh đâu có cánh! Nhưng Rùa vẫn không lay chuyển. – Bất kể thế nào tôi cũng phải học bay cho bằng được, Chim Sẻ ạ! Chim Sẻ lại nói:
  7. – Nhưng anh đâu có cánh thì làm sao mà bay được, tôi khuyên anh nên từ bỏ ý định đó đi thì hơn. Thôi, tôi đi chơi đây! Chim Sẻ bỏ đi rồi, Rùa đi kiếm về rất nhiều lông chim, may cho mình một đôi cánh tuyệt đẹp. Nó ra sức tập luyện, nhưng đã mấy ngày trôi qua mà vẫn không có gì tiến triển. Rùa nghĩ: – Thế này không ổn. Mình phải đi mời thầy về dạy mới được. Ngày hôm sau, Rùa lên đường đi tìm thầy dạy bay. Ròng rã mấy ngày, nó đi đến một vách núi cheo leo, hi vọng sẽ tìm được thầy. Một hôm, Rùa đi tới một vách đá, đột nhiên có một đôi cánh lớn liệng qua. Rùa ta vô cùng ngưỡng mộ, nghĩ bụng: – Đây chính là người thầy mà mình đang tìm kiếm. Rùa liền hét to: – Đại Bàng ơi, xin hãy dạy tôi bay với! Đại Bàng ân cần nhắc nhở Rùa: – Tôi và Rùa không giống nhau. Rùa không có cánh, làm sao mà bay được! Rùa cầm ra đôi cánh tự làm, liên tục xin: – Đại Bàng xem, tôi có cánh rồi đây này. Xin anh hãy nhận tôi làm đồ đệ đi. Đại Bàng đành phải chấp nhận lời thỉnh cầu của Rùa. – Thôi được, nếu Rùa đã quyết thì tôi sẽ giúp. Nhưng tôi không chắc là Rùa sẽ bay được đâu nhé! Rùa tự lắp thêm đôi cánh, Đại Bàng nhấc bổng Rùa lên, bay cao hơn những ngọn cây. Rùa thích quá reo lên: – A ha! Mình sắp biết bay rồi! Đang bay trên không trung thì Đại Bàng bỏ Rùa ra. Rùa ta giống như diều đứt dây, rơi tự do xuống, mặc cho Rùa cố gắng vỗ đôi cánh tới tấp nhưng không ăn thua gì. – Cứu với! Ai cứu tôi với… Rùa rơi thẳng xuống một tảng đá to, khiến cho mai Rùa bị vỡ rạn. Kể từ đó, trên mai của Rùa có những vết rạn ngang dọc, đó là dấu tích của lần Rùa học bay với Đại Bàng. (Truyện Chú rùa học bay, TruyenDanGian.Com.) Câu 1. (0.5 điểm) Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích. B. Truyền thuyết. C. Truyện ngụ ngôn. D. Truyện thần thoại. Câu 2. (0.5 điểm) Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ ba. C. Ngôi thứ hai. D. Kết hợp hai ngôi kể. Câu 3. (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
  8. A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 4. (0.5 điểm) Dấu chấm lửng trong câu sau có công dụng gì ? – Cố lên nào… 1, 2, 3… Cố lên… A. Lời nói ngắt quãng, làm giãn nhịp điệu câu văn. B. Cho biết nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết. C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị xuất hiện nội dung bất ngờ. D. Thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng. Câu 5. (0.5 điểm) Câu trả lời của chú Rùa với Chim Sẻ “Bất kể thế nào tôi cũng phải học bay cho bằng được, Chim Sẻ ạ!” thể hiện tính cách nào của Rùa? A. Nóng vội B. Quyết tâm C. Yếu đuối D. Nhút nhát Câu 6. (0.5 điểm) Nghĩa của từ ngưỡng mộ trong câu: Một hôm, Rùa đi tới một vách đá, đột nhiên có một đôi cánh lớn liệng qua. Rùa ta vô cùng ngưỡng mộ. A. Khâm phục, tôn kính, lấy làm gương để noi theo. B. Cảm thấy không có cảm xúc, thể hiện sự chê bai. C. Yêu mến một cách mù quáng bất chấp để làm theo. D. Cảm thấy vui vẻ, ngạc nhiên, bắt chước làm theo . Câu 7. (0.5 điểm) Hình ảnh “ Những vết rạn trên mai rùa” thể hiện điều gì? A. Vì làm việc mình yêu thích nên xấu xí một chút cũng không sao. B. Vì ham thích điều mới lạ nên rùa bị chuốc hậu quả chiếc mai rùa bị nứt. C. Nếu làm việc không đúng khả năng của mình thì sẽ nhận lấy hậu quả. D. Sự bất lực của con người khi gặp những sự cố trong cuộc sống. Câu 8. (1,0 điểm ) Lời khuyên của Chim Sẻ gợi cho em suy nghĩ gì? – Nhưng anh đâu có cánh thì làm sao mà bay được, tôi khuyên anh nên từ bỏ ý định đó đi thì hơn. Câu 9. (1,0 điểm) Nếu em là chú Rùa trong văn bản trên, em có hành động như vậy không? Vì sao? Câu 10. (0,5 điểm) Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ văn bản trên? (Trình bày bằng đoạn văn từ 5-7 câu). II. VIẾT (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng : Hiện nay một bộ phận giới trẻ nghiện mạng xã hội : nghiện game, nghiện facebook, thích sống ảo trên mạng xã hội…Viết một bài văn trình bày sự tán thành của em về ý kiến trên?
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ I. ĐỌC HIỂU (6 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan ( 3,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời C B A D B A C Điểm 0, 0, 0, 0,5 0,5 0,5 0,5 5 5 5 2. Trắc nghiệm tự luận ( 2,5 điểm) Câu 8: (1,0 điểm) Nội dung Điểm - Học sinh trình bày được ý nghĩa lời khuyên của Chim Sẻ.Có thể trình bày ý 1,0 sau: + Hãy nhìn vào thực tế, khả năng của bản thân, đừng ảo tưởng sức mạnh. (HS có thể diễn đạt bằng các từ ngữ tương đương, đạt điểm tối đa.) Câu 9: (1.0 điểm) Nội dung Điểm Nếu em là chú Rùa, em có hành động như vậy không? Vì sao? 1,0 +HS trả lời có hoặc không. Và phải giải thích một cách hơp lí. (HS lựa chọn và lí giải hợp lí đạt điểm tối đa.)
  10. Câu 10 (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 điểm) Mức 2 (0,25 điểm) Mức 3 (0điểm) Gợi ý: Học sinh nêu được suy Trả lời nhưng * Yêu cầu hình thức: Là đoạn văn nghĩ phù hợp nhưng không chính xác, 5-7 dòng không sai chính tả, ngữ chưa sâu sắc, diễn đạt không liên quan pháp đảm bảo tính liên kết và liền chưa thật rõ. hoặc không trả mạch, diễn đạt sinh động… lời. * Yêu cầu nội dung: Tài sản lớn nhất mà bạn có chính là năng lực thực tế của bản thân, chỉ có tự đi trên đôi chân của mình, chúng ta mới có thể vững vàng vượt qua sóng gió và đạt được thành công. Trong cuộc sống, thay vì mù quáng học theo những điều mình ngưỡng mộ từ người khác mà không phù hợp với khả năng của bản thân thì hãy phát huy hết sở trường, ưu thế của mình, tự đi trên con đường riêng của mình II. VIẾT (4 điểm) Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân 0,25 bài, kết bài. + Mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề cần nghị luận. + Thân bài: biết triển khai nhiều luận điểm, tổ chức thành nhiều đoạn văn có liên kết và mạch lạc để làm rõ vấn đề nghị luận. + Kết bài: khái quát được vấn đề và thể hiện được suy nghĩ, nhận định của bản thân.
  11. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Tán thành với ý kiến : Hiện nay một bộ phận 0,25 giới trẻ nghiện mạng xã hội : nghiện game, nghiện facebook, thích sống ảo trên mạng xã hội... c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp: + Vận dụng các thao tác lập luận phù hợp. + Lựa chọn dẫn chứng, minh họa cụ thể, sinh động, thuyết phục. Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý.
  12. A. Mở bài: 0,5 - Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Bên cạnh những mặt tốt mà mạng xã hội mang lại, thì việc lạm dụng nó sẽ dẫn đến hiện tượng nghiêm trọng đó là hiện tượng nghiện mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay. B. Thân bài – Giải thích: mạng xã hội là gì? là một kênh thông tin xã hội của phương tiện công nghệ. Tại đó, con người có thể trao đổi thông tin, tìm kiếm thông tin, dùng nó cho nhiều mục đích khác nhau. – Thực trạng: + Nó trở thành một căn bệnh khó chữa của giới trẻ hiện nay + Quên ăn, quên ngủ, xao nhãng trong mọi công việc + Nhiều người trẻ hiện nay lâm vào tình trạng nghiện game. – Nguyên nhân: Chủ quan: + Do con người không kiểm soát được bản thân, lười học ham chơi. + Do không kiểm soát được thời gian, không xác định được mục tiêu… 2,0 Khách quan: + Do môi trường sống của thời đại CNTT bùng nổ mà giới trẻ chưa được trang bị những kiến thức, kĩ năng đầy đủ về hậu quả của việc sử dụng CNTT không đúng cách + Gia đình thiếu quan tâm hoặc giáo dục rèn luyện con chưa đúng cách… + Nhà trường và các tổ chức xã hội còn thiếu hoạt động tuyên truyền giáo dục… về vấn đề này – Hậu quả: + Bỏ học, dẫn đến nhiều hành vi xấu khác như cướp vặt, đánh nhau… + Ảnh hưởng đến sức khỏe: gây cận thị, bệnh tự kỷ… – Biện pháp: + Bản thân giới trẻ cần rèn luyện cho mình những kĩ năng kiến thức để sử dụng mạng xã hội hiệu quả. + Gia đình cần quan tâm, định hướng đúng đắn cho giới trẻ về mạng xã hội để tận dụng lợi ích của nó mang lại. + Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tuyên truyền, tổ chức các buổi trải nghiệm … để hs sử dụng mạng xã hội đúng cách… C. Kết bài
  13. - Liên hệ: Bản thân cần biết sắp xếp thời gian học tập, giải trí cho phù hợp… - Mở rộng, kết luận lại vấn đề. 0,25 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2