intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tràng An, Đông Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tràng An” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tràng An, Đông Triều

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2020 – 2021 Mức độ Vận dụng Cộng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Nội dung PHẦN - Nhận diện - Xác định ĐỌC tên văn bản, kiểu câu và lí tác giả HIỂU - Hoàn cảnh giải được nội Ngữ liệu: sáng tác của dung/tác dụng Văn tác phẩm bản/đoạn - Khái quát trích. được chủ đề/ - Tiêu chí nội dung, tư lựa chọn tưởng/ vấn ngữ liệu: đề chính,... văn mà đoạn văn bản/đoạn đề cập trích có độ dài khoảng 50 - 100 chữ. Số câu 03 01 04 Số điểm 2,0 1,0 3,0 Tỉ lệ 20 10 30 PHẦN Viết đoạn HS viết bài LÀM văn nghị văn thuyết VĂN luận về vấn minh về sự đề xã vật/ đồ vật hội/văn học mà văn bản/đoạn trích đề cập đến có sử dụng câu cảm thán
  2. Số câu 01 01 02 Số điểm 2,0 5,0 7,0 Tỉ lệ 20 50 100 Tổng SC 03 01 01 01 06 Tổng SĐ 2,0 1,0 2,0 5,0 10 Tỉ lệ 20 10 20 50 100 PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TRÀNG AN Năm học 2020 - 2021
  3. MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 Ngày kiểm tra: 23/03/2021 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: " Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?” (Ngữ văn 8-Tập II-NXB Giáo dục) Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? Câu 2: (0,5 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản chứa đoạn thơ trên? Câu 3: (1,0 điểm) Xác định kiểu câu của câu thơ “Hồn ở đâu bây giờ” và nêu tác dụng? Câu 4: (1,0 điểm) Khái quát nội dung đoạn thơ trên bằng 1 -2 câu văn? PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Cho hai câu thơ sau: “Chiếc thuyền im, bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” (Quê hương-Tế Hanh Ngữ văn 8-Tập II) Viết đoạn văn ngắn (khoảng từ 08 đến 10 câu) nêu cảm nhận của em về hai câu thơ trên, trong đó có sử dụng câu cảm thán (Gạch chân dưới câu cảm thán và nêu tác dụng của việc sử dụng câu cảm thán đó). Câu 2 (5,0 điểm) Thuyết minh về chiếc bút bi. ---------------------Hết-------------------- - Học sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Họ tên học sinh…………………………….lớp:…………….SBD:…………. Chữ ký giám thị:……………………………………………………………....
  4. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA TRƯỜNG THCS TRÀNG AN GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Câu Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 0,5 điểm - Đoạn thơ trên trích từ văn bản Ông đồ”. 0,25 - Tác giả: Vũ Đình Liên. 0,25 - Điểm 0,5: Học sinh trả lời được đầy đủ các ý trên. - Điểm 0,25: Học sinh trả lời được 1/2 các ý trên. - Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2 - Hoàn cảnh ra đời: Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ 0,5 0,5 điểm Nho ngày càng suy vi trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa. - Điểm 0,5: Học sinh trả lời được đầy đủ các ý trên. - Điểm 0,25: Học sinh trả lời được 1/2 các ý trên. - Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3 - Câu thơ: Hồn ở đâu bây giờ thuộc kiểu câu nghi vấn. 0,5 1,0 điểm - Tác dụng: Dùng để hỏi và bộc lộ cảm xúc. 0,5 - Câu 2: Kiểu câu cảm thán; hành động bộc lộ cảm xúc thể hiện thái độ đau đớn, xót xa của tác giả. - Điểm 1,0: Học sinh trả lời được đầy đủ các ý trên. - Điểm 0,5: Học sinh trả lời được 1/2 trong các ý trên. - Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 4 Nội dung đoạn văn: Đoạn văn trên cho ta thấy cùng thời điểm 1,0 1,0 điểm khi đào nở ông đồ đã không còn nữa. Hình ảnh cũng đã nhạt dần và biến mất vào thời gian. - Điểm 1,0: Học sinh trả lời được đầy đủ các ý trên. - Điểm 0,5: Học sinh trả lời được 1/2 trong các ý trên. - Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Từ hai câu thơ trong văn bản Quê hương viết đoạn văn Câu 1 ngắn (khoảng từ 08 đến 10 câu) nêu cảm nhận của em về 2,0 điểm hai câu thơ trên, trong đó có sử dụng câu cảm thán (Gạch chân dưới câu cảm thán và nêu tác dụng của việc sử dụng câu cảm thán đó). 1.1.Yêu cầu chung Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng viết đoạn văn để
  5. tạo lập văn bản. Đoạn văn phải có bố cục rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 1.2.Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn: Có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, 0,25 kết đoạn - Điểm 0: Thiếu mở đoạn, thân đoạn hoặc kết đoạn. 0 b. Xác định đúng vấn đề: nêu cảm nhận của em về hai câu thơ trên, trong đó có sử dụng câu cảm thán (Gạch chân dưới câu cảm thán và nêu tác dụng của việc sử dụng câu cảm thán đó). 0,25 - Điểm 0,25: Trình bày được tác hại của thuốc lá. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề, trình bày sai lạc sang vấn đề 0 khác. c. Nội dung: Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý: - Mở đoạn: Giới thiệu bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh và 0.5 nêu cảm nhận chung về hai câu thơ. - Thân đoạn: + Sau mỗi chuyến ra khơi, những con thuyền, cái bến cũng 0.5 biết “mỏi”, biết “mệt”, cũng cần được nghỉ ngơi như con người. Biện pháp nhân hóa khiến sự vật trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. + Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Nghe chất muối 0.5 thấm dần trong thớ vỏ” tạo ra sự mới mẻ, độc đáo trong cách diễn đạt. Vị mặn mòi của biển như thấm đẫm trong từng cảnh vật nơi đây. - Kết đoạn: Câu thơ thể hiện tâm hồn tinh tế, tình yêu và sự 0.5 gắn bó sâu sắc của Tế Hanh với làng chài quê hương mình. * Lưu ý: Học sinh có thể có những cách cảm nhận và cách diễn đạt khác nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. - Điểm 2.0: Đảm bảo tất cả các yêu cầu trên. - Điểm 1.0 -1.5: Học sinh nêu được khoảng 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0.5: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu ầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu
  6. cầu trên. d. Sáng tạo - Điểm 0,25: Có điểm riêng thể hiện được sự sáng tạo của cá 0,25 nhân, biểu cảm tốt; nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không 0 có quan điểm và thái độ riêng, hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e.Chính tả, ngữ pháp: - Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0 Câu 2 Thuyết minh về chiếc bút bi 5,0 điểm 1.1.Yêu cầu chung Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài thuyết minh để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; bài viết có kiến thức chính xác, khoa học; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 1.2.Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh: Có mở bài, thân bài, kết bài - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết 0,25 bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. - Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết bài, thân bài chỉ có một đoạn 0 văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn. b. Xác định đúng vấn đề thuyết minh: Thuyết minh về chiếc bút bi. - Điểm 0,25: Thuyết minh về chiếc bút bi. 0,25 - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần thuyết minh, trình bày sai lạc sang vấn đề khác. 0 c. Học sinh có thể chia đối tượng thuyết minh thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm đó (trong đó phải có các thao tác
  7. phân tích phân loại, giải thích, liệt kê); biết kết hợp giữa yếu tố miêu tả và biểu cảm nhưng về cơ bản cần đảm bảo những yêu cầu sau: 0,5 Mở bài: Giới thiệu chung về cây bút bi Thân bài: * Nguồn gốc, xuất xứ - Bút bi được phát minh bởi một nhà báo người Hungary. 0,25 - Nó khắc phục được những khuyết điểm của bút máy và dần 0,25 dần được mọi người sử dụng rộng rãi. * Đặc điểm, cấu tạo 0,25 - Cấu tạo của bút bi gồm 3 bộ phận chính : Vỏ bút, ruột bút và bộ phận điều khiển - Vỏ bút: thường được làm bằng chất liệu nhựa hơi cứng hoặc 0,25 bằng kim loại, hình trụ tròn. Ruột bút: phần bên trong, làm từ chất liệu nhựa dẻo, chứa 0,25 mực đặc hoặc mực nước. 0,25 Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở. * Phân loại các loại bút bi - Bút bi có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa 0,25 tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng (bút bi bấm, bút bi có nắp) - Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút 0,25 nổi tiếng như: Hồng Hà, Thiên Long, .. * Cách hoạt động, bảo quản 0,25 Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ. - Bảo quản: giữ gìn cẩn thận, cất giữ trong hộp bút, không vứt 0,25 bút linh tinh, khi dùng xong phải để vào nơi quy định * Vai trò của cây bút bi - Để sử dụng trong học tập, làm việc, ký kết hợp đồng,... 0,25 0,25 - Là một món quà đầy ý nghĩa dành để tặng bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp. * Kết bài 0,5 - Khẳng định lại ý nghĩa, vai trò cây bút bi. Nêu cảm nghĩ của bản thân. * Lưu ý: Học sinh có thể có những cách cảm nhận và cách diễn đạt khác nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. - Điểm 4,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng một trong các vấn đề còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết
  8. chưa thật sự chặt chẽ. - Điểm 2,5-3,5 Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 1,0-2,0: Đáp ứng được khoảng 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,5: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d. Sáng tạo - Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các phương pháp thuyết 0,25 minh…); thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng, hoặc quan điểm và thái độ trái 0 với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e.Chính tả, ngữ pháp: - Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0 Tổng 10 -------------------------------------- * Lưu ý chung: - Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học. Có thể đánh giá, động viên, khuyến khích điểm nỗ lực cho những HS có nhiều chuyển biến tích cực (số điểm tùy thuộc vào sự linh động của GV, có thể từ 0,25 đến 1,0 điểm).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2