intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2022 có đáp án - Trường THCS Kim Ngọc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2022 có đáp án - Trường THCS Kim Ngọc” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2020-2022 có đáp án - Trường THCS Kim Ngọc

  1. PHÒNG GD- ĐT YÊN LẠC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THCS KIM NGỌC MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và viết vào bài làm chữ cái đứng trước lựa chọn em cho là đúng. “ Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi.Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời." (Chiếu dời đô, Ngữ văn 8, tập 2) Câu 1: Văn bản “Chiếu dời đô” của tác giả nào? A. Trần Quốc Tuấn. B. Lí Công Uẩn C. Lí Thường Kiệt. D. Lí Thái Tông. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì? A. Tự sự. B. Thuyết minh. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 3: Dòng nào nêu đúng nhất nội dung của đoạn văn trên? A. Khẳng định thành Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương. B. Khẳng định lợi thế của thành Đại La có thiên nhiên tươi đẹp, dân cư đông đúc. C. Khẳng định lợi thế của thành Đại La về vị thế địa lí, lịch sử, chính trị, văn hóa. D. Khẳng định lợi thế của thành Đại La có núi cao, sông rộng, đất bằng. Câu 4: Từ “thắng địa” trong câu: “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.” có nghĩa là gì? A. Là nơi sông ngòi bao quanh. B. Là nơi có núi non hiểm trở. C. Là chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp. D. Là thế đất giống hình rồng cuộn, hổ ngồi. II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5 (3,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lợi ích của việc đọc sách. Trong đoạn văn có sử dụng câu cầu khiến.Gạch chân câu cầu khiến đó. Câu 6 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ “Ngắm trăng”của Hồ Chí Minh. -------------------Hết-------------------- (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  2. PHÒNG GD- ĐT YÊN LẠC HDC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020- 2021 TRƯỜNG THCS KIM NGỌC MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án B D C C II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 5 a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn có đầy đủ ba phần: 0,25 mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. b. Xác định đúng nội dung: bàn về lợi ích của việc đọc sách c. Triển khai nội dung: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có nhiều cách trình bày, nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: * Mở đoạn: Giới thiệu về lợi ích của việc đọc sách. 0,25 * Thân đoạn: - Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người. Sách 1,5 phản ánh, lưu giữ những tri thức, những tư tưởng, những bài học đạo lí… của con người trong suốt trường kì lịch sử. Đọc sách đem lại nhiều lợi ích. + Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi sách là tài sản quý giá, người bạn tốt của chúng ta. + Đọc sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất (dẫn chứng). + Sách là người bạn động viên, chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn
  3. (dẫn chứng). + Đọc sách giúp cho ta có hiểu biết về mọi mặt trong đời sống xã hội. - Nếu không đọc sách sẽ làm hạn hẹp về tầm hiểu biết, cằn cỗi tâm hồn. - Ca ngợi những người có thói quen đọc sách, học tập được những kiến thức từ sách. Phê phán những ai xem nhẹ việc đọc sách hoặc không đọc sách. - Cần có phương pháp đọc sách hiệu quả: chọn sách tốt, sách có giá trị để đọc, phải đọc kĩ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích, thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày. Kết đoạn: Khẳng định lại lợi ích của việc đọc sách. Liên hệ bản thân. 0,25 -Sử dụng và xác định đúng câu cầu khiến trong đoạn văn. 0,5 d. Sáng tạo:Có cách suy nghĩ riêng về nội dung nhưng vẫn 0,25 đảm bảo đúng tinh thần. e. Chính tả, ngữ pháp:đúng từ ngữ, ngữ pháp và ngữ nghĩa. 6 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận : có đầy đủ: 0,25 Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề; Thân bài triển khai được nội dung của vấn đề ; Kết bài khái quát nâng cao. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận : Viết đúng thể loại, biết vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sắc bén, thuyết phục giúp cho bài văn sâu sắc. Bố cục rõ ràng, lời văn chính xác, hình ảnh phong phú. c.Nội dung đảm bảo có các ý sau: I. Mở bài - Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh với tư cách là một người 0,5 nghệ sĩ… - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Ngắm trăng” và dẫn vào nhận định “Ngắm trăng đã cho thấy vẻ đẹp của một tâm hồn, một nhân cách lớn, vừa rất nghệ sĩ, vừa có bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại” ( Hs có thể mở bài theo nhiều cách khác nhau và dẫn được nhận định là cho điểm tối đa) II. Thân bài Luận điểm 1. 2 câu thơ đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của thi 1,25 sĩ Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
  4. Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Dịch thơ ( Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;) - Cách ngắt nhịp: 4/3 - Luật: bằng (chữ thứ 2 của câu thứ nhất) - Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù + Điệp từ “vô” (không) thể hiện sự thiếu thốn ⇒ Việc kể ra hoàn cảnh ngay trong câu thơ đầu không phải nhằm mục đích kêu than hay kể khổ mà để lí giải cho tâm trạng băn khoăn “nại nhược hà?” sau đó của người thi sĩ - Trước sự khó khăn thiếu thốn ấy Bác vẫn hướng tới trăng bởi Người yêu trăng và có sự lạc quan hướng đến điểm sáng trong tâm hồn để vượt qua cảnh ngộ ngặt nghèo - “Khó hững hờ” – trước cảnh đẹp đẽ trong lành không thể nào hững hờ, không thể bỏ lỡ (Câu thứ hai dịch đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối được 0,5 thể hiện ở lời tự hỏi “nại nhược hà ?”…..mà chính cái xốn xang, bối rối đó mới cho thấy tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên…) ⇒Người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, lão luyện ấy vẫn là một con người yêu thiên nhiên một cách say mê và hồn nhiên, vẫn luôn vượt qua khó khăn hướng tới ánh sáng, vẫn luôn xốn xang trước cái đẹp dù cho Người đang ở trong bất kì hoàn cảnh nào… Luận điểm 2. 2 câu thơ cuối: Sự giao hòa giữa người nghệ 1,25 sĩ và trăng “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt”: - Người và trăng đối nhau qua khung cửa nhà tù ⇒bộc lộ chất thép trong tâm hồn, vẫn bất chấp song sắt trước mặt để ngắm trăng…… “Nguyệt tòng song khích khán thi gia” - Nhân hóa trăng cũng giống như con người, cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm ngắm nhà thơ …. ⇒ Một sự hóa thân kì diệu, là giây phút thăng hoa tỏa sáng của tâm hồn nhà thơ, cho thấy sự giao thoa giữa người và trăng ⇒ Nghệ thuật đối hết sức cân chỉnh ⇒ Sức mạnh tinh thần kì diệu, phong thái ung dung của người thi sĩ - chiến sĩ cách mạng. Phía này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp… ⇒ Trong cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỉ tìm đến nhau.. Luận điểm 3: Đánh giá + Về nghệ thuật : 0,5
  5. - Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị - Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ - Biện pháp nhân hóa, điệp ngữ và đối - Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành + Về nội dung : 0,5 - Bài thơ thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ…Thông qua một khoảnh khắc ngắm trăng của thi sĩ, thể hiện cốt cách thanh cao vượt khỏi tù đầy hướng về tương lai tốt đẹp… III. Kết bài - Khẳng định sự thành công của bài thơ. - Bài thơ cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn cốt cách thanh cao của người chiến sĩ cách mạng có một tâm hồn trong sáng, một nhân cách cao đẹp, vừa rất nghệ sĩ, vừa có bản lĩnh phi thường… d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về lối 0,25 sống cao đẹp ấy. e. Chính tả, dùng từ đặt câu : đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2