intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH-THCS Lê Lợi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH-THCS Lê Lợi’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi kết thúc học phần, giúp sinh viên củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH-THCS Lê Lợi

  1. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II -NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG TH-THCS LÊ LỢI Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ 802(Đề có 2 phần, 01 trang) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các yêu cầu bên dưới: Nắng mới Lưu Trọng Lư Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa. (Theo Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB Văn học, 1994) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ. (0,5 điểm) Câu 2: Chỉ ra những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ? Điều gì đã gợi cảm hứng cho tác giả nhớ về người mẹ của mình? (1,0 điểm) Câu 3: Câu thơ “Nét cười đen nhánh sau tay áo” gợi lên điều gì? (1,5 điểm) Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội” và nêu tác dụng của biện pháp đó. (1,0 điểm) Câu 5: Nêu nội dung chính của bài thơ. (1,0 điểm) Câu 6: Từ bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 5 đến 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về vài trò của tình mẫu tử trong đời sống của mỗi con người. (1,0 điểm) PHẦN II: VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử mà em biết. ----------------- Hết-----------------
  2. PHÒNG GD&ĐT TP KON TUM ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG TH-THCS LÊ LỢI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn 8 MÃ ĐỀ 802 (Bản hướng dẫn gồm 03 trang) PHẦN I Nội dung Điểm Câu ĐỌC HIỂU 6,0 1 Xác định đúng phương thức biểu đạt của văn bản: biểu cảm 0,5 2 *Những câu thơ miêu tả hình ảnh người mẹ: 1,0 - Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. - Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa * Điều đã gợi cảm hứng cho tác giả nhớ về người mẹ của mình: “Nắng mới” và “tiếng gà trưa” (ở thời điểm hiện tại) là điểm gợi cảm hứng khiến tác giả nhớ về người mẹ của mình. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời đúng 2 ý như đáp án: 1,0 điểm - HS chỉ trả lời đúng 1 ý như đáp án: 0,5điểm - HS trả lời không có nội dung như đáp án 0,0 điểm 3 * Hình ảnh “Nét cười đen nhánh sau tay áo” là một bức họa đẹp đầy sức gợi 1,5 hình: - Gợi hình ảnh người mẹ vừa lấp lánh tỏa sáng, vừa e ấp, kín đáo trong nụ cười tươi tắn, hiền hậu, mang nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa. - Hình ảnh này còn gợi ấn tượng sâu sắc trong nhân vật trữ tình về người mẹ với nét cười (không phải “nụ cười”) tươi duyên, sáng ánh trưa hè, khoe hàm răng nhuộm đen bóng, đều tăm tắp như hạt na. …………… Hướng dẫn chấm: - HS trả lời tương tự như đáp án: 1,5 điểm - HS chỉ trả lời 1 ý tương tự như đáp án 0,75 điểm - HS trả lời không có nội dung như đáp án 0,0 điểm 4 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài 1,0 nội”: Nhân hóa. - Tác dụng: Hình ảnh nắng mới cất tiếng reo vui miêu tả một không gian sinh động, rực rỡ, vui tươi; qua đó thấy được sự náo nức, thiết tha trong nỗi nhớ của tác giả. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời đúng như đáp án: 1,0 điểm - HS chỉ trả lời đúng 1 ý như đáp án: 0,5điểm - HS trả lời không có nội dung như đáp án 0,0 điểm 5 Nội dung chính của bài thơ: Những dòng hồi tưởng đẹp, đầy xúc động về mẹ, 1,0 qua đó thể hiện tình yêu mẹ tha thiết của tác giả.
  3. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời tương tự như đáp án:1,0 điểm - HS chỉ trả lời 1 ý tương tự như đáp án 0,5 điểm - HS trả lời không có nội dung như đáp án 0,0 điểm 6 * Viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 8 câu) trình bày vai trò tình mẫu tử vô 1,0 cùng quan trọng, thiêng liêng với mỗi người: - Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn. - Xác định đúng vấn đề vai trò của tình mẫu tử. - Triển khai vấn đề vai trò của tình mẫu tử: HS vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nhưng cần trình bày các ý sau: + Giúp đời sống tinh thần của ta đầy đủ, phong phú và ý nghĩa. + Giúp ta tránh khỏi những cám dỗ trong cuộc sống. + Là điểm tựa tinh thần, tiếp thêm cho ta sức mạnh trước mỗi khó khăn. + Là niềm tin, là động lực và là mục đích cho sự nỗ lực và khát khao sống của cá nhân. …………………. HS có thể bộc lộ cảm xúc theo nhiều cách khác nhau miễn là phù hợp với nội dung thì giáo viên cho điểm phù hợp. PHẦN II VIẾT 4,0 a. - Làm đúng kiểu bài thuyết minh về một thứ đồ dùng. - Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, mạch lạc. 0,25 - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu… b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh 0,25 hoặc di tích lịch sử. Yêu cầu học sinh đạt được những nội dung cơ bản sau: HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương pháp thuyết minh phù hợp. * Mở bài: Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử mà em biết. * Hướng dẫn chấm: + Giới thiệu đầy đủ, hợp lí, ấn tượng: 0,5 điểm. + Giới thiệu sơ sài: 0,25 điểm. *Thân bài: Lần lượt thuyế t minh về đối tượng thuyết minh. - Vị trí 2,5 - Nguồn gốc - Cấu tạo - Giá trị văn hóa. - Bài học về sự bảo tồn, tu tạo,… …………………… Hướng dẫn chấm:
  4. - Bài làm thuyết minh đủ, rõ, chính xác về đối tượng thuyết minh; văn viết mạch lạc, dùng từ ngữ chính xác, biết kết hợp các phương pháp thuyết minh phù hợp, có bố cục chặt chẽ. (1,0 – 1,5 điểm). - Bài làm thuyết minh đủ, rõ, chính xác; chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh; diễn đạt đôi chỗ chưa mạch lạc. (0,5 - 1,0 điểm) - Biết cách làm bài văn thuyết minh nhưng các ý chưa đầy đủ; diễn đạt chưa chặt chẽ giữa các ý, còn sơ sài, sai lỗi chính tả (4-> 6 lỗi), dùng từ chưa phù hợp. (0,25 điểm) * Lưu ý: Trên đây chỉ là gợi ý chung, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá và cho điểm một cách linh hoạt. * Kết bài: - Khẳng định giá trị, ý nghĩa của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. - Những cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. Hướng dẫn chấm: Kết thúc vấn đề hợp lí, ấn tượng: 0,5 điểm. Kết thúc sơ sài: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, kết hợp nhuần nhuyễn các 0,5 phương pháp thuyết minh. Kon Tum, ngày 24 tháng 02 năm 2023 Duyệt của lãnh đạo nhà trường Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên ra đề
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2