intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Phú Ninh” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Phú Ninh

  1. PHÒNG GDĐT PHÚ NINH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS LƯƠNG NĂM HỌC 2022-2023 THẾ VINH Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) MA TRẬN ĐỀ I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 26) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận. - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng Lĩnh vực số nội dung I. Đọc - Phương thức Thông điệp Viết đoạn văn ngắn hiểu Ngữ biểu đạt; từ văn bản về ý nghĩa, bài học liệu: Đoạn - Các kiểu câu từ câu chuyện. trích/văn bản đã học, ngoài SGK - Điệp ngữ… Ngữ văn 8 độ dài tối đa 300 chữ. - Số câu 4 1 1 6 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% II. Làm văn Viết bài văn Nghị luận - Số câu 1* 2* 1* 1* 1 - Số điểm 1.0 2.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 10% 20% 10% 10% 50% Tổng số câu 5 2 2 1* 7 Số điểm 4.0 3.0 2.0 1.0 10.0 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% PHÒNG GDĐT PHÚ NINH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS LƯƠNG NĂM HỌC 2022-2023 THẾ VINH Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) 1
  2. BẢNG ĐẶC TẢ I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm) Câu Mức Điểm Chuẩn đánh giá Ghi chú Câu 1 Biết 0,5 Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. Câu 2 Biết 0,5 Tìm điệp ngữ. Câu 3 Biết 1 Câu phủ định. Câu 4 Biết 1 Kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Câu 5 Hiểu 1,0 Thông điệp được gợi ra từ văn vản. Câu 6 Vận 1,0 Viết đoạn văn ngắn. dụn g thấp II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Biết 1,0 Biết cách xây dựng bài văn Nghị luận có bố cục ba phần rõ rệt. Hiểu 2,0 Nêu được luận điểm, luận cứ, cách lập luận theo trình tự nhất định. Vận dụng 1,0 Ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận. thấp Vận dụng 1,0 Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả và biểu cảm cao để viết bài văn Nghị luận một vấn đề hoàn chỉnh. PHÒNG GDĐT PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ NĂM HỌC 2022-2023 VINH Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) 2
  3. I. ĐỌC - HIỂU (5.0 đ) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu: Hai biển hồ Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này. Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người... Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười . Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. (Trích Bài học làm người- Nhà xuất bản Giáo dục) Câu 1 (0.5 đ). Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (0.5 đ). Hãy tìm điệp ngữ có trong hai câu văn: “Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi.” Câu 3 (1 đ). Ghi lại hai câu phủ định có trong đoạn trích. Câu 4 (1đ). Câu văn “Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được.” thuộc kiểu câu gì khi phân loại theo mục đích nói. Vì sao em biết? Câu 5 (1,0 đ). Những thông điệp mà tác giả gửi gắm tới người đọc qua văn bản trên là gì? Câu 6 (1,0 đ). Từ nội dung đoạn ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương con người. II. LÀM VĂN (5.0 đ) Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về tính tự lập. PHÒNG GDĐT PHÚ NINH KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS LƯƠNG NĂM HỌC 2022-2023 3
  4. THẾ VINH Môn: Ngữ văn - Lớp 8 HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này có 03 trang) A. Hướng dẫn chung: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ). - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. B. Đáp án và thang điểm: I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU Câu Yêu cầu cần đạt Điểm 1 - PTBĐ chính: Nghị luận. 0,5 2 Điệp ngữ có trong hai câu văn:“Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa 0,5 lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi.”: - một ánh lửa - một đồng tiền 3 Hai câu phủ định có trong đoạn trích: (HS nêu được 2 câu là đạt điểm tối đa) - Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. - Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. - Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. - Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. 4 Câu văn “Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được.” thuộc kiểu câu gì khi phân loại theo mục đích nói. Vì sao em biết? - Kiểu câu trần thuật. 0,5 - Vì nó không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cảm thán, cầu 0,5 khiến 5 Những thông điệp mà tác giả gửi gắm tới người đọc qua văn bản trên 1,0 4
  5. là gì? HS có thể trình bày nội dung theo cách hiểu của mình, đảm bảo các ý sau: - Yêu thương sẻ chia sẻ giúp cho ta và mọi người, nhất là những người bất hạnh có được niềm vui và hạnh phúc. Ngược lại, sống ích kỉ sẽ khiến cho ta buồn và cô đơn; - Trân trọng tình yêu thương, chia sẻ; - Thấu hiểu, cảm thông với nỗi đau, bất hạnh của người khác,... 6 Hình thức: 0,25 - Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn. - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi về chính tả. Nội dung: Học sinh cần đảm bảo các ý: - Nêu vấn đề cần suy nghĩ: ý nghĩa của tình yêu thương con người. - Khái niệm tình yêu thương con người. - Biểu hiện: quan tâm, yêu thương, cảm thông, đau xót, chia sẻ trước những khó khăn của người khác. - Vai trò: 0,5 + Giúp cho những người cô đơn bất hạnh có thêm sức mạnh nghị lực để vượt qua khó khăn thử thách, giúp cho những người lầm đường lạc lối nhận ra phần hạn chế của mình để hướng thiện... + Giúp cho người trao yêu thương được sống trong niềm vui và hạnh phúc khi làm những điều có ý nghĩa, họ cũng được mọi người trong xã hội yêu thương, trân trọng. + Kết nối mọi người, tạo nên một xã hội văn minh, giàu lòng nhân ái. - Liên hệ thực tế (phản đề). - Bài học nhận thức, hành động. 0,25 Các mức điểm: Mức 1: Học sinh biết cách tổ chức một đoạn văn đảm bảo nội dung và hình thức, diễn đạt tốt, không sai hoặc sai 1-2 lỗi chính tả. Mức 2: Học sinh rút ra được hai việc làm có ý nghĩa, hình thức tương đối đảm bảo, diễn đạt tương đối tốt, sai 2-3 lỗi chính tả. Mức 3: Học sinh rút ra được một việc làm có ý nghĩa, chưa viết thành đoạn văn, diễn đạt chưa tốt, sai 3-4 lỗi chính tả. Mức 4: Học sinh không rút ra được bài học có ý nghĩa, chưa đảm bảo hình thức, sai quá nhiều lỗi chính tả. II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm * Yêu cầu chung: 5
  6. - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn Nghị luận. 0.25 - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 - Sử dụng luận cứ hợp lý để lập luận, biết cách nêu luận điểm, trình bày luận 0.25 cứ….để làm tốt bài văn Nghị luận. * Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn Nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được vấn đề cần nghị luận (nêu luận điểm); phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau để trình bày các khía cạnh của luận điểm, có lí lẽ và dẫn chứng hợp lý, chính xác, toàn diện; phần kết bài: Khẳng định lai vấn đề đã nghị luận và bày tỏ thái độ đối với vấn đề trên. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Suy nghĩ về tính tự lập. 0.25 c. Trình bày bài văn nghị luận: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, 3.5 sau đây là một số gợi ý: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính tự lập. 0.25 * Thân bài: Giải quyết vấn đề nghị luận theo trình tự nhất định: - Giải thích: Tự lập, tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, phàn nàn; tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo 3.0 dựng cuộc sống cho riêng mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào gia đình hay người khác. - Bàn luận: + Biểu hiện của tính tự lập: Người có tính tự lập là tự giác học tập, và làm việc hoàn thành các mục tiêu, 0.25 kế hoạch đề ra mà không cần ai đó theo sát, quản lý. Hoàn thành các mục tiêu kế hoạch phù hợp với khả năng của bản thân mà không phải nhờ vả, nhờ sự trợ giúp của người khác, hoặc có suy nghĩ dựa dẫm, phụ thuộc gia đình, bạn bè thân thiết,… Tự tin, có bản lĩnh, chính kiến riêng, dám đưa ra những ý kiến, quan điểm của bản thân + Vì sao phải rèn luyện tính tự lập? Tự lập là đức tính quan trọng, vô cùng cần thiết mà ông cha ta đã dạy bảo từ nhỏ Tự lập giúp chúng ta sẽ chủ động, linh hoạt trong mọi việc, chúng ta có cái nhìn rộng bao quát, toàn diện hơn về mọi mặt trong cuộc sống. Tính tự lập giúp ta tự tin sáng tạo, có những ý tưởng, sáng kiến mới hỗ trợ cho việc học tập và công việc sau này 6
  7. Tính tự lập giúp ta tự giác, có ý thức hành động, dám nghĩ dám làm, bản lĩnh và tự tin hơn khi đưa ra những quyết định. Tự lập giúp bản thân nhằm khẳng định năng lực của bản thân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ hơn. - Phản đề: Phê phán tính ỷ lại, thụ động - Bài học: Rèn luyện tính tự lập như thế nào? Rèn luyện tính tự lập từ khi còn nhỏ. Học cách tự lập từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày. Không ngừng học tập rèn luyện, tu dưỡng đạo đức Chăm chỉ học tập, tiếp thu tri thức, trau dồi những kiến thức văn hóa và chuyên môn cho bản thân. Cùng nhau giữ gìn và phát huy lan tỏa tính tự lập với tất cả mọi người xung quanh * Kết bài: - Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của việc sống tự lập. - Liên hệ bản thân. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề đã 0.25 nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 Duyệt đề của Tổ chuyên môn TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN RA ĐỀ Võ Thị Kim Oanh Nguyễn Đình Vị 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2