intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka, Bắc Trà My" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 8 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 8 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận. - Thông qua bài kiểm tra, giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận - Cách thức: Kiểm tra trực tiếp trong thời gian 90 phút. Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị kiến thức % kĩ năng điểm Nhận biết Thông Vận dụng V. dụng hiểu cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Thơ Số câu 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 Viết Phân tích một tác phẩm 2 truyện Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2023-2024
  2. MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Chương/ Nội dung/Đơn vị TT Mức độ đánh giá Chủ đề kiến thức 1 Đọc hiểu Thơ Nhận biết: - Nhận biết thể thơ - Nhận biết nội dung bài thơ - Nhận biết phong cách ngôn ngữ - BPTT Thông hiểu: - Hiểu được cảm xúc của tác giả - Hiểu tác dụng BPTT - Hiểu nghĩa chi tiết trong câu thơ Vận dụng: - Trình bày nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam - Rút ra được thông điệp tích cực Tỉ lệ % điểm 2 Viết Phân tích một tác Nhận biết: Kiểu bài, bố cục, xác định được yêu cầu của đề. phẩm truyện Thông hiểu: Xác định nội dung, mạch phân tích hợp lí. Vận dụng: Viết được bài văn Phân tích một tác phẩm truyện. Vận dụng cao: Sáng tạo, sinh động, hấp dẫn.
  3. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT TH & THCS Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian 90 phút) TRÀ KA NĂM HỌC: 2023 – 2024 Họ và tên: ………………………… Lớp 8… Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau: XUÂN VỀ Đã thấy xuân về với gió đông, Với trên màu má gái chưa chồng. Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong. Từng đàn con trẻ chạy xun xoe, Mưa tạnh giời quang, nắng mới hoe. Lá nõn, nhành non ai tráng bạc? Gió về từng trận, gió bay đi… Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng, Lúa thì con gái mượt như nhung Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng. Trên đường cát mịn, một đôi cô, Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa. Gậy trúc dắt bà già tóc bạc, Tay lần tràng hạt miệng nam vô. (1937 - Tuyển tập thơ Nguyễn Bính) Chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy làm bài: Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Bốn chữ. B. Năm chữ. C. Sáu chữ. D. Bảy chữ. Câu 2: Ý nào khái quát nội dung chính của văn bản? A. Bức tranh mùa xuân tươi sáng, trong lành, đầy sức sống. B. Bức tranh mùa xuân thanh bình, yên ả. C. Bức tranh mùa xuân buồn bã, tĩnh vắng. D. Bức tranh mùa xuân đơn sơ, mộc mạc. Câu 3: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. B. Phong cách ngôn ngữ chính luận. C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. D. Phong cách ngôn ngữ báo chí. Câu 4: Xác định nội dung chính của văn bản: A. Bức tranh mùa xuân tươi sáng, trong lành, đầy sức sống. B. Bức tranh mùa xuân thanh bình, yên ả. C. Bức tranh mùa xuân buồn bã, tĩnh vắng. D. Bức tranh mùa xuân đơn sơ, mộc mạc. Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Lúa thì con gái mượt như nhung”. A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. Câu 6: Cảm xúc của tác giả trong câu thơ: “Lá nõn, nhành non ai tráng bạc?” là: A. Bồi hồi, xúc động. B. Buồn thương, nuối tiếc. C. Lưu luyến, vấn vương. D. Ngỡ ngàng, vui sướng. Câu 7: Chọn câu đúng nhất về tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: “Lúa thì con gái mượt như nhung”.
  4. A. Gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh vẻ đẹp của cây lúa. B. Gợi hình ảnh sinh động về cây lúa. C. Gợi cảm xúc về tình yêu đối với cây lúa. D. Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây lúa. Trả lời câu hỏi /Thực hiện yêu cầu: Câu 8: Trình bày ý nghĩa của hình ảnh đôi mắt người thiếu nữ trong câu “Ngước mắt nhìn giời, đôi mắt trong”. Câu 9: Trình bày nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam qua hai câu thơ: “Trên đường cát mịn, một đôi cô, Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.” Câu 10: Em rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản? Phần II. Viết (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích./. ----------------HẾT----------------
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM A.Hướng dẫn chung: - Giáo viên dựa vào yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá bài làm của học sinh. Cần vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm, tránh đếm ý cho điểm. Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết sâu sắc, sáng tạo trong nội dung và hình thức trình bày. - Việc chi tiết hóa nội dung cần đạt và điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với số điểm trong câu và tổng điểm toàn bài. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể: Phần I: Nội dung ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 1 D 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 I 4 A 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 A 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 8: (1,0 điểm) Học sinh nêu được ý nghĩa hình ảnh đôi mắt như sau: Thể hiện vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của cô gái. Câu 9: (1,0 điểm) Mức 1 (1,0 điểm) Mức 2 (0,5 điểm) Mức 3 (0 điểm) * Nét đẹp văn hóa của làng quê Việt Nam qua 2 câu thơ: - Học sinh có thể nêu - HS trả lời sai - Lễ trẩy hội vào mùa xuân với nam thanh, nữ tú nô nức được 2 trong 3 ý ở mức hoặc không trả đi hội chùa trong không khí nhộn nhịp .... 1 lời. - Em thấy trân trọng những nét đẹp về văn hóa của Việt Nam. - Em mong rằng những truyền thống này sẽ được giữ gìn và phát triển lâu dài. Câu 10: (0,5 điểm) Mức 1 (0,5 điểm) Mức 2 (0,25 điểm) Mức 3 (0 điểm) Học sinh tự trình bày thông điệp: - Học sinh có thể nêu - HS trả lời sai - Trân trọng và phát huy nét đẹp truyền thống của dân được 1 trong 2 ý ở mức hoặc không trả tộc. 1 lời. - Trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn ... Phần II: VIẾT (4,0 điểm) II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích một tác phẩm văn học (tác phẩm 0,5 truyện) - Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Phân tích được nội dung cơ bản và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích một tác phẩm văn học. Bài viết 0,25 có sự sáng tạo. HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các 2,5
  6. yêu cầu sau: * Mở bài: - Giới thiệu ngắn gọn tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả). 0,5 - Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm. * Thân bài: - Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm. 0,25 - Trích dẫn 1 số bằng chứng để làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm. 0,75 - Chỉ ra và phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác 0,25 phẩm. - Trích dẫn 1 số bằng chứng để làm sáng tỏ đặc sắc về hình thức nghệ 0,25 thuật của tác phẩm. * Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. 0,5 c. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. d. Sáng tạo: Bố cục rõ ràng, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc 0,5 Giáo viên ra đề Người kiểm tra Châu Thị Hoàng Long Hồ Mạnh Vững
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2