intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 NĂM HỌC: 2023-2024 Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận V. dụng % kiến thức kĩ năng biết hiểu dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Văn bản: Chiếc bát Số câu vỡ. 4 3 1 1 1 10 Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 Viết Viết bài văn nghị Số câu luận. 1* 1* 1* 1* 1 2 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Nội dung/ TT Đơn vị kiến Mức độ đánh giá thức 1 Đọc - hiểu Nhận biết: Văn bản: Chiếc - Xác định được phương thức biểu đạt chính. bát vỡ. - Xác định được trong ngữ liệu có 2 nhân vật. - Xác định được đề tài là nói về tình phụ tử. Thông hiểu: - Hiểu được tâm trạng của người con trai là tuyệt vọng. - Biết được đó là trợ từ. - Biết được biện pháp tu từ có trong ngữ liệu là biện pháp so sánh. - Hiểu người cha đã làm gì với chiếc bát sành vỡ do anh con trai tức giận hất đổ. Đó là người cha đã cho thêm sắt, bỏ vào lò nung thành chiếc bát vỡ. - Hiểu nghĩa của từ “ủ rũ”: buồn đến mức như lả người, như rũ xuống, trông thiếu sinh khí, sức sống. Vận dụng: - Nêu được cảm nhận về nhân vật người cha trong câu chuyện. - Thể hiện được suy nghĩ, hành động của bản thân khi gặp nghịch cảnh. 2 Viết Nhận biết: Viết bài văn - Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản: văn nghị luận nghị luận - Xác định rõ vấn đề nghị luận. Thông hiểu: Hiểu được nội dung trọng tâm của vấn đề nghị luận trong phần của bài viết. - Mở bài: Giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. - Thân bài: + Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. + Nêu tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc, nét độc đáo của bài thơ. - Kết bài: + Khẳng định những giá trị về bài thơ. + Liên hệ bản thân. Vận dụng: Viết được bài văn nghị luận về một bài thơ tự do. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo, linh hoạt, mới mẻ về dùng từ phù hợp, diễn đạt để trình bày quan điểm một cách rõ ràng, lôi cuốn.
  3. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NAM GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Năm học: 2023 – 2024 TRUNG HỌC CƠ SỞ NAM GIANG Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ: I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: CHIẾC BÁT VỠ Ở thành phố nọ, có một bác thợ rèn. Bác có một người con trai duy nhất. Từ bé tới lớn anh là một con người xuất chúng, vì thế bác rất yêu quý anh, đặt mọi hi vọng vào anh. Anh vừa đẹp trai, vừa giỏi giang nên bác rất tự hào. Thật không may, đến một ngày, anh bị tai nạn xe hơi. Sau vụ tai nạn anh giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Vốn là niềm tự hào của cha, giờ đây thành người khuyết tật. Vì quá tuyệt vọng với cú sốc này, hàng ngày, anh chỉ ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ. Chuỗi ngày mất niềm tin vào cuộc sống kéo dài. Đến một ngày, nỗi đau lên đến đỉnh điểm, anh quyết định tự tử bằng cách uống thuốc ngủ. Thật may khi cha anh kịp thời phát hiện và đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch. Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói: - Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa! Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe. Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh rất ngạc nhiên và tò mò về chiếc bát này. - Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai? - Dạ... ý của cha là? - Anh ấp úng nói. - Đây là chiếc bát sành hôm trước đó con. Cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó. Người cha nói tiếp: - Con à, cuộc đời chúng ta có lúc sẽ như chiếc bát vỡ. Nhưng chỉ cần ta cho thêm khát vọng sống rồi nung trong ý chí, xong đúc trong tình yêu thì mọi chuyện sẽ lại ổn con à. Khi đó cho dù có đập, có ném thế nào ta cũng sẽ không bao giờ vỡ nữa đâu con. - Vâng, thưa cha, con đã hiểu. Nói rồi anh vươn người ôm lấy cha mình. Cả hai cha con cùng khóc vì xúc động. (Nguồn: songdep.com.vn) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của phần ngữ liệu trên. A. Biểu cảm. B. Nghị luận. C. Tự sự. D. Miêu tả. Câu 2. Trong phần ngữ liệu trên có mấy nhân vật? A. Có một nhân vật. B. Có hai nhân vật. C. Có ba nhân vật. D. Có bốn nhân vật.
  4. Câu 3. Xác định đề tài của văn bản trên. A. Đề tài về tình phụ tử. B. Đề tài về chiến tranh. C. Đề tài về tình mẫu tử. D. Đề tài về người nông dân. Câu 4. Khi rơi vào nghịch cảnh, anh con trai đã có tâm trạng như thế nào? A. Cô đơn. B. Buồn tủi. C. Tuyệt vọng. D. Vui vẻ. Câu 5. Xác định trợ từ trong câu sau: “Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con” A. Thế là. B. Đó. C. Chính. D. Nữa. Câu 6. Xác định biện pháp tu từ có trong câu sau: “Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!”. A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Liệt kê. Câu 7. Người cha đã làm gì với chiếc bát sành vỡ do anh con trai tức giận hất đổ? A. Bỏ chiếc bát sành vỡ đi, không dùng nữa. B. Không làm gì cả, để nguyên chiếc bát vỡ. C. Cho thêm sắt, bỏ vào lò nung thành chiếc bát sắt. D. Chỉ bỏ mình chiếc bát sành vỡ vào lò nung lại. Câu 8. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 3->5 câu) chia sẻ cảm nhận của em về nhân vật người cha trong câu chuyện. Câu 9. Nghịch cảnh trong cuộc sống là điều không tránh khỏi. Em có suy nghĩ hoặc hành động như thế nào nếu gặp phải nghịch cảnh? Câu 10. Nghĩa của từ “ủ rũ” là gì? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết một bài văn nghị luận ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 - tập 2. Nam Giang, ngày 7 tháng 3 năm 2024 KT. Hiệu trưởng TTCM GV duyệt đề GV ra đề Phó Hiệu trưởng Mai Tấn Lâm Hoàng Văn Hùng BNướch Hà Coor Thái Thu
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 Phần Câu Tiêu chí đánh giá Điểm I.ĐỌC ĐỌC HIỂU 6,0 HIỂU 1 C 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 C 0,5 6 B 0,5 7 C 0,5 8 Cảm nhận của em về nhân vật người cha trong câu 1.0 chuyện: - Là một người yêu thương con, sẵn sàng hy sinh vô điều kiện vì con. - Luôn bên con để động viên an ủi và là chỗ dựa vững chắc cho con trong mọi hoàn cảnh. - là người cha tuyệt vời: từ chiếc bát vỡ ông đã có những việc làm rất ý nghĩa giúp anh con trai vượt qua được nghịch cảnh của mình. 9 Khi gặp nghịch cảnh, mỗi người cần: 1,0 - Có lòng dũng cảm và quyết tâm cố gắng vượt qua nghịch cảnh. - Kiên trì, nhẫn nại vượt qua những nghịch cảnh trong cuộc đời để vươn lên, khắc phục nghịch cảnh đi đến thành công. - Có ý chí, nghị lực đối mặt và vượt qua nghịch cảnh. - Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống - ... 10 - Nghĩa của từ “ủ rũ” là: buồn đến mức như lả người, như 0,5 rũ xuống, trông thiếu sinh khí, sức sống. II. VIẾT VIẾT 4,0 a. Viết bài văn nghị luận theo đúng cấu trúc. 0,5
  6. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết một bài văn nghị 0,25 luận ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 - tập II. c. HS viết văn đảm bảo các nội dung sau: 2,5 * Mở bài: Giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. * Thân bài: - Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. - Nêu tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc, nét độc đáo của bài thơ. * Kết bài: - Khẳng định những giá trị về bài thơ. - Liên hệ bản thân. * Lưu ý: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo các nội dung trên. Giáo viên cần linh hoạt khi chấm bài của học sinh. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25 tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lí lẽ rõ ràng, dẫn chứng đa 0,5 dạng, thuyết phục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0