intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Long, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Long, Châu Đức" sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Long, Châu Đức

  1. UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC ĐỀ CƯƠNG, MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HKII PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Năm học 2023 - 2024 PHẦN I: ĐỀ CƯƠNG I. ĐỌC HIỂU 1. Văn bản: - Thể loại: Thơ luật Đường, truyện - Ngữ liệu:sử dụngngoài sách giáo khoa tương đương với các thể loại văn bản được học trong chương trình. Ngữ liệucó thể là01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh, phải có nguồn rõ ràng, độ tin cậy cao; có ý nghĩa giáo dục, xã hội, nhân văn sâu sắc. *Yêu cầu cần đạt - Đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường; đặc điểm văn bản truyện - Hiểu được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu. - Rút ra được bài học cho bản thân từ văn bản. - Hiểu được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản. 2. Tiếng Việt - Đảo ngữ - Câu hỏi tu từ * Yêu cầu cần đạt - Xác định và nêu tác dụng của đảo ngữ, câu hỏi tu từ. II. VIẾT - Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học * Yêu cầu cần đạt. - Quy trình viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học - Biết viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học PHẦN II: MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA I. HÌNH THỨC, THỜI GIAN KIỂM TRA - Hình thức kiểm tra: Tự luận. - Số câu: 06 + Đọc hiểu: 05 câu. + Viết: 1 câu. - Số điểm: 10 - Thời gian làm bài: 90 phút. 1
  2. II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I STT Kĩ năng Nội Mức độ Tổng % điểm dung/đơ nhận n vị kiến thức thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc hiểu văn bản 01 câu 01 câu 01 câu 2 (Ngữ liệu thơ luật 1,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm ngoài đường, SGK truyện đang học) Tiếng 1 câu 1 câu 50% việt 1,0 điểm 1,0 điểm 2 Viết Viết văn 01 câu 50% bản phân 5,0 điểm tích một tác phẩm văn học Tổng số câu, điểm, tỉ lệ 2 câu 2 câu 1 câu 01 câu 2,0 2,0 1,0 5,0 điểm 100% điểm điểm điểm 50% 20% 20% 10% III. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA: Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ dung/Đơ Mức độ Thông TT Nhận Vận dụng Chủ đề n vị kiến đánh giá hiểu Vận dụng biết cao thức Nhận văn bản biết: 1 Đọc hiểu thơ luật - Nhận (Ngữ liệu Đường; biết được ngoài truyện thể loại, SGK - Tiếng đặc điểm 2 câu đang học) Việt: Đảo của văn ngữ; Câu bản thơ hỏi tu từ luật Đường; truyện 2
  3. -Nhận diện phép đảo ngữ, câu hỏi tu từ Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu. - Hiểu 2 câu được chủ đề của văn bản. - Hiểu được thông điệp mà 1 câu tác giả muốn gửi gắm qua văn bản. - Hiểu được tác dụng của đảo ngữ, câu hỏ tu từ Vận dụng: - Rút ra được bài học từ văn bản. 2 Viết Viết văn - Viết bài 3
  4. bản phân văn phân 1 câu tích tác tích tác phẩm văn phẩm văn học học Tổng 2 2 1 1 Tỉ lệ % 20% 20% 10% 50% 4
  5. UBND HUYỆNCHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS KIM LONG NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian kiểm tra: 90 phút (không tính thời gian giao đề) I. ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ (Bà Huyện Thanh Quan) Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn. Gác mái, ngư ông(1) về viễn phố(2), Gõ sừng, mục tử(3) lại cô thôn(4). Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn. Kẻ chốn Chương Đài(5) người lữ thứ(6), Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn(7)? (Nguồn: Trần Trung Viên, Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004) Chú thích: (1) Ngư ông: ông già câu cá/ đánh cá (2) Viễn phố: nơi bến xa (3) Mục tử: đứa trẻ chăn trâu (4) Cô thôn: xóm lẻ trơ trọi (5) Chương Đài: Chương Đài là điển tích nói về chuyện li biệt, nhớ thương, tan hợp của lứa đôi Hàn Hoành và Liễu thị đời nhà Hán xa xưa. Bà Huyện Thanh Quan đã vận dụng điển tích ấy một cách sáng tạo. "Chương Đài" và "lữ thứ' trong văn cảnh gợi ra một trường liên tưởng về nỗi buồn li biệt của khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. (6) Người lữ thứ: người ở quán trọ, dùng để chỉ người đi xa, không ở nhà. (7) Hàn ôn: lạnh và ấm, chỉ việc hai người gặp nhau hỏi trời lạnh và ấm thế nào, thường dùng với nghĩa tâm sự, kể lể, hỏi han. Câu 1: Xác định thể thơ, đặc điểm thi luật về luật thơ và cách gieo vần của bài thơ trên? Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong hai câu thơ sau: Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Câu 3:Bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” thể hiện tâm trạng gì của nhân vật trữ tình? Câu 4: Xác định và nêu tác dụng của câu hỏi tu từ có trong bài thơ trên? 5
  6. Câu 5: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng) II. VIẾT(5,0 điểm) Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học mà em yêu thích. 6
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM – MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 NĂM HỌC 2023 – 2024 Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 5.0 - Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú 0.5 - Bài thơ được viết theo luật Bằng, vần Bằng 0.25 1 - Gieo vần: tiếng cuối câu 1 và các câu chẵn (hôn - dồn - thôn- dồn – ôn) 0.25 Đảo ngữ : 1.0 - Động từ "gác mái" nhấn mạnh sự nghỉ ngơi thư thái của ngư ông, biểu đạt một tâm thế nhàn của ngư ông đang sống ở miền 2 quê, đã thoát vòng danh lợi. - “Gõ sừng” cũng được đảo ra phía trước để nhấn mạnh cử động của mục tử (người chăn trâu) nhưng là cử động trở về, nghỉ ngơi. Học sinh có thể cảm nhận tâm trạng của chủ thể trữ tình 1.0 trong bài thơ theo gợi ý sau: – Đó là một tâm trạng buồn bã, sầu thương tê tái của khách đi I. xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. CcCD 3 – Bài thơ chính là một niềm tâm sự, được giãy bày khi đi tới vùng đất lạ của người lữ thứ (đó cũng là tiếng lòng của nhà thơ). - Câu hỏi tu từ: “ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?” 1.0 - Tác dụng: Câu hỏi được đặt ra để thể hiện sự cô đơn, không 4 có người để chia sẻ và khao khát có người thân, gia đình bên cạnh trong những lúc buồn bã, nhớ nhà. HS đọc kĩ bài thơ và nêu được vai trò của quê hương đối với mỗi người .Ví dụ: 1.0 - Quê hương chính là mảnh đất nơi chúng ta sinh ra và lớn lên; nơi nuôi dưỡng những ước mơ và khát vọng. 5 - Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành. Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được. - Quê hương là nơi con người trở về sau những khó khăn, mang lại cảm giác thanh thản và bình yên. 7
  8. Viết bài văn kể về một việc tốt em đã làm 5.0 I I * Yêu cầu chung : . Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. 0.5 T Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các ạ câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình o thức. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết sự việc rõ ràng ; không mắc lỗ chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm 0.5 - Nêu khái quát về chủ đề và đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Thân bài: 3.5 - Phân tích chủ đề của tác phẩm - Phân tích giá trị của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (Kết hợp các lí lẽ và bằng chứng trong tác phẩm) Kết bài: - Khẳng định lại giá trị của tác phẩm 0.5 - Suy nghĩ, cảm xúc về tác phẩm * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2