Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Chinh, Tiên Phước
lượt xem 2
download
Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì thi tốt nghiệp THPT sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Chinh, Tiên Phước làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Chinh, Tiên Phước
- PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 26) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng TT Kĩ năng Nội dung/đơn vị Nhận Thông Vận V. dụng % kiến thức kĩ năng biết hiểu dụng cao điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Truyện ngắn *HSKTTT: Chỉ làm phần Số câu 4 3 1 1 1 10 trắc nghiệm khách quan Tỉ lệ % 20 15 10 10 5 60 Viết Viết bài văn phân Số câu tích một tác phẩm 1* 1* 1* 1* 1 2 truyện Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 *HSKTTT: Viết đoạn văn 7-9 câu nêu suy nghĩ về nhân vật. Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 IV. BẢNG ĐẶC TẢ TT Kĩ năng Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi dung/ theo mức độ nhận thức Đơn vị Nhận Thông Vận Vận kiến biết hiểu dụng dụng cao 1
- thức 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: 4 TN ngắn - Nhận biết đề tài, *HSKTTT: bối cảnh, chi tiết tiêu Chỉ làm biểu. phần trắc - Nhận biết được nghiệm nhân vật, cốt truyện, khách quan tình huống, các biện pháp xây dựng nhân vật. - Nhận biết được các trợ từ, thán từ. Thông hiểu: - Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện. - Phân tích được vai trò, tác dụng của cốt 3TN + truyện đơn tuyến và 1TL cốt truyện đa tuyến. - Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. - Nêu được tác dụng của trợ từ, thán từ, thành phần biệt lập được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua văn bản. - Nêu được những thay đổi trong suy 2
- nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau 1TL khi đọc văn bản. - Vận dụng những hiểu biết về vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học để đánh giá giá trị của truyện ngắn. 1TL 1 Viết Viết bài Nhận biết: Nhận 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* văn biết được yêu cầu phân của một bài văn phân tích tác tích tác phẩm truyện phẩm Thông hiểu: Viết truyện. đúng về nội dung, về *HSKTTT: hình thức (từ ngữ, Viết đoạn diễn đạt, bố cục văn văn 7-9 câu bản). nêu suy Vận dụng: Viết nghĩ về được một bài văn nhân vật. phân tích tác phẩm truyện theo một trình tự hợp lí; có kết hợp bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân một cách hợp lí. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong việc lựa chọn và cách nhìn nhận đánh giá nội dung, tư tưởng, nghệ thuật tác 3
- phẩm…. Tổng 4 3 TN+ 1TL TN+ 1TL+ 1TL+ + 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* Tỉ lệ % 30 40 20 10 Tỉ lệ chung 70 % 30 % V. ĐỀ BÀI VÀ PHẦN LÀM BÀI Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: PHÒNG NGỦ CÓ MÁY LẠNH Tan học về, Minh Hằng thấy nhà có hai bác thợ đang đục đẽo một ô tường ở phòng ngủ của bố mẹ. Bố bảo: - Nhà ta lắp máy điều hòa nhiệt độ đấy! Ô! Phòng ngủ có máy lạnh thì thích thật. Hằng đã nhiều lần được bố mẹ cho đi siêu thị, ở đó tấp nập người ra vào nhưng có máy lạnh nên cứ mát rười rượi. - Bố ơi! Cả phòng ngủ của bà cũng lắp máy lạnh chứ? - Không, con ạ! Quạt điện mà bà còn chả dùng nữa là máy lạnh! Minh Hằng đã biết tính bà nhưng vẫn hỏi bố, thế là vì đã hai tháng nay, từ hôm khai trường vào lớp 1, em đã xin bằng được bố mẹ cho sang ngủ với bà. Ngủ với bà thích lắm vì tối nào Hằng cũng được bà kể chuyện cho nghe. Bà bảo ngày xưa nhà nghèo, bà đi học chưa đọc thông viết thạo đã phải thôi mà sao bà biết lắm chuyện thế? Ngủ với bà, Hằng còn rất vui vì em được quạt mát cho bà. Việc này, Hằng biết làm từ ngay tối đầu tiên cơ đấy. Tối đó, thấy bà vừa mải kể chuyện lại vừa phải luôn tay quạt, Hằng đã giành lấy chiếc quạt, bảo bà: - Bà để cháu quạt cho! Bà vừa kể vừa quạt thế thì mệt lắm! Bà cười sung sướng và nhường ngay cây quạt cho Hằng. Nhưng quạt đâu có dễ, Hằng vừa quạt tí tẹo đã thấy mỏi tay. Em chuyển sang tay kia cũng lại mỏi. Nhưng thương bà, em quyết không trả lại quạt cho bà. Lát sau, Hằng thấy díp mắt lại, tiếng bà cứ nhỏ dần, xa dần rồi chìm vào giấc ngủ. Sớm sau, Hằng hỏi: - Tối qua, bà ngủ có ngon không, hả bà? - Nhờ có cháu quạt cho, bà ngủ ngon lắm! Bà mỉm cười nói thế khiến Hằng vui sướng lắm. (Em đâu biết, khi em rời cây quạt bà đã lấy lại ngay và phe phẩy mãi cho em mát đến tận khuya rồi bà mới chợp mắt). Từ đó thành lệ, tối nào, Hằng cũng quạt cho bà để bà kể chuyện cho Hằng nghe và để bà ngủ ngon giấc. Hôm máy lạnh lắp xong, đi học về Hằng vào ngay phòng ngủ của bố mẹ em thử 4
- xem. Căn phòng tràn ngập ánh sáng xanh dịu mát ơi là mát. Tiếng máy gắn trên tường chạy rì rì như tiếng ru êm ái. Hằng chạy tìm bà, khoe và bảo bà: - Tối nay, bà cháu mình sang phòng ngủ có máy lạnh, bà nhé! - Mình cháu thôi! Bà già rồi, bà sợ hơi lạnh của máy lắm! - Ứ ừ! - Hằng nũng nịu - Thế thì cháu không được nghe bà kể chuyện nữa à? Bà cười hiền hậu: - Bà sẽ kể cho cháu nghe khi khác mà! Tối đó, Hằng đành phải chia tay không ngủ cùng bà. Nhưng không hiểu sao, nằm trên chiếc giường đệm vừa êm ái vừa thơm mùi hương táo trong căn phòng mát mơn man mà Hằng khó ngủ quá. Nghe hơi thở của bố mẹ nằm hai bên, Hằng biết bố mẹ đã ngủ ngon lắm. Em nhắm nghiền mắt lại nhưng hai mắt em cứ chong chong. Tiếng máy trên tường vẫn chạy rì rì nhưng nó không còn êm ái như tiếng ru nữa mà nó làm cho đôi tai Hằng cứ ong ong như đang bị ai bít lại. Em nhớ tới bà và thấy thương bà quá. Ở đây mát thế này mà em còn chưa ngủ được thì ngoài kia, không có em quạt cho, bà sao mà ngủ nổi. Em cựa mình muốn ngồi dậy. - Minh Hằng, con chưa ngủ à? - Mẹ chợt tỉnh và âu yếm hỏi: - Mẹ ơi! Mẹ cho con ra ngủ với bà. - Minh Hằng nói nhanh và bật người lên. - Con bảo thích ngủ ở phòng lạnh cơ mà? - Vâng! Nhưng...nhưng...con thích ngủ với bà hơn cơ! Mẹ hiểu và nhẹ nhàng dẫn em ra phòng bà. Đúng là bà chưa ngủ được thật! Vì Hằng chưa kịp gọi thì đã thấy bà bật tung cửa ra và lập cập cúi xuống, giơ tay ôm chặt cháu vào lòng. Hình như Hằng kéo đầu bà áp sát vào mặt mình, ngọt ngào nói như vẫn thường dỗ dành em búp bê: - Bà ơi! Cháu sẽ quạt cho bà ngủ ngon đây! (Triều Khanh, 35 tác phẩm được giải, NXB Giáo dục năm 2006) Thực hiện các yêu cầu: 1. Cốt truyện của truyện ngắn này thuộc loại nào sau đây? A. Cốt truyện đơn tuyến. B. Cốt truyện đa tuyến. C. Không có cốt truyện. D. Không thể xác định. 2. Nhân vật chính của truyện là ai? A. Người bà . B. Minh Hằng. C. Người bố. D. Người mẹ. 3. Từ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào? - Nhà ta lắp máy điều hòa nhiệt độ đấy. A. Thán từ. B. Lượng từ. C. Động từ. D. Trợ từ. 4. Trong câu sau thán từ có tác dụng gì? - Ô! Phòng ngủ có máy lạnh thì thích thật. A. Thể hiện sự ngạc nhiên của Minh Hằng. B. Thể hiện niềm hân hoan của Minh Hằng. C. Thể hiện cảm xúc thán phục của Minh Hằng. 5
- D. Thể hiện niềm ao ước của Minh Hằng. 5. Từ nũng nịu trong câu “- Hằng nũng nịu - Thế thì cháu không được nghe bà kể chuyện nữa à?” có nghĩa là gì? A. Tỏ vẻ nhõng nhẽo để được chiều chuộng. B. Tỏ vẻ hờn giận, uốn éo, bất cần. C. Tỏ vẻ hờn giận, không vừa ý. D. Tỏ vẻ uốn éo, khó chịu. 6. Chủ đề chính của truyện là: A. Mong muốn có một gia đình hạnh phúc. B. Sự quan tâm, tình yêu thương của cha mẹ dành cho con. C. Con cái cần vâng lời ông bà, bố mẹ. D. Ngợi ca tấm lòng hiếu thảo của người cháu. 7. Vì sao Hằng không ngủ trong phòng máy lạnh mà sang ngủ cùng bà? A. Vì em không thích ngủ với bố mẹ. B. Vì em cảm thấy nhớ, thương và lo cho bà. C. Vì em không quen ngủ giường nệm và có máy lạnh. D. Vì em mong được nghe bà ru ngủ. 8. Em hiểu câu văn: Vì Hằng chưa kịp gọi thì đã thấy bà bật tung cửa ra và lập cập cúi xuống, giơ tay ôm chặt cháu vào lòng như thế nào? 9. Nếu là em, em có suy nghĩ và hành động như nhân vật Minh Hằng trong truyện ngắn trên không? Vì sao? 10. Từ nội dung truyện ngắn Phòng ngủ có máy lạnh, em hãy viết đoạn văn khoảng từ 5 đến 7 câu, trình bày vai trò của người bà trong gia đình. Phần II: Viết (4,0 điểm) Hãy viết bài văn phân tích truyện Phòng ngủ có máy lạnh. ---HẾT--- Tiên Lộc, ngày 20/3/2024 TỔ TRƯỞNG Phạm Văn Vinh VI. HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG 6
- - Giáo viên cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I Câu Tiêu chí đánh giá Điểm ĐỌC ĐỌC HIỂU 6,0 HIỂU 1 A 0,5 2 B 0,5 3 D 0,5 4 B 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 B 0,5 8 - Mức tối đa: HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu 1,0 văn, giáo viên linh hoạt ghi điểm: Gợi ý: Vắng cháu, bà ngủ không được, bà rất mừng khi cháu sang ngủ với mình…. - Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào bài làm của HS để ghi điểm phù hợp.
- - Nêu được vai trò của người bà trong gia đình. - Mức chưa tối đa: HS nêu được cách hiểu phù hợp
- phẩm. 2. Tiêu chí 2: Nội dung (2.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 2.0 điểm HS có thể triển khai bài viết Bài văn có thể trình bày theo theo nhiều cách khác nhau, song nhiều cách khác nhau nhưng cần thể cần đảm bảo các yêu cầu sau: hiện được các nội dung sau: (0.25 điểm) - Nêu được vấn đề nghị luận. -Giới thiệu nhan đề, tác giả và nêu khái (1,5 điểm) - Làm rõ vấn đề nghị luận. quát về truyện ngắn Phòng ngủ có - Trình bày được ý kiến của bản máy lạnh. thân về truyện ngắn dựa trên cơ -Nêu nội dung chính của tác phẩm: sở nhất định. Tình cảm giữa Minh Hằng và người bà - Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của mình. của tác phẩm. -Nêu chủ đề của tác phẩm: Ngợi ca tấm lòng hiếu thảo, yêu thương bà hết mực của người cháu. (0,25 điểm) -Chỉ ra và phân tích tác dụng của một 1.0- - HS viết được bài văn nghị luận số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện: 1.5 về truyện ngắn Phòng ngủ có +Ngôn ngữ giản dị, trong sáng kết hợp máy lạnh bằng nhiều cách khác với cốt truyện đơn tuyến phù hợp tâm lí nhau theo một trình tự tương đối lứa tuổi của nhân vật Hằng. hợp lí; có kết hợp dùng lí lẽ, dẫn +Sử dụng các trợ từ, thán từ góp phần chứng phù hợp. bộc lộ tính cách, suy nghĩ của nhân vật. 0.5 - HS viết được bài văn nghị luận +Sử dụng biện pháp tu từ so sánh…. về truyện ngắn Phòng ngủ có Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác máy lạnh theo một trình tự phẩm. chưa hợp lí; chưa thể hiện rõ lí lẽ, dẫn chứng chưa phù hợp. 0.0 Bài làm quá sơ sài hoặc không làm bài 3. Tiêu chí 3: Diễn đạt, trình bày ( 1.0 điểm) Điểm Mô tả tiêu chí 0.75 – - Có cách diễn đạt độc đáo, mạch lạc, liên kết chặt chẽ, mắc một số lỗi chính 1.0 tả, dùng từ. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch xóa. 0.5 - Bài viết chưa mạch lạc, liên kết chưa chặt chẽ. Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, trình bày chưa sạch sẽ, tẩy xóa nhiều… 4. Tiêu chí 4: Sáng tạo Điểm Mô tả tiêu chí 9
- 0.5 Có sáng tạo trong việc trình bày lí lẽ, dẫn chứng. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sáng tạo. ……………Hết……………. Giáo viên ra đề Võ Thị Hồng Nghĩa ĐỀ DÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT PHÒNG GD&ĐT TIÊN PHƯỚC KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU: (7.0 điểm) Đọc truyện ngắn sau và thực hiện yêu cầu: PHÒNG NGỦ CÓ MÁY LẠNH Tan học về, Minh Hằng thấy nhà có hai bác thợ đang đục đẽo một ô tường ở phòng ngủ của bố mẹ. Bố bảo: - Nhà ta lắp máy điều hòa nhiệt độ đấy! Ô! Phòng ngủ có máy lạnh thì thích thật. Hằng đã nhiều lần được bố mẹ cho đi siêu thị, ở đó tấp nập người ra vào nhưng có máy lạnh nên cứ mát rười rượi. - Bố ơi! Cả phòng ngủ của bà cũng lắp máy lạnh chứ? - Không, con ạ! Quạt điện mà bà còn chả dùng nữa là máy lạnh! Minh Hằng đã biết tính bà nhưng vẫn hỏi bố, thế là vì đã hai tháng nay, từ hôm khai trường vào lớp 1, em đã xin bằng được bố mẹ cho sang ngủ với bà. Ngủ với bà thích lắm vì tối nào Hằng cũng được bà kể chuyện cho nghe. Bà bảo ngày xưa nhà nghèo, bà đi học chưa đọc thông viết thạo đã phải thôi mà sao bà biết lắm chuyện thế? Ngủ với bà, Hằng còn rất vui vì em được quạt mát cho bà. Việc này, Hằng biết làm từ ngay tối đầu tiên cơ đấy. Tối đó, thấy bà vừa mải kể chuyện lại vừa phải luôn tay quạt, Hằng đã giành lấy chiếc quạt, bảo bà: - Bà để cháu quạt cho! Bà vừa kể vừa quạt thế thì mệt lắm! Bà cười sung sướng và nhường ngay cây quạt cho Hằng. Nhưng quạt đâu có dễ, Hằng vừa quạt tí tẹo đã thấy mỏi tay. Em chuyển sang tay kia cũng lại mỏi. Nhưng thương bà, em quyết không trả lại quạt cho bà. Lát sau, Hằng thấy díp mắt lại, tiếng bà cứ nhỏ dần, xa dần rồi chìm vào giấc ngủ. 10
- Sớm sau, Hằng hỏi: - Tối qua, bà ngủ có ngon không, hả bà? - Nhờ có cháu quạt cho, bà ngủ ngon lắm! Bà mỉm cười nói thế khiến Hằng vui sướng lắm. (Em đâu biết, khi em rời cây quạt bà đã lấy lại ngay và phe phẩy mãi cho em mát đến tận khuya rồi bà mới chợp mắt). Từ đó thành lệ, tối nào, Hằng cũng quạt cho bà để bà kể chuyện cho Hằng nghe và để bà ngủ ngon giấc. Hôm máy lạnh lắp xong, đi học về Hằng vào ngay phòng ngủ của bố mẹ em thử xem. Căn phòng tràn ngập ánh sáng xanh dịu mát ơi là mát. Tiếng máy gắn trên tường chạy rì rì như tiếng ru êm ái. Hằng chạy tìm bà, khoe và bảo bà: - Tối nay, bà cháu mình sang phòng ngủ có máy lạnh, bà nhé! - Mình cháu thôi! Bà già rồi, bà sợ hơi lạnh của máy lắm! - Ứ ừ! - Hằng nũng nịu - Thế thì cháu không được nghe bà kể chuyện nữa à? Bà cười hiền hậu: - Bà sẽ kể cho cháu nghe khi khác mà! Tối đó, Hằng đành phải chia tay không ngủ cùng bà. Nhưng không hiểu sao, nằm trên chiếc giường đệm vừa êm ái vừa thơm mùi hương táo trong căn phòng mát mơn man mà Hằng khó ngủ quá. Nghe hơi thở của bố mẹ nằm hai bên, Hằng biết bố mẹ đã ngủ ngon lắm. Em nhắm nghiền mắt lại nhưng hai mắt em cứ chong chong. Tiếng máy trên tường vẫn chạy rì rì nhưng nó không còn êm ái như tiếng ru nữa mà nó làm cho đôi tai Hằng cứ ong ong như đang bị ai bít lại. Em nhớ tới bà và thấy thương bà quá. Ở đây mát thế này mà em còn chưa ngủ được thì ngoài kia, không có em quạt cho, bà sao mà ngủ nổi. Em cựa mình muốn ngồi dậy. - Minh Hằng, con chưa ngủ à? - Mẹ chợt tỉnh và âu yếm hỏi: - Mẹ ơi! Mẹ cho con ra ngủ với bà. - Minh Hằng nói nhanh và bật người lên. - Con bảo thích ngủ ở phòng lạnh cơ mà? - Vâng! Nhưng...nhưng...con thích ngủ với bà hơn cơ! Mẹ hiểu và nhẹ nhàng dẫn em ra phòng bà. Đúng là bà chưa ngủ được thật! Vì Hằng chưa kịp gọi thì đã thấy bà bật tung cửa ra và lập cập cúi xuống, giơ tay ôm chặt cháu vào lòng. Hình như Hằng kéo đầu bà áp sát vào mặt mình, ngọt ngào nói như vẫn thường dỗ dành em búp bê: - Bà ơi! Cháu sẽ quạt cho bà ngủ ngon đây! (Triều Khanh, 35 tác phẩm được giải, NXB Giáo dục năm 2006) Thực hiện các yêu cầu: 1. Cốt truyện của truyện ngắn này thuộc loại nào sau đây? A. Cốt truyện đơn tuyến. B. Cốt truyện đa tuyến. C. Không có cốt truyện. D. Không thể xác định. 2. Nhân vật chính của truyện là ai? A. Người bà . B. Minh Hằng. C. Người bố. D. Người mẹ. 3. Từ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào? 11
- - Nhà ta lắp máy điều hòa nhiệt độ đấy. A. Thán từ. B. Lượng từ. C. Động từ. D. Trợ từ. 4. Trong câu sau thán từ có tác dụng gì? - Ô! Phòng ngủ có máy lạnh thì thích thật. A. Thể hiện sự ngạc nhiên của Minh Hằng. B. Thể hiện niềm hân hoan của Minh Hằng. C. Thể hiện cảm xúc thán phục của Minh Hằng. D. Thể hiện niềm ao ước của Minh Hằng. 5. Từ nũng nịu trong câu “- Hằng nũng nịu - Thế thì cháu không được nghe bà kể chuyện nữa à?” có nghĩa là gì? A. Tỏ vẻ nhõng nhẽo để được chiều chuộng. B. Tỏ vẻ hờn giận, uốn éo, bất cần. C. Tỏ vẻ hờn giận, không vừa ý. D. Tỏ vẻ uốn éo, khó chịu. 6. Chủ đề chính của truyện là: A. Mong muốn có một gia đình hạnh phúc. B. Sự quan tâm, tình yêu thương của cha mẹ dành cho con. C. Con cái cần vâng lời ông bà, bố mẹ. D. Ngợi ca tấm lòng hiếu thảo của người cháu. 7. Vì sao Hằng không ngủ trong phòng máy lạnh mà sang ngủ cùng bà? A. Vì em không thích ngủ với bố mẹ. B. Vì em cảm thấy nhớ, thương và lo cho bà. C. Vì em không quen ngủ giường nệm và có máy lạnh. D. Vì em mong được nghe bà ru ngủ. II. VIẾT: (3.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 9 câu, nêu suy nghĩ của em về nhân vật Minh Hằng trong truyện ngắn Phòng ngủ có máy lạnh. (Hết) HƯỚNG DẪN CHẤM: I. ĐỌC- HIỂU: (7.0 điểm) 12
- C Tiêu chí đánh giá Điểm Câu 1 A 1,0 1 2 B 1,0 2 3 D 1,0 3 4 B 1,0 4 5 A 1,0 5 6 D 1,0 6 7 B 1,0 7 II. VIẾT: (3.0 điểm) - Đảm bảo bố cục đoạn văn độ dài khoảng 7 đến 9 câu. (0,5đ) - Đoạn văn nêu được suy nghĩ của bản thân về nhân vật trong truyện. (2,0 đ) - Đảm bảo lỗi chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. (0,5đ) Giáo viên bộ môn Võ Thị Hồng Nghĩa 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 159 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 67 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 70 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 33 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn