intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN - Lớp 8 Mức độ TT nhận thức Nội Nhận Thông Vận Vận dụng Kĩ dung/đơn biết hiểu dụng cao năng vị kiến (Số câu) (Số câu) (Số câu) (Số câu) thức TN TL TN TL TN TL TN TL Văn bản Đọc thơ tự do 10 1 hiểu 4 0 3 1 0 2 0 0 (ngoài (6đ) SGK) Tỉ lệ % 20 15 10 15 60 điểm Viết bài văn nghị Viết luận về 2 0 1 0 1 0 1 0 1 1 (4đ) một vấn đề đời sống Tỉ lệ % 10 10 10 10 40 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận thức 65 100
  2. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNGTHCSNGUYỄNVĂNTRỖI Môn: Ngữ Văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Nội dung/ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Mức độ TT đơn vị kiến Vận dụng chủ đề đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thức cao 1 Đọc hiểu Thơ tự do Nhận biết: 2TL (ngoài SGK) - Nhận biết 4TN 3TN+ được 1TL phương thức biểu đạt chính trong văn bản. - Nhận biết được thể thơ. - Nhận biết được giọng điệu chủ đạo của bài thơ. - Nhận biết cách gieo vần trong bài thơ. Thông hiểu: - Hiểu được biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. - Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ. - Hiểu được cảm xúc chủ đạo của bài thơ. - Hiểu được biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ. Vận dụng: - Nêu được cảm nhận của bản thân khi đọc bài thơ. - Liên hệ được nội dung nêu trong văn
  3. bản với bản thân. 2 Viết Viết bài văn Nhận biết: nghị luận về - Nhận biết một vấn đề được yêu đời sống cầu của đề về kiểu văn bản, về vấn đề nghị luận. Thông hiểu: - Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) Vận dụng: - Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc 1TL* sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. 3TN Tổng số câu 4TN 2TL 1TL +1TL Tỉ lệ 30 35 25 10 Tỉ lệ chung % 65% 35%
  4. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂNTRỖI KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ Văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới: Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây. Một dãy núi mà hai màu mây Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc Như Đông với Tây một dải rừng liền. Trường Sơn Tây anh đi, thương em Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo Muỗi bay rừng già cho dài tay áo Rau hết rồi, em có lấy măng không? Em thương anh bên tây mùa đông Nước khe cạn, bướm bay lèn đá
  5. Biết lòng anh say miền đất lạ Chắc em lo đường chắn bom thù. Anh lên xe trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt mối riêng tư. Đông sang tây không phải đường thư Đường chuyển đạn và đường chuyển gạo Đông Trường Sơn, cô gái “ba sẵn sàng” xanh áo Tây Trường Sơn, bộ đội áo màu xanh. Từ nơi em gởi đến nơi anh Những đoàn quân trùng trùng ra trận Như tình yêu nối lời vô tận Đông Trường Sơn, nối Tây Trường Sơn. (Phạm Tiến Duật) Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 7) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Miêu tả. D. Thuyết minh. Câu 2. Văn bản được viết theo thể thơ nào? A. Thơ thất ngôn bát cú. B. Thơ thất ngôn tứ tuyệt. C. Thơ lục bát. D. Thơ tự do. Câu 3. Từ nơi em gởi đến nơi anh Những đoàn quân trùng trùng ra trận Như tình yêu nối lời vô tận Đông Trường Sơn, nối Tây Trường Sơn. Bốn câu thơ trên được tác giả gieo vần gì? A. Gieo vần chân. B. Gieo vần lưng. C. Gieo vần chân, vần lưng. D. Gieo vần cách. Câu 4. Nỗi nhớ trong bài thơ có gì đặc biệt? A. Nỗi nhớ của những người lính cùng nhau chiến đấu. B. Nỗi nhớ được thể hiện qua lời của cô gái nói với chàng trai. C. Sử dụng địa danh để chỉ nỗi nhớ. D. Sử dụng biện pháp phóng đại để thể hiện nỗi nhớ. Câu 5. Đâu là giọng điệu của bài thơ? A. Giọng mỉa mai, châm biếm. B. Giọng hào hùng, lạc quan, tin tưởng. C. Giọng trầm tư, sâu lắng. D. Giọng gấp gáp, vội vàng. Câu 6. Dòng nào sau đây nêu đầy đủ nhất cảm xúc chủ đạo của bài thơ? A. Tình đồng chí, đồng đội gắn bó thiêng liêng và sâu sắc. B. Cuộc gặp gỡ của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn. C. Tình yêu với con đường ra tận và tình yêu hướng về em. D. Cuộc chiến ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử. Câu 7. Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ: A. Nghệ thuật tạo câu thơ vắt dòng, sử dụng động từ mạnh.
  6. B. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. C. Ngôn ngữ gần gũi, hình ảnh giản dị và mộc mạc, nhịp thơ hối hả. D. Nghệ thuật trần thuật, ngôi kể được kể theo ngôi thứ nhất. Câu 8: Em hãy nêu tên biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu thơ “Như anh với em, như Nam với Bắc. Như Đông với Tây một dải rừng liền”. (1đ) Câu 9. Đoạn thơ trên đề cập đến tình yêu đôi lứa nhưng trên hết là tình yêu quê hương, đất nước. Hãy nêu cảm nghĩ của em về tình yêu đó? (0,75đ) Câu 10. Để có được hoà bình ngày hôm nay là biết bao xương máu của cha ông đã ngã xuống. Thế hệ trẻ cần làm gì để xây dựng đất nước? (0,75đ) Phần II. Viết (4,0 điểm). Viết bài văn trình bày ý kiến của em về thói vô cảm của con người trong xã hội hiện nay. PHÒNG ĐÁP ÁN GD&ĐT VÀ HIỆP HƯỚNG ĐỨC DẪN TRƯỜN CHẤM G THCS ĐIỂM NGUYỄN KIỂM TRA VĂN GIỮA KÌ II TRỖI NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 B 0,5 điểm Câu 2 D 0,5 điểm Câu 3 A 0,5 điểm Câu 4 C 0,5 điểm Câu 5 B 0,5 điểm Câu 6 C 0,5 điểm
  7. Câu 7 C 0,5 điểm - Mức 1: HS nêu được 1 điểm + Biện pháp tu từ điệp ngữ. + Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm; tạo nhịp điệu cho bài Câu 8 thơ; khắc hoạ tình yêu đôi lứa ở hai đầu nỗi nhớ gắn với tình yêu quê hương, đất nước. - Mức 2: HS nêu được một trong hai ý trên. 0,5 điểm - Mức 3: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn. 0 điểm - Mức 1: HS nêu được 0,75 điểm + Tình yêu và nỗi nhớ ở hai đầu Trường Sơn của hai người yêu nhau. + Nhưng tình yêu của họ đã hoà quyện thành tình yêu quê Câu 9 hương, đất nước. Họ cùng nhau chiến đấu và bảo vệ quê hương. Họ gạt đi những nỗi niềm riêng để hoàn thành mục tiêu chung. 0,25đ - Mức 2: HS nêu được một trong hai ý trên 0 điểm - Mức 3: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn - Mức 1: HS nêu được 0,75 điểm + Ra sức thi đua học tập để trau dồi kiến thức và đạo đức. + Giữ gìn và bảo vệ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Câu 10 + Biết lên án những hành vi sai trái, suy đồi đạo đức, văn hoá truyền thống của dân tộc. - Mức 2: HS nêu được hai trong ba ý 0,25điểm - Mức 3: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn. 0 điểm Phần II. Viết (4,0 điểm) Câu Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội 0,25 Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài phân tích điểm làm rõ vấn đề. Kết bài ý kiến, rút ra bài học bản thân. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Thói vô cảm của con người trong 0,25 đời sống xã hội hiện nay. điểm c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song 3,0 cần đảm bảo các ý sau: điểm 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay. 2. Thân bài a. Giải thích Vô cảm: thái độ lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm, không quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh. Bên cạnh đó, vô cảm còn là sự không rung cảm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác,
  8. của đồng loại. Người sống vô cảm là người ích kỉ, hẹp hòi, lạnh lùng, chúng ta không nên sống theo lối sống này. b. Phân tích - Biểu hiện của người sống vô cảm: + Lúc nào cũng chỉ biết đến bản thân mình, thờ ơ với mọi người, mọi thứ xung quanh. + Người vô cảm là người khó rung động trước hoàn cảnh của người khác, những người này thường không giúp đỡ người khó khăn trước mắt mình, sống với thái độ dửng dưng. + Người vô cảm thường xa rời với tập thể, tự mình tách biệt, khi gặp khó khăn sẽ khó có được sự giúp đỡ của người khác. - Tác hại của việc sống vô cảm: + Tự mình tách biệt với xung quanh, không có sự gắn kết với mọi người, dần dần cảm thấy cô độc. + Việc không rung cảm, yêu thương, san sẻ và giúp đỡ người xung quanh không những đáng nhận lại chỉ trích mà sẽ bị cả xã hội lên án về lối sống này. + Người vô cảm sẽ nảy sinh những tính xấu khác: hẹp hòi, chỉ biết đến bản thân, ích kỉ, nhỏ nhen, dần sẽ trở thành người xấu bị mọi người né tránh. c. Chứng minh Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình. d. Phản đề Trong xã hội vẫn còn có những người sống có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự vô cảm của con người trong xã hội hiện nay, đồng thời rút ra bài học cho bản thân. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25 Việt. điểm e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng 0,25 điệu riêng. điểm Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2