Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên
lượt xem 1
download
Với “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 8 ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 1 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 7/3/2024 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau: KHÔNG CÓ GÌ TỰ ĐẾN ĐÂU CON Không có gì tự đến đâu con Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa Mùa bội thu trải một nắng hai sương. Không có gì tự đến, dẫu bình thường Phải bằng cả đôi tay và nghị lực. Như con chim suốt ngày chọn hạt Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi, Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi. Có roi vọt khi con hư và có lỗi Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều! Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu… Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng, Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng, Chỉ có con mới nâng nổi chính mình. Nhớ nghe con! (Trích Không có gì tự đến đâu con – Nguyễn Đăng Tấn; Tuyển tập thơ Lời ru vầng trăng, NXB Lao động, năm 2000) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ A. thất ngôn tứ tuyệt. C. tự do. B. thất ngôn bát cú. D. ngũ ngôn. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là A. tự sự. B. biểu cảm. C. miêu tả. D. nghị luận. Câu 3. Bài thơ là lời nhắn nhủ của A. cha mẹ dành cho con cái. C. anh chị em dành cho nhau. B. ông bà dành cho con, cháu. D. thầy cô dành cho học trò. Câu 4. Nội dung của câu thơ “Mùa bội thu trải một nắng hai sương” là A. muốn mùa màng bội thu, người nông dân phải lao động vất vả, dãi nắng dầm sương. B. muốn mùa màng bội thu phải trải qua những nhọc nhằn, vất vả.
- C. niềm hạnh phúc của người nông dân khi mùa màng tươi tốt. D. sự đúc kết kinh nghiệm về thời tiết của người nông dân. Câu 5. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng” là A. điệp ngữ. B. nhân hóa. C. nói quá. D. ẩn dụ. Câu 6. Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc đến trong bài thơ là A. hoa, quả, đường. C. cây, hoa, quả, đường đời. B. hoa, quả, đường, trời, con chim. D. con chim, ngôi nhà, mưa, cây. Câu 7. Muốn con trưởng thành, cha mẹ đã A. yêu thương, nuông chiều. C. yêu thương, giận dỗi, roi vọt. B. yêu thương vô điều kiện. D. giận dỗi, roi vọt. Câu 8. Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con” đã thể hiện A. tình yêu thương, mong muốn được che chở, bảo vệ con của cha mẹ. B. tình yêu thương con nhưng không nuông chiều của cha mẹ. C. tình yêu thương con và cách con yêu thương cha mẹ. D. tình yêu thương con của cha mẹ và mong muốn con khắc ghi tình yêu thương đó và không ngừng cố gắng để trưởng thành. Câu 9. Chỉ ra và phân tích ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.” Câu 10. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 7 – 9 câu, trình bày suy nghĩ của em về vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Viết một bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Năm học 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 1 Môn: Ngữ văn 8 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,25 2 B 0,25 3 A 0,25 4 A 0,25 5 D 0,25 6 B 0,25 7 C 0,25 8 D 0,25 9 * Biện pháp tu từ nhân hóa: năm tháng – bao dung, khắc nghiệt 1,0 (2,0) * Tác dụng: - Giúp người đọc hình dung về sự khắc nghiệt của thời gian: thời gian trôi qua rất nhanh, 0,5 nhưng chính thời gian cũng tạo nên giá trị, những điều kì diệu của cuộc sống. - Qua đó, ta thấy được tác giả rất coi trọng và đề cao giá trị của thời gian. 0,5
- 10 a. Hình thức: (2,0) - Đúng hình thức đoạn văn diễn dịch 0,5 - Đủ dung lượng (khoảng 7-9 câu) 0,5 b. Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật 1,0 được vai trò của ý chí, nghị lực (nêu ra được ít nhất 4 ý nghĩa) Gợi ý: - Giúp con người đối mặt với khó khăn, thách thức dễ dàng hơn và có khả năng vượt qua mọi trở ngại. - Tạo niềm tin vào bản thân, sự lạc quan để theo đuổi mục tiêu và lí tưởng của cuộc sống. - Đem đến sự thành công - Được mọi người yêu mến, cảm phục …. II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo bố cục của bài văn nghị luận 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện 0,25 c. Nghị luận về tác phẩm truyện * Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm 0,5 * Thân bài: - Nêu chủ đề của tác phẩm 0,5 - Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm 0,5 - Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm: 1,0 ngôi kể, cốt truyện, tình huống truyện, xây dựng nhân vật…. * Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm 0,25 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: lập luận chặt chẽ, phân tích dẫn chứng thuyết phục, lời văn giàu hình ảnh, kết hợp được đa dạng các kiểu câu. 0,5 Ban Giám hiệu TM Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Nguyễn Thị Sơn Hường Tô Thị Phương Dung Nguyễn Thị Nga TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 8 ĐỀ CHÍNH THỨC – SỐ 2 Thời gian: 90 phút Ngày thi: 7/3/2024 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau:
- THƯA THẦY Thưa thầy, bài học chiều nay Con bỏ quên ngoài cửa lớp Dưới gốc phượng già, nằm nghe chim hót Con hóa mình thành bướm và hoa Thưa thầy bài tập hôm qua Con bỏ vào ngăn khóa kín Mải lượn lờ theo từng vòng sóng Cái ngã điệu đàng, sân trượt patin Thưa thầy, bên ly cà phê đen Con đốt thời gian bằng khói thuốc Sống cho mình và không bao giờ mơ ước Mình sẽ là ai? Tôi sẽ là ai? Thưa thầy, qua ngõ nhà thầy khuya nay Con vẫn thấy một vầng trăng ấm sáng Thầy ngồi bên bàn phẳng lặng Soạn bài trong tiếng ho khan Thưa thầy, cho là nhận: điều giản đơn Sao con học hoài không thuộc Để bây giờ khi con hiểu được Biết làm sao tạ lỗi cùng thầy. (Theo Minh Châu, Thưa thầy, bài học chiều nay,... www.baobinhduong.vn, 24/11/2012) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ A. tự do. C. lục bát. B. ngũ ngôn. D. thất ngôn tứ tuyệt. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là A. tự sự. B. biểu cảm. C. miêu tả. D. nghị luận. Câu 3. Bài thơ là lời tâm sự của A. ông bà dành cho con, cháu. C. học trò dành cho nhau. B. học trò dành cho thầy. D. thầy cô dành cho học trò. Câu 4. Nội dung của câu thơ “Biết làm sao tạ lỗi cùng thầy” là A. đề cao những công ơn của thầy đã dạy dỗ học trò. B. thể hiện sự hối hận của trò khi đã phụ công ơn của thầy. C. thể hiện sự thức tỉnh trong nhận thức của học trò. D. Thể hiện niềm hạnh phúc của học trò khi nhận được sự giúp đỡ từ thầy cô.
- Câu 5. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Thưa thầy, cho là nhận: điều giản đơn/ Sao con học hoài không thuộc” là A. so sánh. B. ẩn dụ. C. câu hỏi tu từ. D. hoán dụ. Câu 6. Những việc làm của nhân vật được nhắc đến trong bài thơ là A. nằm nghe chim hót, sống cho mình, không có ước mơ. B. hút thuốc, uống cà phê, học bài. C. nằm nghe chim hót, trượt patin, hút thuốc, uống cà phê. D. nghe chim hót, uống cà phê, không học bài, đi qua và chào thầy. Câu 7. Muốn học trò nên người, thầy đã A. yêu thương, dạy dỗ. B. trách phạt, yêu thương. C. yêu thương vô điều kiện. D. ngồi bên bàn, soạn bài trong tiếng ho khan. Câu 8. Bài thơ “Thưa thầy” đã thể hiện A. tình cảm thầy trò, lời xin lỗi của học trò vì đã ngỗ ngược với thầy. B. tình cảm thầy trò, lời xin lỗi của học trò vì đã không hoàn thành bài tập thầy giao. C. tình cảm thầy trò, lời sám hối của học trò về những lỗi lầm của mình đối với thầy. D. tình cảm thầy trò, sự biết ơn của học trò dành cho thầy. Câu 9. Chỉ ra và phân tích ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Mình sẽ là ai? Tôi sẽ là ai?” Câu 10. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 7 – 9 câu, trình bày suy nghĩ của em về giá trị của lời xin lỗi. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Viết một bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích
- HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II Môn: Ngữ văn 8 Câu Nội dung ĐỌC HIỂU 1 A 2 B 3 B 4 B 5 C 6 C 7 D 8 C 9 * Biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ: Mình sẽ là ai? Tôi sẽ là ai? (2,0) * Tác dụng: - Nhấn mạnh những suy tư về cách sống trong tương lai của nhân - Qua đó, thể hiện những trăn trở, nuối tiếc của nhân vật trữ tình cho mình, sống không có ước mơ) của mình trong quá khứ.
- 10 a. Hình thức: (2,0) - Đúng hình thức đoạn văn quy nạp - Đủ dung lượng (khoảng 7-9 câu) b. Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau bật được giá trị của lời xin lỗi (nêu ra được ít nhất 4 ý nghĩa) Gợi ý: - Là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con ngườ minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. - Là một phép lịch sự, thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng tr - Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có - Giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn. … VIẾT a. Đảm bảo bố cục của bài văn nghị luận b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện c. Nghị luận về tác phẩm truyện * Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm * Thân bài: - Nêu chủ đề của tác phẩm - Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm - Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thứ phẩm: ngôi kể, cốt truyện, tình huống truyện, xây dựng nhân vật… * Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: lập luận chặt chẽ, phân tích dẫn chứng thuyết phụ ảnh, kết hợp được đa dạng các kiểu câu. TM Tổ chuyên môn Tô Thị Phương Dung TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II Năm học 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 8 ĐỀ DỰ PHÒNG Thời gian: 90 phút Ngày thi: ..../..../2024 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm)
- Đọc văn bản sau: HỎI Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau Làm nên những chân trời Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? (Trích Thư mùa đông, Hữu Thỉnh, NXB Hội nhà văn, 2006) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ A. tự do. C. lục bát. B. ngũ ngôn. D. thất ngôn tứ tuyệt. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là A. tự sự. B. biểu cảm. C. miêu tả. D. nghị luận. Câu 3. Bài thơ là lời tâm sự của A. ông bà dành cho con, cháu. C. anh chị em dành cho nhau. B. nhân vật trữ tình dành cho mọi người. D. thầy cô dành cho học trò. Câu 4. Nội dung lời thơ câu trả lời của đất “Chúng tôi tôn cao nhau” là A. sự lao động vất vả, dãi nắng dầm sương của cỏ. B. cách nói cụ thể về những việc cỏ đã làm. C. sự hỗ trợ, đoàn kết của cỏ để cùng nhau tồn tại. D. sự đúc kết kinh nghiệm về cách đối xử với nhau của cỏ. Câu 5. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Người sống với người như thế nào?” là A. so sánh. B. ẩn dụ. C. câu hỏi tu từ. D. điệp ngữ. Câu 6. Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc đến trong bài thơ là A. đất, nước, cỏ, người. C. đất, nước, cỏ. B. đất, nước, người. D. đất, cỏ, người. Câu 7. Từ lối sống của đất, nước và cỏ, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc về
- A. lối sống đoàn kết, yêu thương nhau. B. lối sống yêu thương nhau. C. lối sống yêu thương, nâng đỡ nhau. D. lối sống nhân ái, yêu thương, nâng đỡ, giúp đỡ nhau. Câu 8. Bài thơ “Hỏi” đã thể hiện A. một chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh trước cuộc đời. Qua cuộc đối thoại tưởng tượng giữa tác giả và thiên nhiên, bài thơ thể hiện bản chất chân thực của thiên nhiên. B. một chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh trước cuộc đời. Qua cuộc đối thoại tưởng tượng giữa tác giả và thiên nhiên, bài thơ thể hiện bản chất chân thực của cuộc sống. C. chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh trước cuộc đời. Qua cuộc đối thoại tưởng tượng giữa tác giả và thiên nhiên, bài thơ thể hiện bản chất chân thực của cuộc sống con người: con người cần sống với nhau như thế nào? D. một chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh trước cuộc đời của thiên nhiên và con người. Câu 9. Chỉ ra và phân tích ngắn gọn tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ: “Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào?” Câu 10: Viết đoạn văn phối hợp khoảng 7 – 9 câu, trình bày suy nghĩ của em về vai trò của lòng nhân ái. PHẦN II. VIẾT (4 điểm) Viết một bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Năm học 2023 – 2024 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II ĐỀ DỰ PHÒNG Môn: Ngữ văn 8 Câu Nội dung ĐỌC HIỂU 1 A 2 B 3 B 4 C 5 C 6 C 7 D 8 C 9 * HS chỉ ra được 1 trong 2 BPTT sau: (2,0) - Biện pháp tu từ: + điệp cấu trúc: “Tôi hỏi người: Người sống với người như thế nào?” + câu hỏi tu từ: Người sống với người như thế nào? - Tác dụng:
- + Nhấn mạnh những suy nghĩ, trăn trở của nhân vật trữ tình về cách sống, quan hệ của mỗi người trong cuộc sống. + Qua đó, ta thấy được nhân vật trữ tình rất coi trọng và đề cao cách ứng xử của con người với con người. 10 a. Hình thức: (2,0) - Đúng hình thức đoạn văn phối hợp - Đủ dung lượng (khoảng 7-9 câu) b. Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật được vai trò của lòng nhân ái (nêu ra được ít nhất 4 ý nghĩa) Gợi ý: - Là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người - Có khả năng giúp đỡ con người qua cơn khốn khó, mang đến cho họ suối nguồn của tình thương con người. - Giúp những con người đang lầm đường lạc lối bước quay lại với con đường chân chính. - Yêu thương thật sự đem lại hạnh phúc cho mọi người không chỉ riêng ta mà cho tất cả mọi người … VIẾT a. Đảm bảo bố cục của bài văn nghị luận b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện c. Nghị luận về tác phẩm truyện * Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm * Thân bài: - Nêu chủ đề của tác phẩm - Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm - Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm: ngôi kể, cốt truyện, tình huống truyện, xây dựng nhân vật…. * Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: lập luận chặt chẽ, phân tích dẫn chứng thuyết phục, lời văn giàu hình ảnh, kết hợp được đa dạng các kiểu câu.
- TM Tổ chuyên môn Nhóm chuyên mô Tô Thị Phương Dung Nguyễn Thị Nga
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 159 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 67 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 70 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 33 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn