Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Như Hưng, Điện Bàn
lượt xem 2
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Như Hưng, Điện Bàn" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Như Hưng, Điện Bàn
- PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS VÕ NHƯ HƯNG NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 Mức Nội độ TT Tổng % điểm dung nhận Kĩ / thức năng đơn Nhận Thôn Vận Vận vị kĩ biết g dụng dụng năng hiểu cao TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc Văn 1 hiểu bản Số tự sự 4 0 3 1 0 1 0 1 10 câu (Ngo Tỉ lệ ài % SGK) 20% 15% 10% 10% 5% 60% điểm 2 Viết Viết Số đoạn 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 câu cảm Tỉ lệ nghĩ % về 10% 10% 10% 10% 40% điểm thơ tự Tỷ lệ 65% do 35% 100% % điểm các mức độ
- PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS VÕ NHƯ HƯNG NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ dung/Đơ Mức độ Thông TT Nhận Vận dụng Chủ đề n vị kiến đánh giá hiểu Vận dụng biết cao thức 1 Đọc hiểu Nhận biết: - Nhận 4TN biết thể loại, đề 3TN, 1TL tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu. - Nhận biết được nhân vật, cốt truyện, tình huống, các biện pháp xây dựng nhân vật. - Nhận biết được 1 TL các thán từ. Thông hiểu:
- - Phân tích được tình cảm, 1 TL thái độ của người kể chuyện. - Phân tích được vai trò, tác dụng của cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. - Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. - Nêu được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn
- bản. Vận dụng thấp: - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua văn bản. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản. Vận dụng cao: Vận dụng những hiểu biết về vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học để đánh giá giá trị của tác phẩm. 2 Viết Viết Yêu cầu: 1* TL 1* TL 1* TL 1* TL
- đoạn văn Viết được ghi lại đoạn văn cảm xúc ghi lại về một cảm xúc bài thơ về một tự do bài thơ tự do, nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm. * Nhận biết: - Xác định được kiểu bài viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do. - Giới thiệu tác giả, bài thơ. - Bố cục đoạn văn được trình bày hợp lí, có mở đoạn,
- thân đoạn, kết đoạn. * Thông hiểu: - Xác định được cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ. - Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ dựa trên những yếu tố hình thức nghệ thuật. - Chỉ ra được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục. - Dẫn chứng là các hình ảnh, từ ngữ,… được trích dẫn từ văn bản. * Vận
- dụng thấp: - Vận dụng các kĩ năng tạo lập văn bản để viết được đoạn văn ghi lại cảm xác về một bài thơ tự do. - Khẳng định ý kiến, cảm nghĩ của người viết về bài thơ và đánh giá thành công nghệ thuật của bài thơ. - Rút ra được thông điệp của tác giả được gửi gắm qua bài thơ. * Vận dụng cao: - So sánh với các bài thơ cùng đề tài; liên hệ với
- thực tiễn; - Thể hiện được thái độ tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác trong đọc hiểu văn bản thơ. - Sử dụng ngôn từ sáng tạo, linh hoạt. Tổng 4TN, 3TN, 2 TL 2TL 1TL 2TL Tỉ lệ % 30 35 20 15 điểm Tỉ lệ chung 65% 35% * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
- PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS VÕ NHƯ HƯNG NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai: - Con thấy chuyến đi thế nào? - Rất tuyệt bố ạ! Người bố hỏi: - Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa? - Vâng, con thấy rồi ạ! - Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này? Cậu bé trả lời: - Chúng ta có một con chó, họ có bốn. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng. Cậu bé nói thêm: - Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào! Người bố vô cùng ngạc nhiên, ông nhìn cậu con trai, mỉm cười đáp: - Chúng ta không giàu có chỉ vì có nhiều tiền. Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có con ạ! (“Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào?”, dẫn theo http://quantrimang.com/cau-chuyen-y-nghia-ve-cuoc-song, 2018)
- Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Truyện ngụ ngôn. B. Truyện ngắn. C. Truyền thuyết. D. Cổ tích Câu 2. Truyện được kể theo ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ ba. C. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ hai. Câu 3. Theo văn bản, người bố muốn cho con trai của mình thấy điều gì khi dẫn con thăm thú một ngôi làng? A. một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. B. một ngôi làng đẹp đến mức nào. C. một người có thể giàu có đến mức nào. D. để thấy mình giàu có đến mức nào. Câu 4. Trong văn bản, các nhân vật chủ yếu được khắc họa ở phương diện nào? A. Hành động. B. Trang phục. C. Lời nói. D. Suy nghĩ. Câu 5. Tại sao người con lại thấy chuyến đi thăm ngôi làng “rất tuyệt”? A. Vì cậu bé nhận ra những người dân trong làng nghèo như thế nào. B. Vì cậu nhận ra gia đình của cậu giàu có. C. Vì cậu thích được vui chơi cùng lúc với nhiều động vật. D. Vì cậu bé đã biết người nghèo sống như thế nào. Câu 6. Lí do nào khiến nhân vật người bố “vô cùng ngạc nhiên” về con sau chuyến đi? A. Vì con được thăm thú, thưởng thức món ăn ở làng quê. B. Vì con thấy được sự cách biệt giữa giàu nghèo. C. Vì con thấy cuộc sống của hai bố con giàu có ra sao. D. Vì con đã nhìn thấy sự khác biệt trong cuộc sống của hai cha con và những người ở ngôi làng mà họ đến thăm, nhận thấy mình nghèo đến mức nào. Câu 7. Tác dụng của thán từ trong câu: “ - Vâng, con thấy rồi ạ!” là gì? A. Dùng để gọi – đáp. B. Tạo tình cảm thân mật, yêu mến của con dành cho bố. C. Tạo sắc thái lễ phép, kính trọng của người con với bố. D. Nhấn mạnh vào cái con đã thấy. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 8. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn sau: “Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng”. Câu 9. Em có đồng tình với quan điểm của người bố “Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có” trong văn bản không? Vì sao? Câu 10. Qua câu chuyện, viết đoạn văn nghị luận (khoảng 5-7 câu) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người ? PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 300 chữ) chia sẻ cảm xúc về bài thơ sau: Nhớ mùa thu Hà Nội Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu. Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió
- Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua. Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời. Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người Lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi. Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội Nhớ đến một người... Để nhớ mọi người. (Trịnh Công Sơn, lời thơ của bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội) ----------------- Hết ------------------ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn lớp 8 Câu Nội dung ĐỌC HIỂU 1 C 2 B 3 A 4 C 5 D 6 D 7 A 8 - Biện pháp tu từ: Liệt kê. - Tác dụng: Nhấn mạnh giá trị tinh thần như tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, họ hàng mới là những giá trị đích thực làm cho cuộc sống con người thực sự giàu có. - 9 - Học sinh bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình/không đồng tình/không hoàn toàn đồng tình. - Lí giải hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức . Đây là một định hướng: Đồng tình vì: -Tiền bạc đáp ứng cho chúng ta nhu cầu vật chất nhưng tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những
- giá trị đích thực.Nó giúpcuộc sống con người trở nên ý nghĩa,giúp chúng ta vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống.Đó mới chính là giá trị là sự giàu có của con người. Hướng dẫn chấm: - HS bày tỏ quan điểm cá nhân và lí giải hợp lí, thuyết phục: 1,0 điểm. - HS bày tỏ quan điểm cá nhân và lí giải hợp lí nhưng chưa thật đầy đủ: 0,75 điểm. - HS chỉ bày tỏ quan điểm cá nhân, không lí giải: 0,5 điểm. - HS không trả lời hoặc trả lời nhưng lí giải không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp huật: không cho điểm. 10 Từ nội dung của v ă n b ả n , viết đoạn văn nghị luận (khoảng 7-9 câu) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người . * Về hình thức: Đảm bảo là một đoạn văn nghị luận (khoảng 7-9 câu), không xuống dòng. - - Giúp xã hội trở nên tốt đẹp, con người gần gũi yêu thương con người. - - Là động lực để con người phấn đấu. - - Giúp con người xoa dịu nỗi đau. -Giúp con người có cách cư xử bình tĩnh đúng mực, biết kìm chế, làm chủ cảm xúc của bản thân. - Luôn trân trọng, giữ gìn từng giá trị nhỏ nhất mà mình đang có. -Liên hệ bản thân... Hướng dẫn chấm: - Đưa ra được các ý trên: 0.75 điểm - Đưa ra được 2 ý nghĩa hợp lí: 0.5 điểm - Đưa ra được 1 ý nghĩa hợp lí: 0.25 điểm. PHẦN VIẾT a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của đoạn 0,2 văn . b. Xác định đúng nội dung chủ yếu cần bày tỏ cảm xúc. 0,2 c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn 3.0 văn theo hướng sau: - Bài thơ là những dòng cảm xúc và nỗi nhớ thiết tha về một Hà Nội cổ kính, nên thơ vào độ thu về. - Về cấu trúc, bài thơ có năm khổ không đều nhau về số dòng, số chữ. Mỗi khổ biểu đạt một khía cạnh nội dung, cảm xúc; nhưng tất cả thể hiện nỗi nhớ của Trịnh Công Sơn về mùa thu và con người Hà Nội. Hai dòng đầu là nỗi nhớ về một Hà Nội mùa thu với vẻ đẹp lãng mạn, cổ kính mang dấu ấn của đất Kinh kỳ xưa. Khổ hai là nỗi nhớ của tác giả về hương hoa sữa, hương cốm mới – những nét rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội. Khổ ba là hình ảnh Hồ Tây trong một buổi chiều thu huyền ảo, khói sương. Khổ bốn và năm là tình yêu và nỗi nhớ của tác giả về con người Thủ đô trong nỗi niềm riêng “nhớ đến một người”. - Bài thơ với ngôn từ và hình ảnh gợi cảm, mượt mà, đã
- diễn tả tài tình thần thái của mảnh đất kinh kỳ. Đó là một Hà Nội thật lãng mạn, mộng mơ khi mùa thu về cùng với nét trầm tư, cổ kính của “phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu” mà không nơi nào có được. Qua bài thơ, người đọc bắt gặp hồn thiêng núi sông ngàn năm, đồng thời vẽ nên một bức tranh mùa thu tuyệt vời, mê đắm lòng người qua hình ảnh “cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ”. - Nếu khổ đầu Trịnh Công Sơn hoài niệm vẻ đẹp ấn tượng nhất, dễ nhận thấy nhất của mùa thu Hà Nội qua màu đỏ của lá bàng, màu vàng của hàng cây cơm nguội, thì sang khổ hai tác giả lại tập trung vào cái tinh vi, vô hình nhưng lại sống động của mùi hoa sữa và hương cốm thơm mỗi độ thu về. Trong khoảnh khắc giao mùa ấy, nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội được tác giả khám phá và đưa vào ca từ các hình ảnh vô cùng mới mẻ, ấn tượng. Từng ngọn gió mùa thu thơm nồng nàn hoa sữa, từng bàn tay nhỏ nhắn thơm hương cốm xanh, ngay cả những bước chân người đi trên hè phố cũng bất giác vương vương thơm mùi cốm sữa. Xa Hà Nội, nhưng những gì thuộc về Hà Nội vẫn không rời, cứ vấn vương như một nỗi niềm: “Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội/Mùa hoa sữa về, thơm từng ngọn gió/Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ/Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua”. - Trong khổ ba, hình ảnh Hồ Tây vào buổi chiều thu hiện lên huyền ảo và nên thơ như một bức tranh thủy mặc được nhà danh họa vừa phác vẽ xong. Mặt nước hồ lay động dưới ánh chiều vàng như thể đang xuyến xao, rung cảm theo tiếng mời gọi của bờ xa. Màu sương mờ lãng đãng, giăng giăng như niềm nhớ thương da diết; từng bầy sâm cầm tránh rét đang bay về hướng mặt trời tìm hơi ấm cuối thu. - Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh đặc trưng của Hà nội, các phép điệp ngữ, điệp cấu trúc, ngôn ngữ gợi cảm... trong lời thơ gợi lên tình cảm lưu luyến, bâng khuâng và cả nỗi nhớ thiết tha trong tâm hồn tác giả. - Bài thơ làm chúng ta ngỡ ngàng khi nhận được tín hiệu tình yêu thiết tha, bỏng cháy của Trịnh Công Sơn dành cho con người nơi đây. Bắt đầu là tình yêu đối với một người khi “đi giữa mọi người”. Nỗi nhớ ở đây vừa hiện hữu, cụ thể về “một người” nhưng lại hoàn toàn vô hình, vô danh tính. Chính nét khơi gợi nhiều mông lung ấy đã được sự chia sẻ, đồng cảm của nhiều bạn đọc yêu thơ, các thế hệ yêu nhạc Trịnh Công Sơn, yêu mùa thu Hà Nội. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ sâu sắc, 0,2 sáng tạo. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, 0,2 ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ---------------------------------------------------------- * Lưu ý chung:
- - Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án, tránh hiện tượng đếm ý cho điểm hoặc chấm sót điểm của học sinh. Khuyến khích bài viết có sự sáng tạo và phù hợp. - Điểm của toàn bài để điểm lẻ tới 0,25 điểm. --------- Hết -------- PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS VÕ NHƯ HƯNG NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) ĐỀ DÀNH CHO HSKT (Đề gồm có 02 trang) PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (8,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai: - Con thấy chuyến đi thế nào? - Rất tuyệt bố ạ! Người bố hỏi: - Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa? - Vâng, con thấy rồi ạ!
- - Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này? Cậu bé trả lời: - Chúng ta có một con chó, họ có bốn. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng. Cậu bé nói thêm: - Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào! Người bố vô cùng ngạc nhiên, ông nhìn cậu con trai, mỉm cười đáp: - Chúng ta không giàu có chỉ vì có nhiều tiền. Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có con ạ! (“Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào?”, dẫn theo http://quantrimang.com/cau-chuyen-y-nghia-ve-cuoc-song, 2018) Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Truyện ngụ ngôn B. Truyện ngắn C. Truyền thuyết D. Cổ tích Câu 2. Truyện được kể theo ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ ba. C. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ hai. Câu 3. Theo văn bản, người bố muốn cho con trai của mình thấy điều gì khi dẫn con thăm thú một ngôi làng? A. một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. B. một ngôi làng đẹp đến mức nào. C. một người có thể giàu có đến mức nào. D. để thấy mình giàu có đến mức nào. Câu 4. Trong văn bản, các nhân vật chủ yếu được khắc họa ở phương diện nào? A. Hành động. B. Trang phục. C. Lời nói. D. Suy nghĩ. Câu 5. Tại sao người con lại thấy chuyến đi thăm ngôi làng “rất tuyệt”? A. Vì cậu bé nhận ra những người dân trong làng nghèo như thế nào. B. Vì cậu nhận ra gia đình của cậu giàu có. C. Vì cậu thích được vui chơi cùng lúc với nhiều động vật. D. Vì cậu bé đã biết người nghèo sống như thế nào. Câu 6. Lí do nào khiến nhân vật người bố “vô cùng ngạc nhiên” về con sau chuyến đi? A. Vì con được thăm thú, thưởng thức món ăn ở làng quê. B. Vì con thấy được sự cách biệt giữa giàu nghèo. C. Vì con thấy cuộc sống của hai bố con giàu có ra sao. D. Vì con đã nhìn thấy sự khác biệt trong cuộc sống của hai cha con và những người ở ngôi làng mà họ đến thăm, nhận thấy mình nghèo đến mức nào. Câu 7. Tác dụng của thán từ trong câu: “ - Vâng, con thấy rồi ạ!” là gì? A. Dùng để gọi – đáp. B. Tạo tình cảm thân mật, yêu mến của con dành cho bố. C. Tạo sắc thái lễ phép, kính trọng của người con với bố. D. Nhấn mạnh vào cái con đã thấy. Câu 8. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn sau:
- “Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng”. PHẦN II. VIẾT (2,0 điểm) Viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ ( Bài thơ “Đồng chí ” của Chính Hữu) ? ------------- Hết ---------------- PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS VÕ NHƯ HƯNG KIỂM TRA KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 (HDC DÀNH CHO HSKT) HƯỚNG DẪN CHẤM Phầ Câu Nội dung Điểm n
- I ĐỌC HIỂU 8,0 1 B 1,0 2 B 1,0 3 A 1,0 4 C 1,0
- 5 D 1,0 6 D 1,0 7 A 1,0 8 - Biện pháp tu từ: Liệt kê. 1,0 - Tác dụng: Nhấn mạnh giá trị tinh thần như tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, họ hàng mới là những giá trị đích thực làm cho cuộc sống con người thực sự giàu có. II VIẾT 2,0
- a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn phát biểu cảm nghĩ. 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 - 1. Mở đoạn 1,0 - - Giới thiệu bài thơ và tác giả - - Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. - 2. Thân đoạn - 2.1. Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên phương diện nội dung - a. Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân. - b. Người lính cùng chung lí tưởng cách mạng gắn kết nên tình đồng chí. - c. Tình đồng chí còn là sự cảm thông sâu xa những hoàn cảnh, tâm tư, nỗi niềm sâu kín của nhau. - d. Tình đồng chí còn là sự cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời người lính. - e. Biểu hiện cụ thể cao đẹp nhất của tình đồng cùng sát cánh bên nhau trên một chiến hào, đây là thử thách lớn nhất để làm sáng lên vẻ đẹp của tình đồng chí. 2.2. Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên phương diện nghệ thuật - a. Trước hết nhà thơ khéo léo vận dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, những tục ngữ, thành ngữ dân gian làm cho lời thơ trở nên thi vị, mộc mạc, chạm đến trái tim người đọc. - b. Đặc sắc nghệ thuật thứ hai với những hình ảnh biểu trưng, những câu văn sóng đôi, ngòi bút hiện thực lãng mạn của ông đã tô điểm thêm vẻ đẹp sáng ngời của tình đồng chí. - c. Nêu tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc, nét độc đáo của bài thơ. - 3. Kết đoạn
- Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. 0,25 Người duyệt đề Duyệt của Lãnh đạo Nhóm trưởng chuyên môn Giáo viên ra đề Nguyễn Công Trứ Phan Thị Kim Anh Võ Như Hạnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 174 | 9
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kim Liên
10 p | 50 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 68 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 56 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Long
4 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tam Thái
12 p | 52 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 - Trường Tiểu học Hòa Bình 1
3 p | 58 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành
4 p | 51 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 75 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Đại An
3 p | 43 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 108 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
13 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 73 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Thạch Bằng
6 p | 32 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 66 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành B
4 p | 46 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 81 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn