“Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc
- PHÒNG GDĐT HUYỆN ĐẠI KIỂM TRA GIỮA HKII, NĂM HỌC 2023-2024
LỘC Môn: Ngữ văn – Lớp 8
TRƯỜNG THCS NGUYỄN Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề)
TRÃI
(Đề có 02 trang)
Họ
tên : ..............................................
............. Lớp :
.............SBD…............
Điểm Lời phê của giáo viên Chữ ký giám thị
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân
cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, Thanh lẩm bẩm: “Ôi, cây hoàng lan”, mùi hương thơm
thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng hay chơi
dưới gốc nhặt hoa. Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi đến
ngày chỉ còn một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh lớn lên, ra tỉnh làm rồi đi về nhà hàng năm,
vào các ngày nghỉ. Bây giờ cây đã lớn.
Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí
tươi mát này. Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen thuộc đã nhận
biết chàng rồi.
Nghe thấy bà đi vào. Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Bà lại gần săn sóc, buông màn, nhìn cháu
và xua đuổi muỗi. Gió quạt đưa nhẹ trên mái tóc chàng. Thanh vẫn nằm yên nhắm mắt nhưng biết
bà ở bên mình. Chàng không dám động đậy, yên lặng chờ cho bà lại đi ra. Bà xuống bếp làm cơm
hẳn. Tiếng dép nhỏ dần.
(Trích Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam, NXB Văn hóa Thông tin, 2007)
* Khoanh tròn phương án đúng nhất cho các câu từ 1 đến 7 (3,5đ):
Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai ?
A. Bà B. Thanh C. Cha D. Mẹ
Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy ?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3. Trong câu “Ôi, cây hoàng lan”, từ “Ôi” thuộc từ loại nào và để làm gì ?
A. Thán từ, chỉ sự đánh giá C. Trợ từ, để gọi đáp
B. Thán từ, để bộc lộ cảm xúc D. Trợ từ, để nhấn mạnh
- Câu 4. Cảnh vật trong đoạn trích được quan sát, cảm nhận ở nơi nào ?
A. Trước sân nhà B. Trong khu vườn C. Trong gian bếp D. Ngoài khung cửa sổ
Câu 5. Đọc 2 câu: “Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi
đến ngày chỉ còn một bà một cháu quấn quýt nhau”, em hiểu gì về cha mẹ của Thanh ở hiện
tại ?
A. Cha mẹ vẫn còn, đang khỏe mạnh. C. Cha mẹ đã mất, Thanh chỉ còn người bà.
B. Cha mẹ đã đến sống một nơi khác. D. Cha mẹ đã chia tay nhau, Thanh ở với bà.
Câu 6. Tâm trạng của nhân vật Thanh trong đoạn trích là:
A. vui vẻ, hào hứng, mê say trước vẻ đẹp quê nhà B. nhẹ nhàng, thư thái, bình yên khi trở về nhà
C. buồn bã, não nề vì khung cảnh quá yên tĩnh D. tiếc nuối vì tuổi thơ tươi đẹp đã đi qua
Câu 7. Nhân vật chính trong đoạn trích trên được khắc họa chủ yếu qua phương diện nào?
A. Tâm trạng B. Hành động C. Lời nói D. Ngoại hình
* Trả lời các câu hỏi sau vào phần Bài làm phía dưới:
Câu 8 (1,0đ). Xác định và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau:
Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối.
Câu 9 (1,0đ). Đọc đoạn trích, có ý kiến cho rằng: Quê nhà và người thân luôn là nơi trở về ấm áp
của nhân vật Thanh. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?
Câu 10 (0,5đ). Trong đoạn trích, nhân vật Thanh rời tỉnh về quê, tạm xa cuộc sống bận rộn để sống
chậm lại. Theo em, sống chậm lại là sống như thế nào ? Nêu lợi ích do lối sống ấy mang lại.
II/ VIẾT (4,0 điểm) Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn thơ sau:
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn !
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão,
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm...
Những bàn tay xẻ núi lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện …
(Trích Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Tố Hữu, ngày 7 - 5- 1954)
Chú thích: Tố Hữu được xem là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Ở Tố Hữu có sự thống
nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
- chống Mỹ, Tố Hữu đã sáng tác rất nhiều bài thơ để cổ vũ tinh thần cho chiến sĩ và nhân dân, gắn
liền suốt chiều dài lịch sử kháng chiến của dân tộc.
-------------Hết-------------
Bài làm:
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
………………………..
……………………………………………………………………………………………………..…