intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: Chu Bút Sướng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh giúp các em học sinh ôn tập kiến thức chuẩn bị cho bài thi giữa học kì sắp tới, rèn luyện kỹ năng giải đề thi để các em nắm được kiến thức chương trình Ngữ văn lớp 9. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II BẮC NINH NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề ) Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.” (Ngữ văn 9, Tập hai) a) Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Bài thơ ấy được sáng tác bằng thể thơ gì? b) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và nội dung chính của khổ thơ trên? Câu 2. (2,0 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập trong những câu sau và cho biết đó là thành phần biệt lập nào? a) Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) b) Này, ở với nhau đang vui vẻ, ông bà dọn đi, em lại cứ nhớ đáo để đấy nhớ. (Làng - Kim Lân) Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về tình yêu cha tha thiết, sâu nặng của nhân vật bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. ===== HẾT =====
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 (Hướng dẫn chấm có 02 trang) Câu Nội dung Điểm 1 3,0 a) Khổ thơ trên trích trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” 0,5 Tác giả: Thanh Hải. 0,5 Thể thơ: 5 chữ (ngũ ngôn) 0,5 b) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, khi 0,5 nhà thơ đang nằm trên giường bệnh không bao lâu sau ông qua đời. - Nội dung chính của khổ thơ: Khổ thơ thể hiện khát vọng, ước nguyện được dâng hiến chân thành, mãnh liệt, không ngừng nghỉ, không mệt 1,0 mỏi của nhà thơ đối với đất nước, cuộc đời. 2 2,0 a) “Chắc chắn”: Thành phần biệt lập tình thái. 1,0 b) “ Này”: Thành phần biệt lập gọi đáp. 1,0 3 5,0 A. Yêu cầu chung: - Đảm bảo đúng cấu trúc bài văn nghị luận văn học về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích có mở bài, thân bài, kết bài. - Xác định đúng vấn đề nghị luận. - Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. B. Yêu cầu cụ thể: HS có thể giải quyết yêu cầu của đề theo hướng sau: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật và vấn đề nghị luận. - Nguyễn Quang Sáng: là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ. + Các sáng tác của ông chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ 0,5 trong và sau chiến tranh. - Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 khi nhà văn hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Đó là câu chuyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Tác giả đã miêu tả chân thực, sinh động tình yêu cha tha thiết, sâu nặng của bé Thu. 2. Hoàn cảnh của bé Thu. - Thu là cô bé tám tuổi. ba em là bộ đội xa nhà đi kháng chiến khi em chưa đầy tuổi. Em chỉ biết ba qua một tấm hình chụp chung với má. Sau 0,5 tám năm đi chiến đấu, ông Sáu trở về thăm nhà, thăm con nhưng bé Thu không nhận ông là ba. Đến khi Thu nhận ra cũng là lúc ông lên đường ra chiến trường. 3. Tình yêu ba đằm thắm, sâu nặng của bé Thu. * Tình yêu ba đằm thắm sâu nặng của bé Thu được thể hiện ở thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ba. - Trước hết là sự hoảng hốt, sợ hãi của bé Thu khi nghe ông Sáu gọi là con. 1,5 - Trong những ngày ông Sáu ở nhà, bé Thu kiên quyết không gọi ông
  3. Sáu là ba, từ chối mọi sự quan tâm của ông và đã có những lời nói, hành động không phải với ba. (Lấy dẫn chứng phân tích). Qua đó cho thấy bé Thu là cô bé hồn nhiên, cá tính, bướng bỉnh, yêu ghét rạch ròi. Bé Thu không nhận ba vì ông Sáu có vết thẹo trên mặt nên trông ông không giống với tấm hình chụp chung với má. Trong tâm trí ngây thơ của cô, ba cô rất đẹp, cô rất yêu ba nên không chấp hận người nào khác là ba. Phản ứng ấy cho thấy tình yêu thắm thiết Thu dành cho ba mình. * Tình yêu của bé Thu càng sâu nặng, mãnh liệt khi bé Thu nhận ra ba. - Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã hiểu ra. Bé rất hối hận, đêm trằn trọc không ngủ. Sáng hôm sau nó về nhà sớm và thay đổi hoàn toàn 1,5 thái độ. + Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến của ông Sáu, đôi mắt nó bỗng xôn xao. + Sau lời chào từ biệt của ông Sáu nó kêu thét lên tiếng gọi ba, tiếng gọi xé lòng. Sau tiếng gọi ấy là một loạt những hành động cuống quýt, vội vàng của Thu dành cho ba. (Dẫn chứng + phân tích). => Tình yêu thương mãnh liệt của bé Thu dành cho ba khiến tất cả mọi người chứng kiến đều xúc động. 4. Đánh giá: - Nhà văn rất am hiểu tâm lí trẻ thơ và đã miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật bé Thu một cách chân thực, tinh tế qua: + Tạo dựng tình huống truyện đầy éo le, bất ngờ. 0,5 + Lựa chọn thời gian ngắn ngủi ba ngày để tạo độ nén về thời gian, độ căng của cảm xúc. + Thể hiện qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. Qua đó ta thấy một bé Thu cá tính bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và thương ba vô bờ bến. 5. Truyện khắc họa sống động, chân thực, thành công tình yêu ba của bé Thu; thể hiện cảm động tình cha con trong chiến tranh. Đồng thời, qua 0,5 tác phẩm, nhà văn cho ta thấy sự tàn bạo của chiến tranh và thấm thía những bi kịch của tình cảm gia đình thời chiến tranh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0