Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn
lượt xem 2
download
Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Tự Trọng, Phước Sơn
- PHÒNG GD&ĐT PHƯỚC SƠN TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Mức độ nhận thức Tổng Tỉ lệ % tổng điểm TT Nhận Thông Vận Vận Số câu Thời biết Kĩ năng hiểu dụng dụng gian cao (phút) Số câu Thời Số câu Thời Số câu Thời Số câu Thời gian gian gian gian (phút) (phút) (phút) (phút) Văn Đọc bản 1 4 20 1 10 1 10 0 6 40 hiểu nghị luận Tỉ lệ % 30 10 10 50 điểm Văn nghị về một vấn 2 Viết 1* 1* 1* 1* 50 1 50 đề tư 50 tưởng, đạo lý. Tỷ lệ % 10 20 10 10 100% Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 7 90 điểm các mức độ Tỷ lệ 70% 100% chung
- PHÒNG GD&ĐT PHƯỚC SƠN TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Nội dung/Đơn Mức độ đánh Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng vị kiến thức giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Nhận biết: 4 TL 1 TL 1TL - Nhận biết phương thức biểu đạt chính; 1 - Nhận biết thái dộ của con người đối với công việc; - Nhận thành phần biệt lập Đọc hiểu Văn bản nghị có trong câu; luận - Nhận biết từ ngữ thực hiện các phép liên kết; Thông hiểu: - Hiểu chi tiết trong văn bản. Vận dụng: - Bày tỏ quan điểm với ý kiến. Lý giải
- Nhận biết: 1* 1* 1* 1 TL* Nhận biết được yêu cầu của đề văn về một vấn đề tư tưởng, đạo 2. Viết lý. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…). Vận dụng: Viết được bài Văn nghị về một văn nghị luận về một vấn đề vấn đề tư tưởng, tư tưởng, đạo đạo lý lý. Biết trình bày, sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục mạch lạc, có sự liên kết giữa các phần. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, đưa ra lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng đa dạng, thuyết phục. Tổng 4 TL 1 TL 1TL 1 TL
- Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30% TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II - NĂM HỌC 2022 -2023 Họ và tên: ...................................... Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Lớp: 9/...... Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể giao đề) Điểm: Nhận xét của giáo viên: Chữ ký Chữ ký Chữ ký Giám thị Giám khảo 1 Giám khảo 2 ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “(1)Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. (2)Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. (3)Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. (4)Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào. (5)Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. (6)Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. (7)Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. (8)Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. (9)Để trân trọng. (10)Không phải để mặc cảm. (11)Để bình thản tiến bước. (12)Không phải để tự ti. (13)Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? (14)Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện ? (15)Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? (16)Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chíp vào máy tính ? (17)Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. (18)Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. (19)Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.” (Phạm Lữ Ân - Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012) Câu 1. (0.5 điểm) Cho biết văn bản trên thuộc phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. (0.5 điểm) Tác giả đã chỉ ra những thái độ nào của con người đối với công việc ? Câu 3. (1.0 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu văn sau: “Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác.”
- Câu 4. (1.0 điểm) Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép liên kết lặp và phép liên kết nối trong các câu (1), (2), (3), (4). Câu 5. (1.0 điểm) Theo tác giả, vì sao chúng ta “không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác”? Câu 6. (1.0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến: “Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Đề bài: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về nghĩa cử cao đẹp “Lá lành đùm lá rách” trong cuộc sống. -------------------Giám thị không giải thích gì thêm ------------------
- PHÒNG GD&ĐT PHƯỚC SƠN TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn lớp 9 A. Hướng dẫn chung: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm ; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu : kiến thức và kĩ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm, tránh tâm lý ngại cho điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ). B. Hướng dẫn cụ thể : Đáp án và thang điểm PHẦN NỘI DUNG Điểm I. ĐỌC HIỂU 5.0 Câu 1 Phương thức biểu đạt 0.5 chính: Nghị luận Câu 2 Những thái độ của con 0.5 người đối với công việc: thèm khát, rẻ rúng, trân trọng, bình thản. (Đúng 2 từ ghi 0.25 điểm, trường hợp đúng 1 từ vẫn ghi 0.25 điểm) Câu 3 - Thành phần biệt lập tình 0.5 thái: 0.5 - Dẫu hiệu từ ngữ: “Có lẽ” Câu 4 - Phép liên kết lặp: chúng 0.5 ta, học, làm 0.5 - Phép liên kết nối: Rằng, Và, Mà (Đúng 1 từ ngữ ngữ liên kết vẫn ghi 0.25 điểm) Câu 5 Chúng ta “không vì thèm 1.0 khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác” bởi vì: mỗi người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. (Đúng 1 ý ghi 0.5 điểm) Câu 6 Đồng ý với quan điểm của 0.25 tác giả. - Định hướng lý giải, vì: + Cuộc sống luôn vận động và phát triển, đòi hỏi con người phải có ý thức sống
- tích cực (sống có mục đích, lí tưởng…), cố gắng, vươn lên từng ngày. + Phải quyết tâm, tâm huyết với nghề mình đã chọn, nỗ lực không ngừng để đạt được thành quả cao nhất, đạt đến đỉnh cao của nghề. + Vươn lên trong cuộc sống để khẳng định giá trị bản thân, hoàn thành vai trò trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Mức 1. Học sinh nêu cả 0.75 3 ý trong phần định hướng, sức thuyết phục cao. Mức 2. Nêu được 2 ý, 0.5 sức thuyết phục ở mức tương đối. Mức 3. Nêu được 1 ý, 0.25 sức thuyết phục chưa cao Mức 4. Nêu không liên 0 quan, nêu sai lệch vi phạm chuẩn mực đạo đức, đi ngược lại quá trình tiến lên của quy luật. II. LÀM VĂN Điểm 5.0 Đề bài: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về nghĩa cử cao đẹp “Lá lành đùm lá rách” trong cuộc sống. 1. Bảng điểm chung toàn bài Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý 0,5 2. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 3. Triển khai đúng vấn đề nghị luận 3,5 4. Chính tả, ngữ pháp 0,25 5. Sáng tạo 0,5 2. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí 1. Cấu trúc bài văn Điểm Mô tả tiêu chí Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,5 Mở bài giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.
- Thân bài biết sắp xếp các nội dung theo trình tự hợp lý để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Kết bài liên hệ bản thân và mở rộng, kết luận vấn đề. Các phần có sự liên kết chặt chẽ. 0,25 Bài viết đủ 3 phần nhưng chưa đầy đủ nội dung. 0,0 Chưa tổ chức bài văn thành 3 phần như trên (thiếu mở bài hoặc kết bài, hoặc cả bài viết chỉ một đoạn văn). 2. Xác định yêu cầu của đề 0, 25 Xác định đúng vấn đề nghị Giúp đỡ, đùm bọc, đồng luận. cảm, chia sẻ với những 0,0 Xác định không đúng vấn người gặp cảnh khốn đề nghị luận. cùng, khó khăn. 3. Triển khai đúng vấn đề nghị luận: Học sinh được tự do nêu lên những ý kiến của mình, triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau, miễn là phù hợp. Sau đây là một số ý mang tính chất định hướng: 1. Mở bài: - Dẫn dắt vào đề (…) - Trích dẫn ý kiến, nhận (…) - Khẳng định về tư tưởng, đạo lý nêu ở đề bài (…) * Chẳng hạn: - Đoàn kết tương thân, tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh của người xưa. - Trích dẫn: “Lá lành đùm lá rách” - Khẳng định đó là bài học đạo lý làm người thể hiện rõ nét mối quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày nay. 2. Thân bài: * Luận điểm 1: Giải thích vấn đề, tư tưởng, đạo lý cần bàn luận (…) - Nghĩa đen: Dùng lá để gói hàng, nếu bị rách, người ta lấy tấm lá lành bao bên ngoài. - Nghĩa bóng: “lá lành” gợi hình ảnh con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn “lá rách” gợi hình ảnh con người lúc sa cơ thất thế, nghèo khó... - Rút vấn đề: câu tục ngữ khuyên con người nên biết giúp đỡ, đùm bọc, đồng cảm, chia sẻ với những người gặp cảnh khốn cùng, khó khăn. * Luận điểm 2: Khẳng định vấn đề - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lý cần bàn luận (…): Vì sao con người cần phải biết giúp đỡ, đùm bọc, đồng cảm, sẻ chia? - "Sống trên đời cần có một tấm lòng", sống trong tập thể, cộng đồng con người cần phải nương tựa vào nhau, thương yêu, quan tâm, giúp đỡ nhau..., - Giúp đỡ, đùm bọc, đồng cảm, sẻ chia sẽ đem đến niềm vui cho người khác, giảm bớt nỗi đau trong lòng họ, giúp con người xích lại gần nhau hơn, thắt chặt thêm tình nghĩa, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết dân tộc. - Nhắc nhở chúng ta đừng thơ ơ, ghẻ lạnh trước khổ đau, thiếu may mắn của người khác; mà trái lại, phải biết hết lòng đùm bọc, nâng đỡ người sa cơ, lỡ vận, giúp họ vượt qua bước khốn cùng, thể hiện sự cao đẹp trong mối quan hệ giữa người với người. - Giữa cuộc đời, hoàn cảnh con người luôn biến đổi thăng trầm. Vì thế cần phải hiểu biết nhau trong sự tương thân tương ái, tạo tình đoàn kết, tránh chia rẽ, xung đột. - Lòng nhân ái là đức tính mà con người đều cần phải có để làm nền móng
- xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, bác ái. Quay lưng hay ngoảnh mặt với nỗi đau của người khác là ích kỉ, vô nhân. - Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, lá lành cần đùm lá rách. Đó là việc làm rất cần thiết, là ý thức tự giác của mỗi chúng ta. - Chứng minh: + Giúp đỡ, đùm bọc, đồng cảm, sẻ chia biểu hiện cụ thể bằng những việc làm: hỗ trợ trong đại dịch Co vid 19, xây dựng nhà tình nghĩa, trại trẻ mồ côi, trường học cho trẻ em tật nguyền, quỹ vì người nghèo, ủng hộ đồng bào lũ lụt, nạn nhân chất độc da cam, giúp những người nhiễm HIV/AIDS hòa nhập với cộng đồng... + Các hoạt động nhiều ý nghĩa, thiết thực thể hiện được tình thương yêu giữa các bạn học sinh với những bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Quỹ vì bạn nghèo hàng năm, Áo ấm mùa đông, Tủ sách ước mơ, … + Các chương trình: thắp sáng ước mơ, trái tim cho em, vượt lên chính mình, ngày mai tươi sáng, bữa cơm mùa dịch.... + Thông điệp “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” đầy ý nghĩa trong phong trào chống Covid 2021... * Luận điểm 3: Bàn bạc mở rộng vấn đề: - Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống cao quý về đạo lí làm người của dân tộc ta. Chính truyền thống này là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết để bao đời nay dân tộc ta chiến thắng thù trong, giặc ngoài, giữ yên ổn, vững bền đất nước. - Lòng nhân ái này phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thấu hiểu, cảm thông giữa người với người chứ không phải là lối ban ơn trịch thượng. - Người được đùm bọc, đỡ đần phải biết vươn lên chứ không được ỷ lại, sống nhờ lòng nhân ái của người khác để mình trở thành bị động, biếng nhác. - Phản đề: hiện tượng vô cảm, ngoảnh mặt làm ngơ trước những khó khăn, hoạn nạn của người khác. - Liên hệ: Học sinh cần có những việc làm thiết thực thể hiện tinh thần tương thân tương ái: quyên góp tặng bạn có hoàn cảnh khó khăn sách vở, quần áo, cho bạn mượn chiếc khăn mùa đông khi bạn học xa nhà, lời khuyên thật lòng để xua tan nỗi buồn lo, lắng nghe những lời tâm sự hay trò chuyện, trao đổi kiến thức... - ... 3. Kết bài: - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…) - Lời nhắn gửi đến mọi người (…) * Chẳng hạn: - Nhấn mạnh ý ngĩa và giá trị câu tục ngữ trong đời sống thực tế ngày nay. - Giúp đỡ, đùm bọc, đồng cảm, sẻ chia nét đẹp trong truyền thống của dân tộc cần được giữ gìn, phát huy và đề cao. - Liên hệ bản thân: Cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ. Hướng dẫn chấm tiêu chí “Triển khai vấn đề nghị luận”: - Từ 3,0 đến 3,5 điểm: làm rõ được vấn đề tư tưởng, đạo lý theo định hướng ; vận dụng nhuần nhuyễn linh hoạt nhiều thao tác lập luận; hệ thống luận điểm cụ thể, rõ ràng, lô gic; các dẫn chứng tiêu biểu; phân tích dẫn chứng, bàn luận mở rộng tốt, sức thuyết phục cao. - Từ 2,0 đến 2,75 điểm: làm rõ được vấn đề tư tưởng, đạo lý; biết vận dụng linh hoạt
- nhiều thao tác lập luận; hệ thống luận điểm cụ thể, rõ ràng, lô gic; các dẫn chứng tiêu biểu nhưng chưa toàn diện, có sức thuyết phục. - Từ 1,0 đến 1,75 điểm: thể hiện được các luận điểm; có tập trung phân tích, chứng minh vấn đề, song chưa toàn diện, chưa làm rõ được vấn đề theo định hướng, sức thuyết phục chưa cao. - Từ 0,25 đến 0,75 điểm: nêu được vấn đề, sử dụng các thao tác lập luận chưa đạt, hệ thống luận điểm, luận cứ chưa thật rõ ràng, chưa tạo được sức thuyết phục. - 0,0 điểm: Bài làm không phải là bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý theo yêu cầu hoặc không làm bài. 4. Chính tả, ngữ pháp - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, 0.25 các đoạn trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.0 - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 5. Sáng tạo 0.5 Bố cục mạch lạc, lí lẽ rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu, đa dạng, thuyết phục. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sự sáng tạo. --------------------- Hết ---------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 164 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 308 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 60 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 71 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 49 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 63 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 42 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 104 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 71 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 60 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 35 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn