Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Châu Đức
lượt xem 3
download
TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Châu Đức” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Châu Đức
- UBND HUYỆN CHÂU ĐỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ BỘ MÔN: NGỮ VĂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIŨA HỌC KỲ II - MÔN NGỮ VĂN 9 (Áp dụng năm học: 2022-2023) 1. Văn học: Gồm những bài sau: - Mùa xuân nho nhỏ - Viếng lăng Bác - Sang thu * Yêu cầu: + Học thuộc các bài thơ, nhận biết tên tác giả và tác phẩm. + Chỉ ra các phương thức biểu đạt trong các văn bản, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích (văn bản thơ). + Hiểu được nội dung, chủ đề và ý nghĩa các văn bản. + Hiểu được ý nghĩa một số hình ảnh, các chi tiết đặc sắc qua các tác phẩm văn học. 2. Tiếng Việt: Gồm những nội dung sau: - Khởi ngữ. - Các thành phần biệt lập. - Liên kết câu và liên kết đoạn văn. - Các biện pháp tu từ từ vựng. * Yêu cầu: + Nắm vững các khái niệm. + Xác định được các thành phần biệt lập, thành phần khởi ngữ trong câu. + Chỉ ra các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản. + Chỉ ra và nêu tác dụng các biện pháp tu từ trong văn bản. 3. Tập làm văn 3.1. Nghị luận xã hội - Cung cấp cho học sinh những kiến thức về đời sống, xã hội. Từ đó rèn luyện cách viết đoạn văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc về một vấn đề tư tưởng đạo lí. - Trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội gần gũi với học sinh, nghị luận vấn đề theo hướng mở, thể hiện thái độ tình cảm của người viết về vấn đề cần trình bày. * Ngữ liệu: Các văn bản thông tin, nhật dụng ngoài SGK, chương trình. 3.2. Nghị luận văn học .
- Dựa trên các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 (đã được giới hạn phần văn học), rèn luyện cách viết bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), một nhân vật trong tác phẩm truyện. Lưu ý: Trong quá trình ôn tập cần bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng và phần điều chỉnh chương trình theo Công văn 4040/BGDĐT, ngày 16 tháng 9 năm 2021. ............HẾT.............. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II-MÔN NGỮ VĂN 9 (Áp dụng năm học: 2022-2023) ← Mức độ NLĐG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng I. Đọc hiểu VB - Ngữ liệu: văn -Nêu phương - Hiểu được vai bản nhật dụng, văn thức biểu đạt. trò, tác dụng của bản văn học - Nhận diện các phép liên kết; - Tiêu chí lựa các phép các biện pháp tu chọn ngữ liệu: 01 liên kết câu; từ. đọan trích/văn bản biện pháp tu - Hiểu được ý hoàn chỉnh; tương từ; các thành nghĩa của từ ngữ, đương với văn bản phần biệt hình ảnh xuất được học chính lập, thành hiện,…trong văn thức trong chương phần khởi bản. trình. ngữ. - Hiểu được các dấu hiệu hình thức, nội dung văn bản bằng những kiến thức về tiếng Việt, đề tài, chủ đề của văn bản. Số câu 1 2 3 Số điểm 1.0 2.0 3.0 Tỉ lệ 10% 20% 30% II. Tạo lập văn bản Nghị luận xã hội: Viết 01 Trình bày suy nghĩ đoạn văn:
- về vấn đề xã hội Trình bày đặt ra trong văn quan điểm bản ở phần đọc của bản hiểu thân về một vấn đề đặt ra trong văn bản/ đoạn trích. Nghị luận văn học: Học sinh nắm Phân tích, cảm nhận được nội một đoạn thơ, bài dung, nghệ thơ, tác phẩm thuật và kỹ truyện (hoặc đoạn năng làm bài trích), nhân vật để viết bài trong truyện. văn cảm nhận, phân tích một nhân vật trong truyện. Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ 20% 50% 70% 1 2 1 1 5 Tổng 1.0 2.0 2.0 5.0 10.0 10% 20% 20% 50% 100%
- D/ BIÊN SOẠN ĐỀ PHÒNG GDĐTCHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn – lớp9 ----------------------- Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1.5đ): a/ Chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ Sang thu.?(1đ) b/ Nêu biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ ở hai câu thơ cuối ( 0.5đ) Câu 2: (1.5 đ) Kể tên các phép liên kết câu và liên kết đoạn đã học? Chỉ ra phép liên kết câu trong các câu sau: Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. Câu 3 (2,0 đ). Viết đoạn văn nghị luận khoản 1 trang giấy thi, nêu suy nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm. Câu 3 (5,0 điểm). Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. ---------------------Hết---------------------
- E/ HƯỚNG DẪN CHẤM: Câu 1: Chép thuộc lòng khổ thơ cuối, không sai lỗi chính tả (1 đ) Chỉ ra biện pháp tu từ: ẩn dụ (0.25 đ) Nêu tác dụng: Những người từng trải họ sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh. Câu 2: Học sinh chỉ được có bốn phép liên kết. (Mỗi phép 0.25 đ) - Phép lặp - Phép thế - Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng. - Phép nối - Phép liên kết trong các câu là phép trái nghĩa.(0.25 đ) Chỉ ra các từ:Yếu đuối – kẻ mạnh; hiền lành – kẻ ác.(0.25đ) Câu 3: Viết đúng hình thức đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí theo các ý sau: Giới thiệu được sống có trách nhiệm là cách sông cần có( 0,25) -Sống có trách nhiệm là luôn hoàn thành công việc được giao, giữ lời hứa, chịu trách nhiệm trước những việc mình làm(0,25) -Biểu hiện: Đối với HS, Với gia đình, với một người công dân (0,25) -Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm: Luôn hoàn thành tốt công việc, được mọi người quý mến, tin tưởng; thành công trong công việc và cuộc sống.( dẫn chứng).(0,5) Phê phán người vô trách nhiệm.(0,25) - Mỗi người cần rèn cho mình lối sống có trách nhiệm ngay từ việc làm nhỏ nhất, đến việc lớn…(0,25) III/ Tập làm văn: (6 đ) Bài làm đạt các yêu cầu sau: 1. Mở bài: (0,5 đ) Giới thiệu về truyện ngắn Chiếc lược ngà và nhân vật bé Thu: Chiếc lược ngà là truyện ngắn xúc động về tình cảm gia đình trong chiếc tranh. Qua nhân vật bé Thu, tình cảm cha con được tái hiện chân thực, xúc động. 2. Thân bài: (4 đ) * Tình huống truyện:Hoàn cảnh chiến tranh gây mất mát đau thương chia cắt (0,5) Sau 8 năm xa cách, ông Sáu trở về thăm gia đình, quê hương. Ông Sáu háo hức, mong chờ gặp con gái nhỏ nhưng bé Thu không chịu nhận cha
- Ngày bé Thu hiểu mọi việc và nhận cha cũng là ngày ông Sáu phải lên đường. * Nhân vật bé Thu- Tình thương ba sâu sắc - Lần đầugặp ba Bướng bỉnh, không chịu nhận ông Sáu là ba: ( 2 đ) Bất ngờ, sợ hãi khi được ông Sáu ôm vào lòng và gọi con _ Những ngày sau đó: Xa lánh, từ chối mọi hành động quan tâm của ông Sáu Không chịu gọi ông Sáu là ba, nói trổng khi muốn nhờ ông Sáu giúp đỡ. Hất tung cái trứng được ông Sáu gắp vào bát trong bữa ăn Giận dỗi bỏ sang bà ngoại khi bị ông Sáu đánh => Bướng bỉnh, cự tuyệt quyết liệt là phù hợp tâm lí trẻ thơ - Đáng giá Tình thương ba sâu sắc ( 2 đ ) Bé Thu không chịu nhận ba vì trong bức ảnh chụp với má, ba không có vết thẹo trên mặt Khi được bà giải thích, Thu hiểu ra tất cả à thấy hối hận và có lỗi vô cùng Cất tiếng gọi ba khi ông Sáu chuẩn bị lên đường, hôn lên vết sẹo dài trên má ba. Không muốn ông Sáu rời đi => Tình thương cha sâu sắc - Nhận xét nghệ thuật đặc sắc: Tình huống truyện, ngôi kể, miêu tả nhân vật. 3. Kết bài: ( 0,5) Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu: Tình thương cha sâu sắc, tha thiết Những chuyển biến trong suy nghĩ và hành động của bé Thu làm cho câu chuyện về tình cảm cha con thêm xúc động, hấp dẫn. - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn nghị luận về tác phẩm truyện là 2 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm - Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm mắc nhiều lổi chính tả là 1 điểm. ( Giáo viên cân nhắc những bài làm có tính sáng tạo của học sinh mà cho điểm) ---------------Hết------------------
- PHÒNG GDĐTCHÂU ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU NĂM HỌC 2012-2013 TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn – lớp8 ----------------------- Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI: I/ Tiếng Việt:(2điểm) Câu 1: Đặt hai câu văn có thành phần trạng ngữ? ( Gạch dưới trạng ngữ) Câu 2: Chuyển hai câu sau thành hai câu bị động: a. Mọi người chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông. b. Chúng ta bảo vệ môi trường thật tốt. II/ Văn bản:(2.điểm) Câu 1: Kể tên bốn văn bản nghị luận đã học ở lớp 7. Câu 2: Văn bản “ Sống chết mặc bay” của tác giả nào? Nêu nội dung chính của văn bản đó III/ Tập làm văn: (6 điểm) Chứng minh rằng nhân dân ta luôn sống theo đạo lí “ Lá lành đùm lá rách”
- ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐẦU NĂM MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8 NĂM HOC 2012-2013 I. Tiếng Việt: 1. Đặt câu có trạng ngữ, mỗi câu 0.5 điểm. 2. Chuyển như sau, mỗi câu 0.5 điểm a. Luật lệ giao thông được mọi người chấp hành nghiêm chỉnh. b. Môi trường được chúng ta bảo vệ rất tốt. II.Văn bản: a. Kể tên một văn bản đúng được 0.25 điểm - Đức tính giản dị của Bác Hồ. - Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Ý nghĩa văn hương. c. Tác giả là Phạm Duy Tốn. 1 điểm Nội dung: tố cáo tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú . Đồng thời bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh nghìn sầu muôn thảm của nhân dân do thiên tai gây ra và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây ra. III. Tập làm văn: 1. Mở bài: Nêu được luận điểm cần chứng minh là tinh thần ye6uthu7o7ng , đùm bọc giúp đỡ nhau…(0.5đ) 2.Thân bài: Cần đạt các bước sau: a. Giải thích đượcnghĩa câu tục ngữ: - Nghĩa đen: (0.5 đ) - Nghĩa bóng: Lá lành là người có cuộc sống no đủ, may mắn. Lá rách là người nghèo hay người gặp khó khăn hoạn nạn - Nghĩa cả câu: là người có cuộc sống no đủ, may mắn phải biết giúp đỡ . người nghèo hay người gặp khó khăn hoạn nạn.(1.đ) c. - Xét về lí: đó là một đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta.Có tinh thần yêu thương giúp người trong lúc hoạn nạn , khó khăn là việc làm cần thiết. Giúp người lúc ta gặp khó khăn sẽ được người khác giúp lại.(1.5đ) - Xét về thức tế:Trong cuộc sống đã chứng tỏ điều đó như: + Đóng góp cho vùng bị lũ lụt , thiên tai. + Chương trình Vượt lên chính mình. Lục lạc vàng. Thắp sáng ước mơ…Đã giúp được nhiều người nghèo vượt qua đươc lúc khó khăn để tiếp tục sống. + Ở địa phương em có xây nhà tình thương cho người nghèo. Phát gạo thuốc., cấp học bổng cho học sinh nghèo…(2 đ) 3. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa câu tục ngữ và rút ra bài học (1 đ) Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào đáp án có thể thêm hoặc bớt tùy theo cách làm bài của học sinh.
- ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8 NĂM HOC 2010-2011
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 150 | 17
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 46 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 40 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 42 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn