intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Hội An” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Hội An

  1. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra chung toàn trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Tổng Nội nhận dung/đơ thức Kĩ năng TT n vị kiến thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Đoạn văn 4 1 1 0 6 nghị luận Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 2 Viết Nghị luận về một vấn đề tư 1* 1* 1* 1* tưởng đạo lí Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm 40 30 20 10 100 các mức độ
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút Nội Số câu hỏi dung/ theo mức độ nhận thức Chương Mức độ TT đơn vị chủ đề đánh giá Nhận Thông Vận Vận kiến biết hiểu dụng dụng cao thức Đọc-hiểu Đoạn văn Nhận 4 1 1 nghị luận biết: - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích; - Biện pháp tu từ; - Thành phần biệt lập trong câu; - Phép liên kết. Thông hiểu: - Hiểu nội dung của đoạn trích. Vận dụng: - Trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích… Viết Nghị Nhận luận về biết: một vấn - Kiểu đề tư bài văn tưởng nghị luận
  3. đạo lí. về một vấn đề tư tưởng đạo lí. 1TL* Thông hiểu: - Cách làm bài văn nghị luận theo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Vận dụng: - Vận dụng tốt cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Vận dụng cao: - Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. Tổng 4 1 1 1 Tỉ lệ (%) 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 70 30 UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC: 2023-2024 ( Đề gồm 01 trang) Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
  4. I. ĐỌC - HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới : (1) Giáo dục tức là giải phóng. (2) Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và công lí. (3) Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy. (Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục - Chìa khóa của tương lai, Ngữ văn 9, tập hai) Câu 1 (0.75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 2 (0.75 điểm). Khi viết “chìa khóa của cánh cửa này”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Câu 3 (0.75 điểm). Tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn văn. Câu 4 (0.75 điểm). Về hình thức, câu (1) và câu (2) trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết đó. Câu 5 (1.0 điểm). Đoạn văn trên nói về nội dung gì? Câu 6 (1.0 điểm). Theo em, giáo dục đạo đức có vai trò quan trọng cho thế hệ trẻ hôm nay không? Vì sao? Bản thân em làm gì để thực hiện tốt vấn đề về giáo dục đạo đức? II. VIẾT (5 điểm) Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ..................Hết................... UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN NĂM HỌC 2023-2024 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. II. Hướng dẫn cụ thế A. PHẦN I: ĐỌC - HIỂU Câu Nội dung cần đạt Điểm Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0.75 1 Biện pháp tu từ: ẩn dụ 0.75 2 Thành phần biệt lập: - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là 0.25 những người mẹ- 3 Tên gọi: thành phần phụ chú 0.5 - Phép thế 0.25 4 - Từ ngữ thực hiện phép liên kết: Nó thay thế cho từ giáo dục 0,5 - Nội dung của đoạn văn: 1.0 + Vai trò, tầm quan trọng của giáo dục. 5 + Trách nhiệm to lớn của thầy cô, ba mẹ đối với việc giáo dục con cái. 6 - Giáo dục đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo 0.5 dục thế hệ trẻ. Bởi vì: + Giáo dục đạo đức tốt sẽ hình thành nên những nhân cách tốt, góp phần đào tạo một thế hệ trẻ có đạo đức, có phẩm chất, và có năng lực cho tương lai. + Giáo dục đạo đức tốt giúp cho con người tránh khỏi những tiêu cực về đạo đức, hiểu biết và tránh xa những tiêu cực xã hội, góp phần vào xây dựng một xã hội văn minh hơn. + Góp phần chung cho việc hoàn thiện mục tiêu giáo dục: ĐỨC - TRÍ - THỂ - MĨ. …
  6. - Để thực hiện tốt vấn đề giáo dục đạo đức, mỗi học sinh cần phải: + Biết vâng lời cha mẹ, thầy cô; biết tuân thủ những nội quy, quy định của trường học và những quy định của hiến pháp và pháp luật. 0.5 + Học tập những bài giáo dục đạo đức, giáo dục công dân trên lớp. + Vận dụng kiến thức lý thuyết về đạo đức vào thực hành trong cuộc sống hằng ngày. + Học tập thêm những giá trị đạo đức văn hóa truyền thống của dân tộc. …. * Lưu ý: HS có thể trình bày tự do suy nghĩ của mình nhưng phải phù hợp, phải theo định hướng trên, giáo viên linh hoạt ghi điểm cho phần trình bày của học sinh. B. PHẦN II: VIẾT Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. 5.0 1. Yêu cầu chung: - Bài viết phải được tổ chức thành văn bản nghị luận hoàn chỉnh; kết cấu hợp lý, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... 2. Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo các phần của bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ bố cục 3 0.25 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.25 Nghị luận về câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. c) Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: I. Mở bài 0.5 - Giới thiệu câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". II. Thân bài: 3.0 1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: * Về nghĩa tường minh: - “Quả” là sản phẩm của cây, là kết tinh của hoa. - “Kẻ trồng cây” là người đã trồng cây cho quả ấy. * Về nghĩa hàm ý: - “Quả” chính là kết quả, thành quả của sức lao động. - “Kẻ trồng cây” chính là người đã làm nên, tạo nên kết quả, thành quả lao động ấy. * Ý nghĩa câu tục ngữ: Mượn hình ảnh quả và kẻ trồng cây, câu tục ngữ muốn nói đến vấn đề khi nhận lấy hoặc thừa hưởng một thành quả lao động từ ai đó thì hãy ghi nhớ công ơn của người đã tạo ra nó. Câu tục ngữ khuyên chúng ta sống phải có lòng biết ơn. 2. Bàn luận về ý nghĩa câu tục ngữ (Tại sao sống phải có lòng biết ơn). - Là việc rất quan trọng trong cuộc sống của con người; Là lối sống cao đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. - Giúp gắn kết con người lại với nhau. - Thể hiện lối sống trong sạch, vững mạnh, nhân cách cao quý ở con người.
  7.  * Biểu hiện: - Biết ơn cha mẹ, những người có công sinh thành nuôi dưỡng. - Biết ơn thầy cô những người đã truyền đạt cho ta kiến thức bước vào đời. - Biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu để cho chúng ta một cuộc sống hòa bình. 3. Phê phán những biểu hiện tiêu cực/trái ngược: - Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống không có lòng biết ơn. Họ vô ơn đối với những người đã giúp đỡ mình, sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân. Những người như thế thật đáng chê trách. 4. Rút ra bài học nhận thức và hành động. - Bài học nhận thức: Biết ơn người khác không những là một phẩm chất mà còn là một đạo lí làm người của dân tộc ta, rất cần có ở mỗi chúng ta. Hành động: là học sinh, chúng ta cần sống có lòng biết ơn, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình và sau này tìm cách báo đáp xứng đáng. 0.5 III. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ: Câu tục ngữ là một lời khuyên sâu sắc. Hiểu được điều đó, chúng ta cần sống cho xứng đáng với những gì mà tổ tiên đã dày công bồi đắp và để lại cho chúng ta hôm nay. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện tình cảm, suy nghĩ sâu sắc 0.25 về nội dung kể. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 Lưu ý: - Đối với học sinh khuyết tật: Yêu cầu trả lời câu hỏi ở phần đọc hiểu, viết được bài văn nghị luận; có thể giảm nhẹ yêu cầu tùy vào dạng khuyết tật và khả năng của học sinh. - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần linh hoạt, chủ động trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và thang điểm. Khuyến khích bài làm có tính sáng tạo, hành văn tốt, có kĩ năng tạo lập văn bản, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. .................................Hết..............................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2