intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc

  1. PHÒNG GD- ĐT ĐẠI LỘC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN: Ngữ văn 9 Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 26) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN TT Kỹ năng Nội Tổng dung Mức độ /đơn vị nhận kỹ năng thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao Đọc Tiêu chí Nhận - Hiểu ý - Trải hiểu lựa chọn biết: nghĩa, chi nghiệm ngữ liệu: - Nhận tiết trong khám Văn bản biết đoạn trích phá văn ngoài phương (C5) bản, rút chương thức biểu ra những trình đạt. (C1) bài học - Nhận ứng xử biết với chính Thành bản thân. phần biệt (C6) lập trong câu.(C2) - Nhận biết Phép liên kết
  2. câu và liên kết đoạn văn. (C3) - Nhận biết chi tiết có trong văn bản. (C4) Số câu 4 1 1 6 Tỉ lệ % 30 10 10 50 điểm Viết Viết bài Viết bài văn nghị văn nghị luận về luận về sự việc sự việc, hiện hiện tượng tượng Số câu 1* 2* 1* 1* 1 Tỉ lệ % 10 20 10 10 50 điểm Tỉ lệ % điểm các mức độ 70 30 100 II. BẢNG ĐẶC TẢ Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/ Mức độ TT Chủ đề Nhận Thông Vận Vận Đơn vị đánh giá kiến thức biết hiểu dụng dụng cao Đọc hiểu Đoạn Nhận 4 1 1 trích VB biết: TL TL TL 1 thơ - Nhận biết phương thức biểu đạt. (C1)
  3. - Nhận biết thành phần biệt lập trong câu.(C2) - Nhận biết phép liên kết câu và liên kết đoạn văn. (C3) - Nhận biết chi tiết có trong văn bản. (C4) Thông hiểu: - Hiểu ý nghĩa, chi tiết trong đoạn trích (C5) Vận dụng: - Trải nghiệm khám phá văn bản, rút ra những bài học ứng xử với chính bản thân. (C6)
  4. Tỉ lệ % điểm đọc 30 10 10 hiểu 2 Viết Viết bài Nhận 1TL* 2TL* 1TL* 1TL* văn tự sự biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng Thông hiểu: Viết đúng về nội dung và hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục bài văn …) Vận dụng: Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. Vận dụng cao: Có cách
  5. diễn đạt mới mẻ, sáng tạo . Tỉ lệ % 10 20 10 10 điểm viết Tỉ lệ % điểm chung 40% 30% 20% 10% các mức độ * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm. D. ĐỀ KIỂM TRA PHÒNG GDĐT ĐẠI LỘC KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: …………………………..……… Lớp: ………….. SBD: …….
  6. I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất (1). Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất (2). Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày (3). Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ (4)? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy(5). Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn(6). Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn(7). Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn (8). Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức”(9)… (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012) Câu 1. (0. 5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2. (1.0 điểm) Ghi lại và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu “Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất.” Câu 3. (1.0 điểm) Tìm phép liên kết có trong câu (1) và câu (2), cho biết từ ngữ nào thực hiện phép liên kết đó. Câu 4. (0. 5 điểm) Theo tác giả, nếu không theo đuổi ước mơ, con người sẽ rơi vào trạng thái tâm lí như thế nào? Câu 5. (1 điểm) Ước mơ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời mỗi con người. Câu 6. (1 điểm) Ước mơ của em là gì, em phải làm gì để biến ước mơ của mình thành hiện thực? II. PHẦN VIẾT (5.0 điểm) Suy nghĩ của em về vấn đề sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay. E. HƯỚNG DẪN CHẤM. Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 5.0
  7. 1 Nghị luận 0.5 2 Thành phần phụ chú: – lứa tuổi bất ổn định nhất 1.0 (Mỗi ý đúng ghi 0,5 điểm) 3 Phép lặp: ước mơ 1,0 (Mỗi ý đúng ghi 0,5 điểm) 4 Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại 0.5 một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày (day dứt, dằn vặt mỗi ngày) Câu 5 Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,75 Mức 3 (0,5đ) Mức 4 (0đ) đ) Học sinh hiểu được ý nghĩa Học sinh hiểu Học sinh hiểu HS trả lời của ước mơ đối với cuộc đời được ý nghĩa được ý nghĩa không đúng mỗi con người. Tham khảo của ước mơ của ước mơ hoặc không trả gợi ý sau: đối với cuộc đối với cuộc lời. + Giúp bản thân mỗi người đời mỗi con đời mỗi con xác định phương hướng, mục người nhưng người chưa sâu tiêu tương lai. chưa toàn diện sắc, chưa toàn + Là động lực tinh thần để con diện, diễn đạt người có ý chí phấn đấu vượt chưa thật rõ. qua khó khăn. + Sống lạc quan, vui vẻ; cuộc sống con người có ý nghĩa hơn khi có ước mơ . ................................... Câu 6: Mức 1 (1 đ) Mức 2 (0,75 Mức 3 (0,5đ) Mức 4 (0đ) đ) Học sinh rút ra được hành HS nêu ra HS nêu ra được Không nêu ra động cho bản thân hợp lí, được ước mơ ước mơ của bản được ước mơ thuyết phục. Tham khảo gợi ý của bản thân; thân tự rút ra của bản than;
  8. sau: tự rút ra cho cho mình hành Bài học rút ra -HS nêu ra được ước mơ của mình hành động phù hợp không liên quan bản than. động phù hợp nhưng chưa sâu đến nội dung Ước mơ không dễ gì đạt trong nhưng chưa sắc, chưa toàn đoạn trích hoặc một sớm một chiều vì vậy toàn diện diện, diễn đạt không trả lời. chúng ta cần: chưa thật rõ. - Đặt mục tiêu rõ ràng - Vạch ra phương hướng hành động… -Có thể hình dung ra lúc thành công đạt được ước mơ để có động lực phấn đấu -Kiên trì, nổ lực, phấn đấu… ………………. II VIẾT 5,0 a. a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận xã hội 0,25 - Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài; Mỗi phần làm đúng nhiệm vụ của mình. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Suy nghĩ của em về vấn đề sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay. 1. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về vấn đề sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ ngày nay. 2. Thân bài: a) Giải thích: - Mạng xã hội là gì: là một hệ thống nền tảng trên internet giúp mọi người kết bạn, giao lưu, chia sẻ nhiều điều trong cuộc sống. - Mạng xã hội quen thuộc với giới trẻ hiện nay là facebook, instagram, zalo, tiktok, youtube,... b) Mặt tích cực: - Giúp chúng ta giao lưu, kết nối với bạn bè, người thân. - Nơi lưu giữ những khoảnh khắc đẹp trong cuộc đời. - Cập nhật thông tin nhanh hơn, bắt nhịp kịp với cuộc sống của xã hội và thế giới.
  9. - Giúp các bạn thể hiện bản thân, sáng tạo, phát triển, trở thành người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. c) Mặt tiêu cực: - Sử dụng quá nhiều mạng xã hội gây ra nghiện, dẫn theo các hệ lụy là sức khỏe đi xuống: bệnh đến xương khớp, vai gáy, mắt. 3,5 - Các thông tin trên mạng xã hội đang được lan truyền quá nhanh, không có sự kiểm duyệt -> Giới trẻ không phân biệt được thật, giả, trở thành đối tượng dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, kích động. - Các bạn trẻ chưa biết cách bảo mật thông tin cá nhân, các thông tin này có thể bị lộ gây nên nhiều phiền toái, mất mát. - Sử dụng mạng xã hội quá nhiều khiến con người sống ảo, chỉ chăm chút cho hình ảnh trên mạng, quên mất bản thân và các mối quan hệ ở ngoài đời thực. - Sử dụng nhiều chiêu trò gây sốc, phản cảm để bản thân được nổi tiếng trên mạng xã hội. d) Giải pháp: - Cơ quan chức năng cần có các biện pháp kiểm duyệt thông tin trên mạng xã hội chặt chẽ hơn. - Mọi người cùng chung tay xây dựng mạng xã hội lành mạnh, có ích. Tẩy chay những người sử dụng chiêu trò để nổi tiếng. - Đặt ra quy định về thời gian sử dụng mạng xã hội chỉ khoảng 3-4 tiếng trong một ngày, thời gian khác tập trung vào cuộc sống của bản thân. e) Bài học nhận thức và hành động: - Mạng xã hội là công cụ giúp con người phát triển bản thân và kết nối với thế giới. - Cần phải biết sử dụng mạng xã hội đúng cách, đúng mực. 3. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề cần nghị luận. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,5 tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ; thể hiện suy nghĩ sâu 0,5 sắc về vấn đề nghị luận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2