Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Ngọc, Yên Lạc
lượt xem 2
download
Hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Ngọc, Yên Lạc” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Ngọc, Yên Lạc
- PHÒNG GD- ĐT YÊN LẠC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023- 2024 TRƯỜNG THCS KIM NGỌC MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và viết vào bài làm chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước lựa chọn em cho là đúng. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. (Bàn về đọc sách, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2020) Câu 1: Văn bản “Bàn về đọc sách” của tác giả nào? A. Nguyễn Đình Thi. B. Lê Anh Trà. C. Chu Quang Tiềm. D. Vũ Khoan. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Miêu tả. D. Nghị luận. Câu 3: Câu văn Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn là kiểu câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp? A. Câu đơn. B. Câu ghép. C. Câu đặc biệt. D. Câu rút gọn. Câu 4: Dòng nào nêu đúng nội dung chính của đoạn văn trên? A. Phương pháp chọn sách. B. Phương pháp đọc sách. C. Những khó khăn của việc đọc sách. D. Ý nghĩa của sách và việc đọc sách. II. PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 điểm). Câu 5: (3,0 điểm). Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lòng dũng cảm trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái. Gạch chân dưới thành phần biệt lập đó. Câu 6: (5,0 điểm). Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Trích“Viếng lăng Bác”, Viễn Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2020) ……………………………Hết………………………… (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
- PHÒNG GD- ĐT YÊN LẠC HDC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS KIM NGỌC NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 2,0 1 C 0,5 2 D 0,5 3 B 0,5 4 D 0,5 II LÀM VĂN 1 Viết một đoạn 3,0 văn bày tỏ suy nghĩ của em về lòng dũng cảm trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái. Gạch chân dưới thành phần biệt lập đó. a) Đảm bảo yêu cầu 0,25 về hình thức đoạn văn - Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo 0,5 cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. - Có ít nhất một câu có thành phần biệt lập tình thái, gạch chân chân dưới thành phần đó. b. Xác định đúng vấn 0,25 đề cần nghị luận: Giá trị của lòng dũng cảm * Giải thích và nêu biểu hiện: 0,75 - Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. - Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên
- đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa - Trong cuộc sống, lòng dũng cảm được biểu hiện bằng những hành động cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau. + Trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, lòng dũng cảm được thể hiện ở thái độ, hành động 0,75 của những vị anh hùng cứu nước, của những người chiến sĩ cách mạng dám dấn thân vào vòng vây của giặc, đứng hiên ngang trước mũi súng, làn bom vì mục đích cứu nước cứu dân cao cả. + Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta chứng kiến rất nhiều những hành động dũng cảm: cứu người hoạn nạn, truy bắt tội phạm, tố cáo tiêu cực... Đó cũng có thể là lòng dũng cảm của người con người bình thường dám đương đầu với khó khăn, dám thử sức mình với cái mới để tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống… * Phân tích và bàn luận: - Vì sao phải có lòng dũng cảm? Chính 0,25 lòng dũng cảm giúp con người vượt qua nỗi sợ hãi, kiên cường tiến lên phía trước, chinh phục khó khăn, thử thách, đạt tới
- thành công. Lòng dũng cảm trở thành một chuẩn mực đạo đức của xã hội, là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người. Ai cũng cần có lòng dũng cảm bởi cuộc sống luôn đặt ra cho chúng ta những trở ngại để rèn luyện, để chinh phục nhằm chiếm lĩnh các giá trị, xây dựng cuộc sống tốt đẹp như ý mình muốn. - Vai trò, ý nghĩa của lòng dũng cảm: Lòng dũng cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống. + Dũng cảm sẽ giúp con người vươn đến thành công, góp phần tạo nên những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống. + Lòng dũng cảm là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, tình yêu thương, sự đồng cảm sẻ chia... + Người có lòng dũng cảm luôn được người khác yêu mến, trân trọng, được xã hội ca ngợi, tôn vinh. - Trong xã hội, lòng dũng cảm biểu hiện bằng những việc làm cụ thể (HS lấy một số dẫn chứng: Trong chiến tranh, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu…
- và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc lập. Trong hoà bình những người lính, những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân, BS can đảm trong công tác chống dịch…) - Mở rộng vấn đề: Qua đây ta cũng cần phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống * Bài học nhận thức và hành động: - Lòng dũng cảm là đức tính cần có ở mỗi người. - Vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày Lưu ý: - Thí sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau, miễn sao hợp lý thì vẫn cho điểm tối đa. d) Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn 0,25 chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e) Sáng tạo: Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
- mới mẻ. 2 Cảm nhận đoạn thơ 5,0 sau: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yêu..... Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” a. Đảm bảo cấu trúc 0,25 bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn 0,5 đề cần nghị luận: Đoạn thơ thể hiện sâu sắc và xúc động tình cảm kính yêu lãnh tụ và ý nguyện muốn được dâng hiến đời mình hòa nhập vào cảnh vật bên lăng Bác.. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả, 0,5 tác phẩm, đoạn trích * Cảm nhận đoạn 3,0 thơ. - Cảm xúc và suy 1,0 nghĩ của tác giả khi vào lăng viếng Bác. 0,25 (bốn câu đầu) 0,25 + Không gian trong lăng như ngưng đọng, 0,25 trang nghiêm và tinh khiết. 0,25 + Nhà thơ bất tử hóa cuộc đời Bác, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, thanh cao, bình
- dị của Người như 1,0 “vầng trăng sáng dịu hiền”. 0,25 + Hình ảnh “trời xanh” gợi cảm giác bình dị, gần gũi vì nó 0,25 là thiên nhiên quen thuộc, nhưng nó cũng là một ẩn dụ sâu xa: 0,25 Tâm hồn và tình cảm của Bác cao rộng như trời xanh, vĩnh hằng cùng non sông gấm vóc. + Cấu trúc “Vẫn - 0,25 mà” Trực tiếp bộc lộ cảm xúc đau đớn, mất 0,5 mát như nhói ở trong tim. Đó cũng là tình 0,25 cảm của nhân dân đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh, vị cha già kính 0,25 yêu của dân tộc. 0,5 - Tâm trạng lưu luyến và nguyện ước thiêng liêng của nhà thơ khi phải xa lăng Bác. (bốn câu sau) + Cảm xúc của nhà thơ khi chia tay: lưu luyến, không muốn rời xa: thương trào nước mắt, nhớ Bác khôn nguôi. + Nguyện ước cao đẹp của nhà thơ: muốn hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật bên lăng Bác (con chim hót, đóa hoa tỏa hương, cây tre trung hiếu). Đặc biệt, nguyện ước sống trung thành với lý tưởng của Bác, của dân tộc. + Tình cảm xúc động và mong muốn được dâng hiến, được hóa thân thể hiện qua cách
- dùng từ gợi cảm: thương trào nước mắt, nhớ Bác khôn nguôi, điệp ngữ “Muốn làm”, ... Những nguyện ước của nhà thơ cũng là nguyện ước của mỗi người dân miền Nam, mỗi người dân Việt Nam với Bác. + Hình ảnh hàng tre ở khổ thơ thứ nhất đã được lặp lại ở dòng cuối cùng khép lại bài thơ với cảm xúc trọn vẹn: “cây tre trung hiếu”. - Nghệ thuật: + Giọng điệu của bài thơ cũng như hai khổ thơ linh hoạt: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào phù hợp với cảm xúc, diễn tả sự lắng đọng trong tâm trạng, tình cảm của nhà thơ. + Ngôn ngữ giản dị, hàm súc, hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ có giá trị biểu đạt và biểu cảm cao. - Đánh giá: Đánh giá khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật. Đặt đoạn thơ trong chỉnh thể để khẳng định giá trị của thi phẩm. d. Chính tả, dùng từ, 0,25 đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo: Thể hiện 0,5 sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
- mới mẻ Tổng điểm 10,0 Lưu ý: - Cho điểm tối đa khi bài thi đảm bảo tốt cả 2 yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. - Điểm của bài thi là tổng điểm các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10. - Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25 điểm . —Hết— Trường THCS Kim Ngọc MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn : Ngữ văn 9. Thời gian 90 phút. Năm học: 2023 – 2024 Mứ c độ Vận Vận Nhận Thông dụng dụng biết hiểu Nội thấp cao Cộng dung TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Văn -Nhận -Xác bản biết định nội được tên dung tác giả, chính phương của đoạn thức trích biểu đạt chính. Số câu 2 1 3 Số điểm 1,0 0,5 1,5 Tỉ lệ 10% 5% 15% 2. Tiếng -Xác - Viết Việt định đoạn được văn có kiểu câu sử dụng xét theo thành cấu tạo phần ngữ biệt lập pháp. tình thái và gạch chân thành phần đó. Số câu 1 0,5 1,5 Số điểm 0,5 0,5 1,0 Tỉ lệ 5% 10% 1,0% 3. Tập -Viết -Viết làm văn đoạn bài văn văn nghị nghị
- luận về luận xã một vấn hội về đề tư một tưởng, đoạn đạo lí. thơ. Số câu 1 1 1,5 Số điểm 2,5 5,0 7,5 Tỉ lệ 50% 50% 7,5% Tổng số câu 2,0 2,0 2,0 6 Tổng số điểm 1,0đ 1,0đ 8,0đ 10đ Tỉ lệ 10% 10% 80% 100%
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 159 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 67 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 70 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 33 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn