intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Châu Đức’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Lợi, Châu Đức

  1. TRƯỜNG THCS LÊ LỢI TỔ NGỮ VĂN-KHXH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2023-2024 I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm) 1. Tri thức Ngữ Văn - Mùa xuân nho nhỏ - Viếng Lăng Bác - Sang thu - Nói với con + Hiểu được nội dung văn bản, phương thức biểu đạt chính của văn bản, các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản tác dụng. + Liên hệ và rút ra được thông điệp qua đoạn văn hoặc văn bản thơ, truyện. 2. Tri thức Tiếng Việt: - Khởi ngữ - Các thành phần biệt lập - Liên kết câu liên kết đoạn văn + Hiểu và xác định được khởi ngữ, thành phần biệt lập hoặc phép liên kết trong đoạn văn hoặc câu văn? II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7 điểm) - Biết cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội, liên hệ và rút ra được bài học trong cuộc sống. - Rèn luyện và nắm và nắm vững cách viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, nghị luận về bài thơ đoạn thơ có đầy đủ bố cục, sử dụng các luận điểm, luận cứ và cách dùng li lẽ để, lập luận bài văn.
  2. MA TRẬN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Tên Cộng chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao I. Đọc hiểu - Mùa xuân nho - Hiểu và rút ra - Xác định được thông nhỏ phương thức điệp ý nghĩa - Viếng Lăng Bác biểu đạt nhất từ văn bản - Sang thu chính thơ hoặc - Xác định truyện. - Nói với con được khởi - Ngữ liệu trong ngữ, thành hoặc ngoài sách phần biệt lập giáo khoa hoặc phép liên kết trong - Khởi ngữ đoạn văn - Các thành phần hoặc câu biệt lập văn? - Liên kết câu liên kết đoạn văn Số câu 3 1 3 Số điểm 2 1 3 Tỉ lệ % 20% 10% 30% II. Tạo Lập văn -Viết 1 đoạn Nắm vững cách Bản văn ngắn viết bài văn khoảng 12-15 nghị luận về tác
  3. câu nói lên suy phẩm truyện nghĩ của em về hoặc đoạn trích, một vấn đề có nghị luận về bài ý nghĩa trong thơ đoạn thơ cuộc sống? Số câu 1 1 2 Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng :Số câu 3 1 1 1 6 10 Số điểm 2 1 2 5 100% Tỉ lệ % 20% 10% 20% 50% TRƯỜNG THCS LÊ LỢI
  4. TỔ NGỮ VĂN-KHXH ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2023-2024 ( Thời gian : 90 phút khong kể thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau: Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ – trượt… Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường khi họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình, và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn. Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”. (Trích Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujicic, chương XII, trang 236) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính. (1,0 điểm) Câu 2. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau và co biết đó là phép liên kết kết gì? “Khi vấp ngã họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết.” (1,0 điểm) Câu 3. Em hiểu gì về câu nói: “Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại.”? (1,0 điểm) II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. Từ đoạn trích phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (12-15 câu) bàn về ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống. (2,0 điểm)
  5. Câu 2. Cảm nhận của em về khoảnh khắc giao mùa qua hai khổ thơ sau trong bài thơ Sang Thu của nhà thơ Hữu Thỉnh. (5,0 điểm). “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2023-2024 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là: nghị luận. (1,0 điểm) Câu 2. Phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn là: (1,0 điểm) – Phép thế: “Thay vì thế” ở (2) thay thế cho “Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc.” (1) Câu 3. Câu nói: “Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại.” có ý nghĩa: Vấp ngã là điều bình thường bởi ai cũng có lúc thất bại và vấp ngã trong cuộc sống, chỉ trừ những người không dám đứng dậy sau vấp ngã hay chính là sợ hãi, không dám đối mặt với những điều xấu nhất có thể xảy ra thì họ mới là người thực sự thất bại. (1,0 điểm) II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: Viết đoạn văn NLXH * Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo những ý sau: – Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống. (0,25 đ)
  6. – Giải thích: Vấp ngã là sự thất bại, sự sa ngã của bản thân trong một vấn đề hay trường hợp nào đó. Nguyên nhân dẫn đến việc vấp ngã này chính là vì sự thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm cần có để có thể thực hiện và hoàn thành tốt. (0,5 đ) – Bàn luận vấn đề: (1,0 đ) + Con người từ khi sinh đến khi trưởng thành có biết bao lần vấp ngã: lần đầu ta tập đi, tạp bơi, tập xe đạp, … học hành, làm ăn, … không thể tránh được sự vấp ngã. Vấp ngã, thất bại, sai trái khi làm điều gì đó trong cuộc sống là điều rất bình thường. + Phải biết cách chấp nhận nó như một điều tự nhiên trong cuộc sống để sống nhẹ nhàng và vui vẻ hơn, không nên sợ thất bại. + Người xưa có câu: “Thất bại là mẹ của thành công”. Thất bại chính là động lực để con người vượt qua, là bài học để từ đó con người kinh nghiệm,.. + Đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã làm ta trưởng thành hơn trong cuộc sống, (dẫn chứng) – Mở rộng vấn đề và bài học nhận thức: (0,25 đ) + Tuổi trẻ không nên sợ hãi vấp ngã, vì càng ngã đau thì bạn càng nhớ rõ để rồi không bao giờ vấp ngã tại chính điểm đấy. + Đứng dậy ngay tại điểm vấp ngã rất dễ làm ta thấy sợ hãi, thiếu suy nghĩ sáng suốt, vì vậy khi bạn cảm thấy đủ tự tin hãy đứng dậy từ một điểm bắt đầu theo hướng mới tích cực hơn. – Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề: vấp ngã, thất bại là điều không ai muốn nhưng phải biết chấp nhận nó, lấy đó làm bài học và đứng dậy bằng sự tự tin, tích cực. Câu 2. 1. Mở bài (0,5 đ) Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu. Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình. 2. Thân bài a. Khổ thơ đầu (2,0 đ) Bỗng: chợt giật mình, không có sự chuẩn bị từ trước, cảm giác sững sờ, ngạc nhiên. Hương ổi: đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã về. Phả: động từ chỉ hành động mạnh mẽ.
  7. Chùng chình: tính từ, tạo cảm giác chậm chạp, lững thững. Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương,.. đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn. b. Khổ thơ thứ hai ( 2,0 đ ) Dòng sông: không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả mà giờ đây đi chậm lại để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu. Đàn chim: trong mùa thu tươi đẹp này, hình ảnh đàn chim nang nét đối lập với dòng sông. Nếu dòng sông lững thững, dềnh dàng để cảm nhận thời tiết mát mẻ, dịu dàng thì đàn chim lại vội vã, hối hả đi tìm thức ăn và sửa soạn lại tổ ấm của mình để đón chờ mùa đông khắc nghiệt sắp đến. Đám mây: không còn mang màu xanh biếc của mùa hè oi bức, mây như trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn và uốn mình thành một đường cong mềm mại để chuyển dần sang mùa thu. Động từ “vắt” thể hiện sư nghịch ngợm, dí dỏm của đám mây đồng thời làm cho đám mây như có hồn hơn, hình ảnh chuyển đổi như mềm mại hơn, thú vị hơn. Đám mây mới chỉ “nửa mình sang thu” vì vẫn còn lưu luyến mùa hè rộn rã. → Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn. 3. Kết bài (0,5 đ) Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của hai đoạn thơ cũng như bài thơ bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2