intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn sinh viên đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hiệp Đức

  1. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: Ngữ văn– Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) MA TRẬN ĐỀ I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 25) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường III. THIẾT LẬP MA TRẬN TT Kĩ Nội dung, đơn vị Mức độ nhận thức Tổng năng kiến thức Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng (Số (Số câu) (Số cao câu) câu) (Số câu) 1 Đọc- - Các BPTT từ 4 1 1 0 6 Hiểu vựng - Các phép liên kết câu. - Phương thức biểu đạt. - Kiểu câu theo cấu tạo - Nội dung chính của đoạn thơ. - Bày tỏ ý kiến về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích. Tỉ lệ % điểm 30 10 10 50 2 Làm Viết một bài văn 1* 1* 1* 1 1 văn nghị luận hoàn chỉnh Tỉ lệ % điểm 10 20 10 10 50 Tỉ lệ % điểm các mức độ nhận 70 30 100 thức
  2. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chươn dung/Đơn Vận TT g/ Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận vị kiến dụng Chủ đề biết hiểu dụng thức cao Nhận biết: 4 1 1 Nhận biết biện pháp tu từ, kiểu câu, phương thức biểu đạt, các phép liên kết câu. Đọc 1 Đoạn trích Thông hiểu: hiểu Nội dung của đoạn trích. Vận dụng: Bày tỏ ý kiến về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích Viết bài Nhận biết: vấn đề nghị luận văn nghị Thông hiểu: cách làm kiểu luận về bài nghị luận về một vấn đề một vấn tư tưởng đạo lí đề tư Vận dụng: các cách lập luận, Làm tưởng đạo các bước làm bài nghị luận, 2 1* 1* 1* 1* văn lí phương pháp làm văn nghị luận, diễn đạt, dùng từ, đặt câu,... Vận dụng cao: lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng tạo trong viết văn. Tổng 5 2 2 1 Tỉ lệ % 40 30 20 10 Tỉ lệ chung 40 30 20 10
  3. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Họ và tên: …………………..………. Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Lớp: 9/...... Điểm Nhận xét Giám thị 1 Giám thị 2 Giám khảo ĐỀ: I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: “Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm bắt thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.” (Phương Liên, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 36) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. (1,0 điểm) Xét về cấu tạo, câu “Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được.” là kiểu câu gì? Vì sao? Câu 3. (0,5 điểm) Chỉ ra một biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản. Câu 4. (1,0 điểm) Chỉ ra và gọi tên các phép liên kết câu được sử dụng trong các câu văn sau: “Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được.” Câu 5. (1 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản. Câu 6. (1 điểm) Em có đồng tình với quan điểm: “thời gian không mua được” hay không? Vì sao? II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Suy nghĩ về đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
  4. PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 I. Hướng dẫn chung - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. *Đối với HSKT: GV chấm bài linh hoạt dựa trên sự tiến bộ của học sinh trong học tập. II. Đáp án và biểu điểm I. PHẦN ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN CÂU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM 1 PTBĐ chính: nghị luận 0,5đ 2 Xét về cấu tạo là kiểu câu ghép. 0,5đ Dấu hiệu: có 2 cụm C-V không bao chứa nhau. 0,5đ BPTT: + điệp ngữ, Từ : “ thời gian” 0,5đ 3 + Hoặc điệp cấu trúc câu: “Thời gian là....” - Phép lặp: thời gian-thời gian, vàng-vàng 0,5đ 4 - Phép nối: Nhưng 0,5đ Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo hướng đến các nội dung 1đ cơ bản sau: - Khẳng định giá trị của thời gian. 5 - Ích lợi, tác hại của việc biết tận dụng hay lãng phí thời gian. (Trả lời đúng 2 ý 1 điểm, đúng 1 ý 0,5 điểm. Không trả lời hoặc trả lời không liên quan 0 điểm) 6 Học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, thể hiện quan điểm cá nhân lí giải hợp lí thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Giáo viên cần linh hoạt khi chấm điểm. Sau đây là một số gợi ý : - Đồng tình. Lí giải: Thời gian là tự nhiên, khách quan trôi đi theo quy luật tự nhiên không thể dùng vào việc mua bán. - Không đồng tình. - Lí giải: + Gián tiếp mua thời gian bằng cách dùng tiền mua phương tiện (đồ dùng thông minh, phương tiện giao thông) để sử dụng thời gian hiệu quả.
  5. + Dùng tiền thuê nhân công làm thay mình,.... Mức 1:Đưa ra quan điểm, lí giải phù hợp thuyết phục, 1đ sâu sắc Mức 2. HS nêu quan điểm, lí giải phù hợp 0,75đ Mức 3. HS nêu quan điểm, lí giải còn chung chung, 0,5đ chưa rõ ràng. Mức 4. HS nêu quan điểm, chưa lí giải hoặc lí giải 0,25 đ không chính xác. Mức 5. HS không nêu quan đểm 0đ II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN 11. Yêu cầu chung: - HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 3 phần (MB, TB, KB). - MB: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó 0,25 đ - TB: Giải thích, chứng minh đánh giá nội dung câu tục ngữ - KB: Khẳng định và nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với hôm nay. b. Xác định đúng vấn đề NL: đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ 0,25đ trồng cây” c. Vận dụng phương pháp làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí để viết bài theo yêu cầu. Định hướng: c1. Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó 0,5đ c2. Giải thích, chứng minh, đánh giá câu tục ngữ - Giải thích: +Ăn quả: Hưởng thụ thành quả (vật chất, tinh thần) + Kẻ trồng cây: Người tạo ra thành quả mà con người được hưởng 1đ + Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Thành quả không tự nhiên mà có, cho nên người hưởng thụ phải hiểu biết, gìn giữ và phát huy các thành quả của người làm ra chúng - Nhận định, đánh giá: Vì sao phải ăn quả nhớ kẻ trồng 1đ cây + Trong cuộc sống tất cả những thành quả đều được tạo nên bởi nhiều công sức (dẫn chứng) + Vì nhớ “ Kẻ trồng cây ” là lẽ đương nhiên phù hợp với đạo lý sống ở trên đời, khi đã biết thừa hưởng, biết nhận lãnh những thành quả từ công sức của người khác
  6. thì phải nhớ ơn (dẫn chứng) - Mở rộng: + Câu tục ngữ là lời dạy lời khuyên, lời nhắc nhở vì cuộc đời có nhiều người tốt nhưng cũng không ít kẻ vô ơn + Ngày nay câu tục ngữ có nhiều lớp nghĩa: không quên 1đ tổ tiên nòi giống, không quên ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô..... + Mỗi người cần biết ơn, giữ gìn, bảo vệ thành quả và phải cố gắng cống hiến để tạo thành quả cho thế hệ sau, thúc đẩy xã hội phát triển c3.Khẳng định và nêu ý nghĩa của câu tục ngữ trong xã 0.5đ hội hiện nay d. Sáng tạo: Có cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đúng chính tả; dùng từ 0.25 trong sáng; viết câu đúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2