Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tân Thắng, An Lão
lượt xem 3
download
Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tân Thắng, An Lão”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tân Thắng, An Lão
- UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IINĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS TÂN THẮNG MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm). Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: Mạng Internet cho phép chúng ta tiếp cận một lượng thông tin và kiến thức khổng lồ, giúp chúng ta nối lại liên lạc với những người bạn đã bặt tin lâu năm, thưởng thức những đoạn video hết sức đáng yêu về động vật và làm được nhiều điều khác nữa. Ngày nay, chúng ta có thể tự học gần như mọi thứ trên mạng cũng như nhận được lời khuyên, phản hòi về vô số chủ đề trong cuộc sống. Mạng Internet mang đến cho chúng ta nền tảng tuyệt vời để làm những điều tích cực, chia sẻ những điều bổ ích, chân thật và tử tế. Có vô vàn cách để chúng ta thể hiện sự tử tế với nhau và với chính mình trên mạng xã hội. Hãy rèn luyện văn hóa giao tiếp trên mạng. Ngoài đời bạn nói chuyện tử tế thế nào, thì trên mạng bạn cũng hãy tử tế y như vậy. mỗi khi bạn đọc hoặc nghe được một tin tức và câu chuyện tích cực, đừng quên chia sẻ nó cho người khác. Hãy kiềm chế không buông ra những lời nóng giận và chỉ trích. Đừng ngại cho phép bản thân được hài hước để mang lại niềm vui cho người khác dù trên mạng hay ngoài đời thực. Có vẻ như chúng ta còn phải học hỏi rất nhiều để có thể sử dụng mạng Internet một cách khôn ngoan và hiệu quả. ( Theo "Tử tế đáng giá bao nhiêu?", Kindness, Thanh Thảo dịch, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,2022, trang 76,77) Câu 1. ( 0,5 điểm): Theo đoạn trích, mạng Internet mang đến cho chúng ta điều gì? Câu 2. ( 0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 3. ( 1,0 điểm): Phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật trong câu văn sau: "Mạng Internet cho phép chúng ta tiếp cận một lượng thông tin và kiến thức khổng lồ, giúp chúng ta nối lại liên lạc với những người bạn đã bặt tin lâu năm, thưởng thức những đoạn video hết sức đáng yêu về động vật và làm được nhiều điều khác nữa." Câu 4. ( 1,0 điểm): Thông điệp em tâm đắc nhất sau khi đọc xong đoạn trích? Vì sao? PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm). Viết bài văn trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân”. (Viếng Lăng Bác – Viễn Phương) ------------- Hết --------------
- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 ĐIỂM) Câu Yêu cầu cần đạt Điểm 1 - Theo đoạn trích: Mạng Internet mang đến cho chúng ta nền tảng tuyệt vời để làm những điều tích cực, chia sẻ những điều bổ ích, chân 0.5 thật và tử tế. 2 - Nội dung chính: + Bàn về vai trò của mạng Internet và cách sử dụng mạng Internet 0.5 hiệu quả. + Khuyên mọi người sử dụng mạng xã hội một cách tử tế và có văn hóa. 3 - Biện pháp tu từ: Liệt kê. 0.25 + "tiếp cận một lượng thông tin và kiến thức khổng lồ, giúp chúng ta nối lại liên lạc với những người bạn đã bặt tin lâu năm, thưởng 0.75 thức những đoạn video hết sức đáng yêu về động vật và làm được nhiều điều khác nữa. - Tác dụng: + Tạo cách diễn đạt sinh động, cụ thể, đầy đủ, có nhịp điệu, gây ấn tượng, tạo sức thuyết phục với người đọc, người nghe. + Nhấn mạnh, làm nổi bật vai trò của mạng Internet đối với con người và cuộc sống. + Khuyên mọi người sử dụng hiệu quả để phát huy vai trò của mạng Internet. 4 - Thông điệp tâm đắc: Học sinh lựa chọn thông điệp dựa trên năng 0,25 lực đọc hiểu, vốn sống, trải nghiệm của bản thân. Sau đây là một số gợi ý: + Nhận thức được vai trò của mạng Internet đối với cuộc sống và con người. + Hãy sử dụng mạng xã hội một cách tử tế và có văn hóa. + Hãy chia sẻ những điều bổ ích, chân thật và tử tế trên mạng xã hội để lan tỏa những điều tích cực đến mọi người... - Giải thích lí do: Học sinh có sự lí giải phù hợp với thông điệp đã 0,75 lựa chọn. * Lưu ý: Giám khảo chấm 0,25 điểm/1 ý đúng. II. LÀM VĂN( 7.0 ĐIỂM)
- Tiêu chí Nội dung cần đạt Điểm Kĩ năng * Đúng kiểu bài nghị luận về đoạn thơ (bài thơ). 0.5 * Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc. * Lập luận chặt chẽ, sắc sảo. * Văn phong trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. * Có sự sáng tạo trong lời văn, cảm xúc. Kiến thức I. Mở bài - Viễn Phương là nhà văn Nam Bộ có nhiều đóng góp cho nền văn nghê 0,5 giải phóng miền Nam thời chống Mĩ. Thơ ông chinh phục trái tim bạn đọc bằng sự trong sáng, nhỏ nhẹ, giàu mơ mộng. Bài thơ Viếng lăng Bác đã in đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật độc đáo ấy. - Tác phẩm thể hiện niềm xúc động thiêng liêng thành kính, pha lẫn niềm tự hào đau xót của tác giả khí từ miền Nam ra thăm lăng Bác - Diễn tả thành công cảm xúc của Viễn Phương trước thềm lăng Bác, khi hòa cùng dòng người vào lăng viếng bác ở khổ thơ sau Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân II/. Thân bài 1. Khái quát chung 0,5 - Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976 là lúc miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, công trình lăng Bác cũng vừa hoàn thành. Mang theo bao tình cảm của đồng bào chiến sĩ miền Nam, Viễn phương vinh dự được hòa vào dòng người ra viếng Bác. Xúc động trước sự trang nghiêm nơi lăng Người, nhà thơ đã sáng tác bài thơ và được in trong tập “ Như mây mùa xuân” . - Bài thơ gồm 4 khổ thơ thể hiện niềm xúc động thiêng liêng , thành kính, niềm tự hào xen lẫn xót đau của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác - Khổ thơ trên là khổ thơ thứ hai của bài thơ, có thể coi đây là khổ thơ tiêu biểu nhất để lại những dư âm tốt đẹp trong lòng đọc giả 2. Cảm nhận Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 2.0 a. Hai câu thơ đầu: Tình cảm thành kính, thiết tha, niềm ngưỡng mộ của nhà thơ khi đứng trước thềm lăng Bác Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - Hai câu thơ với hai hình ảnh “mặt trời” sóng đôi. Hình ảnh “mặt
- trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực. Đó là mặt trời thiên tạo, là hành tinh quan trọng nhất của vũ trụ, nó gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống, ánh sáng. + Còn hình ảnh mặt trời thứ hai “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo,độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh. “Mặt trời” – Bác Hồ soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước. Bác đã cùng nhân dân vượt qua trăm ngàn gian khổ, hi sinh để đi tới chiến thắng quanh vinh, trọn vẹn. + Liên hệ những vần thơ cũng sử dụng hình ảnh ẩn dụ "mặt trời" chỉ Bác Hồ: Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng Đêm tàn bay chập chạng dưới chân người. ( Tố Hữu – “Sáng tháng năm”) 2.0 b. Hai câu thơ sau: Nỗi nhớ thương khôn nguôi, niềm tiếc thương vô hạn của nhà thơ, của nhân dân dành cho Bác Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân + Điệp ngữ “ngày ngày” có nghĩa tương tự như câu thơ cầu đầu trong khổ thơ -> diễn tả cảnh tượng có thực đang diễn ra hàng ngày, đều đặntrong cuộc sống của con người Việt Nam: Những dòng người nặng trĩu nhớ thương từ khắp mọi miền đất nước đã về đây xếp hàng, lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng Bác –“Dòng người đi trong thương nhớ”. - Nhịp thơ của đoạn chậm, diễn tả đúng tâm trạng khi đứng xếp hàng trước lăng chờ đến lượt vào, ngậm ngùi tưởng nhớ đến Bác đã khuất. Tuy vậy, nhịp thơ chầm chậm như bước chân người đi trong cuộc tưởng niệm mà sao câu thơ vẫn không buồn ? Phải rồi. Chúng ta không làm cái việc tưởng niệm bình thường với Bác như một người đã khuất. Dòng người đang đi đây là đang đi trong cuộc hành trình ngợi ca vinh quang của Bác + Bằng sự quan sát trong thực tế, tác giả đã tạo ra một hình ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo: “tràng hoa”. - “Tràng hoa” ở đây theo nghĩa thực là những bông hoa tươi thắm kết thành vòng hoa được những người con khắp nơi trên đất nước và thế giới về thăm dâng lên Bác để bày tỏ tình cảm, tấm lòng nhớthương, yêu quý, tự hào của mình. -“Tràng hoa” ở đây còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ từng người một đang xếp hàng viếng lăng Bác mỗi ngày là một bông hoa ngát thơm. Những dòng người bất tận đang ngày ngày vào lăng viếng Bác nối kết nhau thành những trànghoa bất tận. Đây chính tràng hoa tình nghĩa của lòng thành kính và tiếc thương vô hạn. - “Dâng” và từ “kết” đã nhân lên sự thành kính và thiêng liêng trong tình cảm của dân tộc đối với Bác. Hình ảnh hoán dụ “79
- mùa xuân”. Chỉ biết quên mình cho hết thẩy 0,5 Như dòng sông chảy nặng phù sa 3. Đánh giá - Giọng thơ trang nghiêm thành kính; nhiều hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ đẹp sâu sắc; kết cấu sóng đôi giữa hai cặp câu thơ. - Công lao to lớn của Bác và lòng kính yêu, biết ơn của nhân dân 0,5 dành cho Bác III. Kết bài. - Khẳng định lại vẻ đẹp, ý nghĩa của khổ thơ 0,5 - Liên hệ bản thân * Điểm liên hệ, sáng tạo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 159 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 67 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 70 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 33 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn